Ramesh Raskar, trưởng nhóm phát triển MIT Media Lab, thuộc Học viện công nghệ Massachusetts Mỹ vừa cho biết đã cùng các cộng sự thuộc MIT, đại học Harvard, cùng vài kỹ sư phần mềm từ Facebook và Uber phát triển được một ứng dụng mã nguồn mở miễn phí có tên là Private Kit: Safe Paths. Về cơ bản ứng dụng này sẽ theo dõi quá trình đi lại hàng ngày của anh em, và theo dõi được luôn những người mà anh em có thể tiếp xúc gần hàng ngày.
Ứng dụng này sẽ thu thập những thông tin riêng tư từ những chiếc điện thoại và chia sẻ thông tin nói trên cho những điện thoại lân cận có cài đặt ứng dụng. Nhóm phát triển giải quyết được nỗi lo mọi người bị thu thập dữ liệu trái phép bằng cách không sử dụng một trung tâm đầu não để xử lý lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ lấy từ những chiếc điện thoại. Nhờ đó, Private Kit: Safe Paths vẫn có thể cảnh báo sớm cho người dùng ứng dụng liệu rằng họ có đang ở quá gần một người nhiễm coronavirus hay không, nhưng sẽ không tiết lộ danh tính người đó. Một mặt, điều này giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử, mặt khác khiến người dùng cẩn thận hơn và cảnh báo cho những người mình đã gặp trong ngày để biết hướng ứng phó.
WHO hiện tại đang muốn thế giới có những biện pháp cứng rắn nhất để chế ngự dịch COVID-19. Những biện pháp này không chỉ dừng lại ở việc xác định và cách ly những người dương tính với SARS-CoV-2, mà còn phải xác định họ đã đến những đâu, gặp những ai, từ đó có biện pháp khử trùng những khu vực tương ứng, và xét nghiệm cũng như cách ly những trường hợp có khả năng bị lây. Ở Trung Quốc, chính phủ nước này thực hiện điều giống hệt như những gì Private Kit: Safe Paths làm được, tự thu thập và xử lý dữ liệu từ điện thoại của dân cư nước họ. Nhưng cách này không thể áp dụng cho tất cả các quốc gia khác như Anh hay Mỹ, dân chúng sẽ phản đối dữ dội. Thêm vào đó, những người mắc COVID-19 cũng đang gặp phải sự kỳ thị của cộng đồng, vì thế Private Kit: Safe Paths chọn cách giữ bí mật danh tính của họ.
Tuy nhiên Private Kit: Safe Paths sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu mật độ người cài đặt và sử dụng nó đủ dày đặc. Đó cũng chính là lý do Raskar và MIT đang cố gắng giới thiệu ứng dụng này cho người dùng smartphone trên toàn thế giới. Việc xác định cụ thể vị trí những điểm nóng nơi SARS-CoV-2 lây lan mạnh đã được chứng minh là có kết quả tích cực, ví như ở Hàn Quốc, khi những trạm xét nghiệm dã chiến được mở ngay ngoài những nơi có người được xét nghiệm dương tính với chủng coronavirus mới đã ghé qua. Mặt khác, nếu không đủ người dùng ứng dụng này, lượng dữ liệu không đầy đủ, dẫn tới thông tin không chính xác sẽ khiến mọi người dễ gặp nguy hiểm khi tưởng một địa điểm là an toàn, chỉ vì không đủ dữ liệu để kết luận. Và cuối cùng, ứng dụng này cũng chỉ có khả năng cảnh báo anh em những nơi nào đã có dấu vết của coronavirus, chứ không thể thông báo theo thời gian thực để anh em tránh.
Chi tiết về ứng dụng này, anh em có thể xem thêm ở đây: http://safepaths.mit.edu/Safe Paths: Can we slow the spread without giving up individual privacy? | safepathssafepaths.mit.edu
Theo MIT Technology Review
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP