GlobalFoundries đã vừa đệ đơn kiện nhà sản xuất bán dẫn độc lập lớn nhất thế giới là TSMC vì vi phạm 16 sáng chế của mình. Các đơn kiện được đệ trình tại nhiều tòa án ở nhiều quốc gia khác nhau gồm Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US ITC), các tòa án quận liên bang tại Delaware và Texas, các tòa khu vực tại Dusseldorf và Manheim, Đức. GlobalFoundries đang muốn TSMC phải bồi thường thiệt hại cũng như một lệnh cấm nhằm ngăn các thiết bị vi phạm sáng chế của TSMC được nhập khẩu vào Mỹ và điều này khả năng sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều thiết bị chạy Android cũng như iOS.
Vụ kiện tụng này có đến 20 bị đơn bao gồm các công ty công nghệ tự thiết kế chip nhưng không sở hữu năng lực sản xuất như Apple, Broadcom, MediaTek, Nvidia, Qualcomm và Xilinx. Bên cạnh đó là các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng như Arista, ASUS, BLU, Cisco, Google, HiSense, Lenovo, Motorola, TCL và OnePlus. Nếu các tòa án đồng loạt ban hành lệnh cấm theo yêu cầu của GlobalFoundries thì rất nhiều sản phẩm như iPhone, iPad và những thiết bị Android sử dụng vi xử lý Snapdragon sẽ có thể bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Năm ngoái, TSMC từng công bố "đã sản xuất khoảng 10436 sản phẩm khác nhau (ở đây là các loại chip bán dẫn) sử dụng 261 công nghệ khác biệt dành cho 481 khách hàng khác nhau."
Các bằng sáng chế được GlobalFoundries trích dẫn trong đơn kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất chip bán dẫn. Trong đó, các tiến trình 7nm, 10nm, 12nm, 16nm và 28nm của TSMC được cho là đã sử dụng các tài sản trí tuệ chưa được cấp phép thuộc về GlobalFoundries. Những con chip sản xuất trên các tiến trình này mang lại cho TSMC hơn 50% doanh thu thường niên và điều này có nghĩa mức đền mà GlobalFoundries yêu cầu có thể lên đến nhiều tỷ USD. 13 trong số các sáng chế TSMC bị cáo buộc vi phạm được đăng ký tại Hoa Kỳ trong khi 3 sáng chế còn lại được đặng ký tại Đức.
Nhà máy Fab 8.1 của GlobalFoundries tại Malta, New York.
Ủy ban thương mại quốc tế có thể sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm vi phạm sáng chế đã đăng ký tại Hoa Kỳ vào nước này nếu GlobalFoundries thắng kiện. Một lệnh cấm như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến rất nhiều công ty như Apple và các hãng sản xuất thiết bị Android. Patrick Moorhead - chủ tịch công ty cố vấn và phân tích Moor Insight & Strategy cho rằng GlobalFoundries không thể đáp ứng nhu cầu của các hãng sản xuất thiết bị lẫn bán dẫn như Apple hay Qualcomm. Ông nhận định GlobalFoundries vẫn đang cố gắng thu tiền bản quyền nhưng chưa thành công và giờ đây, công ty này quyết định đem mọi thứ ra tòa. Theo Moorhead thì các nhà sản xuất cuối không phải là mục tiêu chính mà áp lực đang được đặt ra đối với TSMC.
Trong vòng vài năm qua thì GlobalFoundries đã tập trung phát triển và sản xuất các dòng chip giá rẻ, ít có sự cải tiến về công nghệ hơn nhưng vẫn mang lại lợi nhuận. Trong quý đầu năm nay, GlobalFoundries đạt được 8,4% thị phần thị trường sản xuất chip theo hợp đồng trong khi TSMC chiếm đến 48,1% còn Samsung là 19,1%.
TSMC bị GlobalFoundries kiện vi phạm sáng chế, thiết bị Apple và Android có thể bị cấm nhập vào Mỹ
Theo: PhoneArena
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCAJ8Zn9hgWCefbt65CP0cSQ/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
