Eos Bioreactor, dùng tảo biển để quang hợp, lọc carbon dioxide thành khí oxy trong lành. Nhóm phát triển của công ty này cho rằng, cỗ máy có chiều cao chỉ 2 mét này có khả năng lọc CO2 hiệu quả như diện tích 1 mẫu Anh (0,4 héc ta) rừng. CEO của Hypergiant, Ben Lamm cho rằng, "cây cối là một phần giải quyết tình trạng trái đất ấm lên, nhưng có nhiều giải pháp sinh học khác cũng rất hữu ích. Tảo biển có hiệu quả cao hơn cây rừng trong việc giảm thiểu carbon trong khí quyển, và có thể sử dụng vào mục đích lọc khí, tạo ra năng lượng, nhựa, vải sợi, thực phẩm, phân bón và nhiều thứ khác không tạo ra quá nhiều khí thải nhà kính."
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu trái đất được bao phủ với diện tích rừng rộng bằng lãnh thổ nước Mỹ, lượng carbon dioxide trong khí quyển sẽ giảm 25%. Vì thế nên những ý tưởng thu gọn diện tích thiết bị nhưng có hiệu quả lọc không khí cao như cỗ máy Eos Bioreactor của Hypergiant rất đáng lưu tâm.
Các chuyên gia của Hypergiant Industries giải thích như thế này. Với tảo biển, cần ba điều kiện để quá trình quang hợp diễn ra: Ánh sáng, nước, và CO2. Cỗ máy của họ kiểm soát ánh sáng, lượng CO2 đầu vào, nhiệt độ và nhiều thông số khác để khiến tảo biển làm việc hết công suất. Khi tảo biển hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp, nó sẽ tạo ra biomass hữu cơ, có thể dùng những chất này vào nhiều mục đích, làm vải sợi, đồ trang điểm, chất đốt… thay cho nhiên liệu hóa thạch thông thường.
“Lò phản ứng” tảo biển, quang hợp lọc CO2 thành oxy hiệu quả bằng 0,4 hécta rừng
Theo Inverse