Đây là câu chuyện về ba chiếc chai nhựa đã bị vứt bỏ. Hành trình của chúng tuy khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến số phận của Trái Đất. Để tìm hiểu về kết cục của những chiếc chai này, trước hết chúng ta hãy khám phá nguồn gốc của chúng.
Chai nhựa được sản xuất như thế nào?
Chai nhựa được hình thành trong nhà máy lọc dầu này. Chất dẻo của những chiếc chai được hình thành từ những phân tử hoá học kết hợp giữa dầu và xăng, tạo ra các đơn phân. Các đơn phân này tổng hợp với nhau thành các dải polyme dài, tạo thành chất dẻo. Chúng được đun chảy trong các nhà máy sản xuất và chế thành khuôn để tạo thành những chiếc vỏ chai. Các nhà máy thực phẩm đổ nước ngọt vào những chiếc chai, rồi đóng gói, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ và bị vứt bỏ không thương tiếc. Và sau đó chúng đi đâu?
Vòng đời của chai nhựa
Hành trình chiếc chai nhựa thứ nhất: Như hàng trăm triệu anh em khác của nó, kết thúc cuộc đời mình tại một bãi phế liệu. Bãi rác khổng lồ ngày càng rộng hơn do ngày càng có nhiều rác thải bị dồn đến đây hơn.
Vỏ chai bị đè nén bởi nhiều lớp rác thải khác nhau, nước mưa chảy qua đây và hấp thụ các hợp chất dễ hoà tan trong nước và tạo ra một hỗn hợp độc hại có tên "leachate". Sau đó, chúng thẩm thấu vào đất, tới các mạch nước ngầm và chảy ra các dòng suối, đầu độc hệ sinh thái và đời sống hoang dã. Cần mất tới 1000 năm để chiếc chai thứ nhất phân huỷ.
Hành trình chiếc chai thứ hai: Tuy ly kỳ hơn nhưng kết cục vẫn không khá hơn. Nó trôi theo một dòng suối đến sông và đổ ra biển. Sau nhiều tháng lưu lạc giữa biển, nó bị nhấn chìm trong một xoáy nước khổng lồ, đó là nơi rác thải tập trung có tên "Great Pacific Garbage Patch". Các dòng hải lưu đã lùa hàng triệu mảnh rác nhựa tới đây.
Đây là một trong năm hải lưu chính của các đại dương bị lấp đầy bởi rác thải. Dòng nước trở nên đục ngầu, đặc quánh do các chất thải gây ô nhiễm. Một số động vật như chim biển thường mắc kẹt trong mớ hỗn độn này. Các loài động vật thường nhầm những mảnh nhựa là thức ăn. Nhựa khiến chúng cảm thấy no trong khi sự thật không phải vậy, nên chúng thường chết vì đói. Không chỉ thế, từ con đường này mà nhựa đặt chân vào chuỗi thức ăn của các loài động vật.
Ví dụ: Khi nhựa bị con cá biển ăn phải, sau đó một con mực lại ăn phải con cá biển này, rồi đến lượt một con cá ngừ ăn phải mực, cuối cùng chúng ta ăn con cá ngừ này. Và hầu hết nhựa không phân huỷ hoàn toàn mà chúng bị đứt gãy thành các mảnh nhỏ, được gọi là "microplastic" và trôi dạt trong đại dương vĩnh viễn.
Hành trình chiếc chai thứ ba: Khác với số phận của 2 người anh em. Nó được một chiếc xe tải chở tới nhà máy, nơi họ hàng nó được ép phẳng và nén lại thành từng khối. Nghe tình hình có vẻ tệ nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Những khối này được cắt vụn thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó được rửa sạch và đun chảy, để trở thành các nguyên liệu thô có thể tái sử dụng.
Như một phép màu, chiếc chai thứ ba nay đã sẵn sàng để tái sinh, để trở thành một vật dụng hoàn toàn mới. Một thế giới mới được mở ra!
Nguồn: TED-Ed
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP