Nghiên cứu với một kích thước mẫu càng lớn sẽ càng thể hiện được tính chất của tổng thể nhưng lại tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, việc chọn một kích thước mẫu phù hợp là rất quan trọng.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đưa ra các công thức chọn mẫu trong nghiên cứu của từng phương pháp xử lý như: kích thước mẫu cho phân tích EFA; kích thước mẫu cho hồi quy,…
Nếu một bài nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý thì sẽ lấy kích thước mẫu cần thiết lớn nhất trong các phương pháp.
Ví dụ: Nếu bài nghiên cứu vừa sử dụng phân tích EFA và vửa phân tích hồi quy. Kích thước mẫu cần thiết của EFA là 200, kích thước mẫu cần thiết của hồi quy là 100, chúng ta sẽ chọn kích thước mẫu cần thiết của nghiên cứu là 200 hoặc từ 200 trở lên.
Thường chúng ta hay sử dụng phân tích EFA cùng với phân tích hồi quy trong cùng một bài luận văn, một bài nghiên cứu. EFA luôn đòi hỏi cỡ mẫu lớn hơn rất nhiều so với hồi quy đa biến, chính vì vậy chúng ta có thể sử dụng công thức tính kích thước mẫu tối thiểu cho EFA làm công thức tính kích thước mẫu cho nghiên cứu. Cũng lưu ý rằng, đây là cỡ mẫu tối thiểu, nếu chúng ta sử dụng cỡ mẫu lớn hơn kích thước tối thiểu, nghiên cứu sẽ càng có giá trị.
Từ khóa: công thức tính cỡ mẫu, các tính cỡ mẫu, cách xác định mẫu nghiên cứu, xác định kích thước mẫu.
Từ khóa: công thức tính cỡ mẫu, các tính cỡ mẫu, cách xác định mẫu nghiên cứu, xác định kích thước mẫu.