Header ads

Header ads
» » Có nên cấp tác quyền cho những tác phẩm nghệ thuật tạo ra bởi AI?

The Next Rembrandt" của danh họa Rembrandt Hermenszoon van Rijn sống ở thế kỷ 17. Chiếc máy tính đã sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để phân tích và tái hiện các kĩ thuật cũng như yếu tố thẩm mỹ trên tác phẩm gốc của Rembrandt như ánh sáng, màu sắc, các nét cọ và các khối hình học. Đây là một kết quả rất tuyệt vời nhưng câu hỏi được đặt ra nếu như trí thông minh nhân tạo được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thì ai sở hữu và liệu có nên cấp quyền tác giả cho một sản phẩm sáng tạo không phải do con người tạo ra?


Bức họa "The Next Rembrandt" nói trên chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi máy tính. Không chỉ hội họa, năm 2016 một truyện ngắn được viết bởi phần mềm máy tính của Nhật đã lọt vào đến vòng 2 của giải thưởng văn học quốc gia Nikkei Hoshi Shinichi Literary Award. Deep Mind - công ty nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo của Google cũng đã tạo ra một phần mềm có thể tái tạo âm nhạc bằng cách lắng nghe các đoạn ghi âm. Nhiều dự án khác còn cho phép máy tính làm thơ, chỉnh sửa hình ảnh và thậm chí là soạn nhạc.

Tuy nhiên, ai sẽ sở hữu những tác phẩm sáng tạo được tạo ra bởi trí thông minh nhân tạo (AI)? AI đã và đang được sử dụng để tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật trong các lĩnh vực như âm nhạc, báo chí, trò chơi điện tử và những tác phẩm này trên lý thuyết có thể được xem là miễn phí bản quyền bởi chúng không được tạo ra bởi một tác giả là con người.

Điều này có nghĩa các tác phẩm này có thể được sử dụng tự do và được sử dụng lại bởi bất cứ ai. Dĩ nhiên những công ty bán nội dung không hề mong muốn điều này bởi thử tưởng tượng xem bạn đầu tư hàng triệu đô cho một hệ thống để sản xuất âm nhạc cho trò chơi điện tử nhưng rốt cuộc sản phẩm từ hệ thống này lại không được bảo vệ bởi luật pháp và người khác có thể sử dụng mà không cần phải trả một xu.

Google AI artwork.jpg
Một tác phẩm được AI của Google tạo ra.
Không giống như những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi máy tính thời đại trước, công nghệ máy học có thể tạo ra những sản phẩm thật sự sáng tạo mà không cần con người nhúng tay vào. AI không chỉ là một công cụ bởi lẽ chúng còn có thể tự đưa ra quyết định - yếu tố cốt lõi trong hoạt động sáng tạo và khả năng này xuất phát từ những thuật toán do con người lập trình nên.

Nói như vậy thì máy tính nên được trao quyền tác giả? Không hẳn bởi máy móc không được hưởng các quyền và tư cách như con người theo luật pháp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa không cần cấp tác quyền cho máy móc bởi lẽ ngay cả với con người thì không phải lúc nào tác quyền cũng được cấp cho các cá nhân mà còn là những công ty, tổ chức nữa.

Các công ty được công nhận là người đại diện hợp pháp và thường được trao tác quyền đối với những tác phẩm mà họ không trực tiếp tạo ra. Điều này vẫn hay xảy ra, chẳng hạn như khi một xưởng phim thuê một nhóm người để thực hiện một bộ phim hoặc một trang web thuê phóng viên viết bài. Do đó vẫn có thể cấp tác quyền cho một cá nhân hoặc công ty ủy quyền quản lý công nghệ AI.

Robot AI.jpg
Thế nhưng việc cấp tác quyền cho các tác phẩm được tạo ra bởi AI lại không đồng nhất, khác biệt rất nhiều theo từng quốc gia. Chẳng hạn như tại Anh và nhiều nước khác như Ireland, New Zealand thì những tác phẩm được tạo ra bởi máy móc sẽ được cấp tác quyền và bản quyền này thuộc về "cá nhân thực hiện những điều chỉnh cần thiết trong hoạt động sáng tạo tác phẩm." Nhiều quốc gia châu Âu khác lại thiếu những quy định tương tự trong luật pháp của họ, chẳng hạn như Tây Ban Nha hay Đức lại chỉ chấp nhận cấp tác quyền cho những tác phẩm được tạo ra bởi con người. Tương tự tại Úc, tác phẩm được tạo ra bởi máy tính sẽ không được bảo hộ bản quyền nhưng tại Mỹ, đây vẫn là vấn đề mở để thảo luận với nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia.

Thêm nữa Tòa công lý châu Âu đã từng tuyên bố trước nhiều trường hợp rằng tác quyền chỉ áp đụng đối với các tác phẩm nguyên gốc và tính nguyên gốc này phải phản ánh "sự sáng tạo trí tuệ của chính tác giả." Điều này luôn được hiểu theo nghĩa những tác phẩm gốc phải phản ánh cá tính của tác giả, như vậy rõ ràng là cần phải có sự góp mặt của con người để một tác phẩm có thể được cấp tác quyền.

Mọi thứ đang trở nên phức tạp hơn khi mà các công cụ AI đang ngày càng được sử dụng phổ biến bởi các nghệ sĩ và máy móc cũng trở nên tinh vi hơn về khả năng tái tạo tác phẩm nghệ thuật, khiến chúng ta khó mà biết được tác phẩm được tạo ra bởi con người hay máy móc. Thêm vào đó, sự khác biệt về năng lực xử lý của máy tính và vai trò của nó trong hoạt động sáng tạo cũng là yếu tố cần phải thảo luận. Trong tình huống này thì chúng ta phải xác định hình thức bảo hộ tác quyền nào được áp dụng và nếu có thì tác quyền phải được cấp cho các tác phẩm được tạo ra bởi những thuật toán thông minh với sự can thiệp rất ít hoặc không có sự can thiệp của con người.

Hướng giải quyết khả thi nhất là cấp tác quyền cho cá nhân hay công ty tạo ra AI và nhiều quốc gia trên thế giới đang xem xét mô hình này. Việc cấp tác quyền cho chủ sở hữu AI sẽ đảm bảo các cá nhân hay công ty có thể tiếp tục đầu tư vào công nghệ, bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và đảm bảo các lợi ích. Trước mắt là tác quyền, trong tương lai khi mà AI ngày càng trở nên thông minh hơn thì liệu chăng có nên cấp quyền lợi và tư cách cho AI như con người?
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn