Theo nhiều nguồn tin, các mẫu laptop đầu tiên được trang bị card đồ họa này đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào cuối tháng 3 năm 2025. Các nhà sản xuất lớn như Razer, MSI, Acer và ASUS đã nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm mới nhất của mình, hứa hẹn mang đến hiệu năng chơi game và làm việc vượt trội. Trong chủ đề bài viết này, mình tổng hợp lại các đánh giá về RTX 5090 trên laptop, xem rằng sau từng ấy năm chờ đợi thì hiệu năng của RTX 5090 so với thế hệ Ada Lovelace cũ cải thiện ra sao.
Có rất nhiều mẫu laptop RTX 5090 ra mắt từ các OEM khác nhau như ASUS (dòng ROG Strix Scar 16/18), MSI (Titan 18 HX), Razer Blade 16/18, Acer Predator Helios Neo 16S AI…Điểm chung là đều sở hữu RTX 5090 và hiệu năng sẽ chênh lệch chút ít tuỳ vào từng mẫu máy và từng thời điểm test, mình sẽ tổng hợp dựa trên kêt quả trung bình.
RTX 5090 Laptop được xây dựng trên tiến trình 5nm và trung tâm là GPU GB203 biến thể GN22-X11-A1, hỗ trợ DirectX 12 Ultimate. GB203 có diện tích die chip là 378 mm vuông với 45,600 triệu transistor. Theo lý thuyết, RTX 5090 Laptop là một phiên bản cắt giảm của RTX 5080 trên desktop với 10496 nhân shader, 328 texture maping units (TMU), 112 ROPs. RTX 5090 Laptop cũng sở hữu 328 nhân tensor để cải thiện tốc độ các ứng dụng máy học (machine learning), 24GB bộ nhớ GDDR7, bus interface 256-bit, xung hoạt động 990MHz và turbo boost 1750MHz, tốc độ bộ nhớ 28Gbps.
Điểm khác biệt năm nay ở RTX 5090 Laptop là mức tiêu thụ điện, trong hầu hết các trường hợp (đối với laptop siêu cao cấp như MSI Titan 18 HX) đều sẽ chạy ở mức TGP 175W (150W 25W Dynamic Boost), tức là con số này ngang bằng so với RTX 4090 phiên bản dành cho laptop. Không giống như các thế hệ GPU dành cho desktop, trên laptop thì hầu hết các mẫu GPU đầu bảng không tăng thêm về điện năng tiêu thụ qua nhiều năm (RTX 3080 Ti cũng xấp xỉ 150W, RTX 4090 cũng 150W và bây giờ RTX 5090 cũng vậy).
Chi tiết về RTX 50 Series bạn có thể xem lại qua các bài viết dưới đây:
Có rất nhiều mẫu laptop RTX 5090 ra mắt từ các OEM khác nhau như ASUS (dòng ROG Strix Scar 16/18), MSI (Titan 18 HX), Razer Blade 16/18, Acer Predator Helios Neo 16S AI…Điểm chung là đều sở hữu RTX 5090 và hiệu năng sẽ chênh lệch chút ít tuỳ vào từng mẫu máy và từng thời điểm test, mình sẽ tổng hợp dựa trên kêt quả trung bình.
RTX 5090 Laptop được xây dựng trên tiến trình 5nm và trung tâm là GPU GB203 biến thể GN22-X11-A1, hỗ trợ DirectX 12 Ultimate. GB203 có diện tích die chip là 378 mm vuông với 45,600 triệu transistor. Theo lý thuyết, RTX 5090 Laptop là một phiên bản cắt giảm của RTX 5080 trên desktop với 10496 nhân shader, 328 texture maping units (TMU), 112 ROPs. RTX 5090 Laptop cũng sở hữu 328 nhân tensor để cải thiện tốc độ các ứng dụng máy học (machine learning), 24GB bộ nhớ GDDR7, bus interface 256-bit, xung hoạt động 990MHz và turbo boost 1750MHz, tốc độ bộ nhớ 28Gbps.
Điểm khác biệt năm nay ở RTX 5090 Laptop là mức tiêu thụ điện, trong hầu hết các trường hợp (đối với laptop siêu cao cấp như MSI Titan 18 HX) đều sẽ chạy ở mức TGP 175W (150W 25W Dynamic Boost), tức là con số này ngang bằng so với RTX 4090 phiên bản dành cho laptop. Không giống như các thế hệ GPU dành cho desktop, trên laptop thì hầu hết các mẫu GPU đầu bảng không tăng thêm về điện năng tiêu thụ qua nhiều năm (RTX 3080 Ti cũng xấp xỉ 150W, RTX 4090 cũng 150W và bây giờ RTX 5090 cũng vậy).
Chi tiết về RTX 50 Series bạn có thể xem lại qua các bài viết dưới đây:

Chi tiết RTX 50, GPU Blackwell gaming của Nvidia: Tăng sức mạnh xử lý AI, kiến trúc thay đổi mạnh
Với thời lượng 90 phút của keynote nơi CEO Jensen Huang giới thiệu những sản phẩm mới nhất của Nvidia, có lẽ chỉ nói về kiến trúc Blackwell phiên bản máy tính cá nhân, những khác biệt của nó so với Blackwell dành cho máy chủ AI và Ada Lovelace...
tinhte.vn
Hiệu năng của RTX 5090 Laptop

Ảnh: IGN.
Trong các benchmark tổng hợp như 3DMark Speed Way và Steel Nomad được thực hiện bởi IGN, RTX 5090 laptop thường đạt điểm số cao nhất, vượt trội hơn so với RTX 4090 laptop. Ví dụ, trong bài test Speed Way, RTX 5090 Mobile nhanh hơn RTX 4090 khoảng 12%, và trong Steel Nomad là 16%. Tuy nhiên, khi chuyển sang các bài test trong game thực tế, mức tăng hiệu năng có thể không còn quá ấn tượng.

Theo đánh giá của PCMag và IGN thì RTX 5090 (đơn vị tham khảo là Razer Blade 16) có hiệu năng tăng trung bình từ 8-15% so với thế hệ tiền nhiệm, và dĩ nhiên nó sẽ tuỳ vào tựa game, thậm chí có một vài tựa game thì RTX 5090 cho hiệu năng thấp hơn vì nghiẽn cổ chai do CPU. Sự khác biệt lớn nhất giữa RTX 5090 desktop và RTX 4090 là do công suất, nhưng trên laptop thì công suất tương đương rồi.
Ví dụ, trong tựa game Cyberpunk 2077, ở độ phân giải 1200p, RTX 5090 cho thấy mức tăng hiệu năng từ 6% đến 11% so với RTX 4090 tùy thuộc vào cài đặt đồ họa. Ở độ phân giải cao hơn là 1600p, mức tăng này dao động từ 4% đến 16%.
Tương tự, trong các game khác như Black Myth: Wukong và Hogwarts Legacy, RTX 5090 cũng cho thấy sự cải thiện về hiệu năng, nhưng đôi khi không quá đáng kể. Điều này cho thấy mức tăng hiệu năng thuần túy (rasterization) của RTX 5090 laptop so với RTX 4090 laptop không quá đột phá, thường chỉ khoảng 8-15% trong nhiều tựa game.
Quảng cáo

Lí do hiệu năng bị ảnh hưởng bởi CPU là do chiếc Razer Blade 16 sử dụng Ryzen AI 9 HX 370 nhưng TDP chỉ 28W nên khi chơi một số game ở độ pahan giải thấp như 1080p hay 1440p cần tận dụng sức mạnh của CPU thì nó lại không tận dụng được triệt để. Cấu hình của Razer Blade 16 cũng có thể gây ra sự bối rối cho một số người dùng khi Ryzen AI 9 HX 370 28W lại đi với RTX 5090 175W, nhưng dẫu sao thì Tom's Hardware cũng đánh giá cao thiết kế mỏng của Razer Blade 16. Do đó, việc lựa chọn một CPU mạnh mẽ và phù hợp cũng rất quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng của RTX 5090 laptop.
Đối với các đơn vị đánh giá khác như Tom's Guide thử nghiệm với chiếc MSI Raider A18 HX thì hiệu năng rasterization của RTX 5090 cũng không nhỉnh hơn RTX 4090 là bao, khi chơi Cyberpunk 2077 thì RTX 4090 đạt khoảng 19.33 FPS còn RTX 5090 là khoảng 26.42 FPS.
Một số benchmark game ở 1600p và 4K từ Hardware Canucks:
DLSS 4 và Multi-Frame Gen trên RTX 5090 Laptop

Ảnh: YouTube Dave2D.
Một trong những điểm nổi bật của dòng card đồ họa RTX 50 Series là sự ra mắt của công nghệ DLSS 4 (Deep Learning Super Sampling) với tính năng mới Multi Frame Generation (MFG). DLSS là một công nghệ upscaling dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng các nhân Tensor để nâng cao độ phân giải hình ảnh từ độ phân giải gốc thấp hơn, giúp cải thiện hiệu suất chơi game mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh tốt.
Quảng cáo

Ảnh: YouTube Dave2D.
Nếu như trên desktop thì DLSS 4 và Multi-Frame Gen nhận về các ý kiến trái chiều thì trên laptop nó lại được đánh giá cao vì cùng một mức điện năng tiêu thụ, cùng một tiến trình sản xuât và không gian hạn hẹp của laptop nhưng FPS của các tựa game vẫn được đảm bào và thậm chí được đẩy lên rất cao.

Vì thế, bên cạnh DLSS 4 thì tính năng MFG mới là điểm khác biệt lớn nhất, đặc biệt hữu ích cho các màn hình có tốc độ làm tươi cao như màn hình 240Hz trên Razer Blade 16, MSI Raider A18 HX hay ROG Strix Scar 16/18.
MFG hoạt động tương tự như frame generation của DLSS 3 bằng cách sử dụng các nhân Tensor để tạo ra các khung hình trung gian giữa các khung hình được render một cách truyền thống. Điểm khác biệt là MFG có khả năng tạo ra tới ba khung hình bổ sung cho mỗi khung hình được render, giúp tăng đáng kể số lượng khung hình hiển thị mỗi giây (FPS). Theo NVIDIA, mô hình AI mới này chạy nhanh hơn 40% và sử dụng ít hơn 30% VRAM so với phiên bản trước. Một bộ xử lý AI mới có tên AI Management Processor (AMP) sẽ quản lý việc tạo và hiển thị các khung hình này để giảm thiểu độ trễ.
Trong một demo với game Cyberpunk 2077, Razer Blade 16 trang bị RTX 5090 đã đạt được 186 FPS khi sử dụng DLSS 4 và MFG, cao hơn gấp đôi so với 88 FPS trên Razer Blade 16 (2024) với RTX 4090. YouTuber Dave2D cũng ghi nhận mức tăng hiệu năng ấn tượng trong các game như Hogwarts Legacy và Cyberpunk 2077 (tăng 240%).
Mình sẽ để ở đây bảng đánh giá hiệu năng gaming được test bởi YouTuber The Tech Chap và Dave2D với Razer Blade 16 RTX 5090:
Về chất lượng hình ảnh, DLSS 4 được đánh giá là có sự cải thiện rõ rệt so với DLSS 3, mang lại hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn, đặc biệt trong các cảnh quay nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng MFG, có thể xuất hiện một số artifact hình ảnh nhỏ, chẳng hạn như hiện tượng "ghosting" nhẹ ở một số chi tiết như tóc hoặc texture nhân vật. Mặc dù vậy, nhiều người dùng cho rằng những nhược điểm này là chấp nhận được so với mức tăng hiệu năng đáng kể mà MFG mang lại, đặc biệt trên laptop.
Một vấn đề quan trọng khác khi sử dụng MFG là độ trễ đầu vào (input lag). Việc tạo thêm khung hình bằng AI có thể làm tăng độ trễ, ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game, đặc biệt trong các game nhịp độ nhanh đòi hỏi phản xạ nhanh. Tuy nhiên, các review cho thấy độ trễ khi sử dụng MFG trên RTX 5090 laptop thường không quá đáng lo ngại, đặc biệt khi kết hợp với các công nghệ giảm độ trễ như NVIDIA Reflex. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt về độ trễ giữa việc bật và tắt MFG là khó nhận thấy.
Nhìn chung, DLSS 4 và MFG được đánh giá cao trên laptop so với desktop vốn "ăn" nhiều điện hơn nhưng hiệu năng rasterization lại không làm thoả mãn được người dùng sau hơn 2 năm chờ đợi một thế hệ GPU mới. Hiệu quả của MFG có thể khác nhau tùy thuộc vào từng game, nhưng nhìn chung, đây là một công nghệ đầy hứa hẹn giúp người dùng tận hưởng trải nghiệm chơi game mượt mà hơn ở độ phân giải cao.
Hệ thống tản nhiệt của một số mẫu Laptop trang bị RTX 5090 có gì đặc biệt?

Với Razer Blade 16 2025, PCGamer cho biết, chiếc laptop này được trang bị một hệ thống tản nhiệt bao gồm hai quạt và một heatsink lớn bao phủ 57% diện tích bo mạch chủ. Hệ thống này được đánh giá là rất hiệu quả trong việc giữ cho laptop hoạt động ổn định. Khi sử dụng cho các tác vụ văn phòng thông thường, laptop hoạt động gần như im lặng hoặc êm hơn đáng kể so với PC desktop.
Tuy nhiên, khi chơi game ở chế độ "Performance," quạt sẽ trở nên ồn hơn, quay mạnh hơn, nhưng tiếng ồn vẫn được coi là ở mức chấp nhận được và ít gây khó chịu hơn so với các mẫu Blade trước đây. Thiết kế khung máy với khu vực xung quanh CPU và GPU rộng hơn cũng góp phần vào hiệu suất tản nhiệt.
Khi Tom's Hardware test với Razer Blade 16 qua tựa game Metro Exodus, nhiệt độ ở khu vực trung tâm bàn phím (phím G và phím H) khoảng 40.5 độ C, touchpad là 32 độ C, mặt D là khoảng 52 độ C. Nhiệt độ của Ryzen AI 9 HX 370 28W đạt tối đa 78 độ và RTX 5090 là 72 độ với xung nhịp trung bình là 1830 MHz.
Còn dưới đây là test bề mặt nhiệt độ của Razer Blade 16 với RTX 5090 từ Hardware Canucks:

Dòng MSI Raider/Titan nổi tiếng với tản nhiệt khủng, và phiên bản mới cũng không ngoại lệ. Khung máy dày cho phép trang bị nhiều ống đồng lớn và thậm chí keo kim loại lỏng trên CPU/GPU. Kết quả là nhiệt độ được giữ trong tầm kiểm soát dù phần cứng rất nóng. Theo MSI công bố, công nghệ Overboost Ultra trên Raider 18 cho phép tổng công suất CPU GPU lên tới 260W (Ví dụ CPU ~85W GPU ~175W).
Ở tải nặng, GPU RTX 5090 có thể đạt ~1700-1800 MHz ổn định, nhiệt độ GPU thường quanh 75–80°C, CPU HX có thể lên 90°C nhưng không trễ xung nhịp. Do quạt lớn và dày hơn, tiếng ồn của Raider 18 ở chế độ Turbo vẫn to (~50-52 dB) nhưng âm thanh trầm hơn, đỡ chói tai hơn so với quạt laptop mỏng.
Có nên nâng cấp lên laptop RTX 5090?
Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của người dùng và đặc biệt là ngân sách. Đa số các review mình đọc qua đều đồng ý rằng RTX 5090 laptop mang lại hiệu năng cao nhất trong phân khúc di động hiện tại, nhưng mức giá rất cao có thể là một rào cản lớn đối với nhiều người dùng.
Giá thành của các mẫu laptop RTX 5090 thường rất cao, khởi điểm từ khoảng 2899 USD và có thể lên tới hơn 4000 USD cho các cấu hình cao cấp. Mức giá này cao hơn đáng kể so với các mẫu laptop RTX 4090 tương đương. Do đó, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng liệu những cải tiến về hiệu năng và công nghệ mới có đáng để chi thêm một khoản tiền lớn hay không.
Mức tăng hiệu năng thuần túy so với RTX 4090 laptop không quá ấn tượng trong nhiều trường hợp, thường chỉ khoảng 8-15%. Tuy nhiên, công nghệ DLSS 4 và đặc biệt là Multi Frame Generation (MFG) mang lại sự cải thiện đáng kể về tốc độ khung hình, giúp trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, đặc biệt ở độ phân giải cao như 4K.
Do đó, việc nâng cấp từ 4080/4090 lên 5090 chủ yếu sẽ hợp lý nếu: bạn dư dả tài chính và muốn công nghệ mới nhất, bạn cần hiệu năng tối đa cho công việc đặc thù (VRAM 24GB, encode AV1 thế hệ 9, AI engine, v.v.), hoặc bạn rất chú trọng trải nghiệm game mượt nhất (ví dụ muốn tận dụng màn hình 240Hz ở độ phân giải cao chẳng hạn). Còn nếu bạn đã có laptop RTX 40 Series, có lẽ chưa vội cần nâng cấp, RTX 4090 vẫn "cân" game 4K tốt, và có thể chờ thế hệ sau hoặc giảm giá.
Nguồn: Tổng hợp.
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới