Chính phủ Trung Quốc và các quan chức y tế được cho là đang trông chờ vào một yếu tố vô hình nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong việc dập tắt dịch bệnh: niềm tin. Theo trợ lý giáo sư Rob Blair hiện đang làm việc tại Đại học Brown (Mỹ), vấn đề này dường như có liên quan đến lý thuyết quản trị. Nhằm ngăn chặn việc lây lan của mầm bệnh, chính phủ các quốc gia thường yêu cầu người dân của họ phải tuân theo các khuyến nghị như tránh tiếp xúc với một số người, hạn chế ra đường hoặc huỷ bỏ kế hoạch du lịch đến những nơi đang có người nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, khuyến nghị vẫn không phải là thứ gì đó mang tính ràng buộc và ngay cả những chính phủ độc tài nhất cũng không thể kiểm soát được hết hành vi của mỗi cá nhân. Điều quan trọng ở đây đó là chính quyền cần người dân tin tưởng rằng các biện pháp của họ có ích và bảo vệ sự an toàn. Thế nhưng niềm tin này có thể bị phá vỡ vì một vài lý do nào đó. Nếu một cuộc khủng hoảng không được xử lý một cách hiệu quả, điều này ngay lập tức khiến dân chúng mất niềm tin nếu có một vụ việc nào khác xảy ra trong tương lai.
Chưa hết, việc những thông tin giả được chia sẻ tràn lan cũng khiến cho niềm tin này bị xói mòn nghiêm trọng. Trên thực tế, niềm tin của dân chúng là thứ mà chính phủ của một nước rất cần để thực hiện bất cứ điều gì, bao gòm cả việc dập tắt dịch bệnh. Một ví dụ của việc mất lòng tin đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng chính là sự bụng nổ của dịch Ebola ở Tây phi hồi năm 2014-2015. Ở Liberia, những người không có niềm tin ở chính quyền đã không làm theo các khuyến nghị, khiến cho việc ngăn chặn virus trở nên khó hăn hơn. Vấn đề không phải là việc họ không tin virus có thể được truyền từ người sang người, họ đơn giản không tin chính phủ có giải pháp để dập dịch.
Ở Trung Quốc, điều tương tự dường như cũng đang diễn ra, ít nhất bởi 1 nguyên nhân vì vào thời điểm 2002 - 2003, khi đại dịch SARS hoành hành, chính phủ Trung Quốc đã tìm mọi cách để đánh lừa các quan chức y tế và cô che đậy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tổ chức Y tế Thế giới mặc dù cho biết phản ứng của giới chức Trung Quốc trước đợt dịch viêm phổi Vũ Hán rõ ràng đã trở nên minh bạch hơn, song một bộ phận người dân vẫn còn tỏ ra ngờ vực. Chưa hết, fake news, những thông tin sai sự thật cũng có thể đe dọa nghiêm trọng đến niềm tin của cộng đồng.
Các thuyết âm mưu thay phiên nhau cho rằng chính Trung Quốc đã chế tạo ra chủng Corona mới trong phòng thí nghiệm và cố tình phát tán nó ra bên ngoài để khởi đầu cho chiến tranh sinh học. Song đến thời điểm này chưa có bất kỳ bằng chứng nào minh chứng cho điều đó. Mọi người sẽ sẵn sàng tin vào những tin đồn thiếu cơ sở như vậy nếu họ nghĩ rằng chính quyền không đáng tin cậy, hoặc cũng bởi vì họ ít có cơ hội tiếp cận với thông tin từ nguồn chính thống.
Ở thời điểm này, những gì chúng ta biết là đã có 170 người chết và hơn 7.700 ca dương tính với Corona tại Trung Quốc. Tại Việt Nam đã có 5 trường hợp dương tính, trong đó có 2 cha con người Trung Quốc, 1 đã được điều trị thành công và 3 người Việt Nam mắc bệnh vừa từ Vũ Hán trờ về (2 ca ở Hà Nội và 1 ca ở Thanh Hóa). Điều cần thiết bây giờ là nên rèn luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng để gia tăng sức đề kháng bởi đó chính là vũ khí chính để chúng ta chiến đấu với virus.
Anh em cần tỉnh táo, tiếp cận thông tin từ các nguồn nước ngoài, các tạp chí lớn và danh tiếng, từ Bộ Y tế, những thông tin kiểu như "tại quê mình vừa xác nhận có người bị" hay "nguồn tin riêng của mình thì số ca nhiễm còn cao hơn như vậy" hiện tại là không có căn cứ và gây hoang mang dư luận. Như đã nói ở các bài viết trước, chúng ta cần hiểu rõ vấn đề thì mới có thể có biện pháp phòng tránh đúng được. Mặc dù khẩu trang thông thường là đủ để có thể ngăn việc lây nhiễm, song nhiều người vẫn tin vào các thông tin sai lệch và đổ xô đi mua khẩu trang N95.

Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com