Header ads

Header ads
» »

Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung P1: những ngòi nổ từ một thập kỷ trước

Nếu như hồi 6 năm trước, lệnh cấm vận của chính quyền Trump khi đó đã gián một đòn mạnh vào Trung Quốc, khiến nhiều công ty công nghệ mà điển hình là Huawei đã gặp không ít khó khăn trong việc tiếp tục ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, người Trung Quốc chắc chắn đã có sự chuẩn bị kỹ hơn để dám khẳng định sẽ "chiến tới cùng" với các chính sách từ phía Mỹ, bao gồm cả cấm vận, thuế quan và chính tốc độ phát triển công nghệ.

4 năm trở lại đây, công nghệ nói chung và cuộc đua AI đang chiểm tỷ trọng không hề nhỏ so với các lĩnh vực khác trong cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta đã thấy sự độc bá của Nvidia hay ChatGPT trước đây, song cũng chứng kiến màn ra mắt gây điên đảo của DeepSeek và gần đây là dày đặt những sản phẩm ra đời từ Trung Quốc, bao gồm cả thông tin về GPU của Huawei hay SoC nhà trồng của Xiaomi. Vậy tổng thể tình hình hiện tại thế nào? Mình xin được tổng hợp lại bên dưới chia sẻ với các bạn.

Bài tổng hợp khá dài nên mình xin chia thành 3 phần chính, mỗi bài cũng dài thoòng để anh em rảnh có quan tâm thì nghỉ lễ đọc chơi cũng vui:
  • P1: Những ngòi nổ từ một thập kỷ trước
  • P2: TQ tự chủ giá rẻ kiếm tiền và những phản ứng chiến lược của Mỹ
  • P3: Cán cân công nghệ Mỹ-Trung và những nhân tố bất ngờ

Cuộc đua công nghệ đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước


Những năm qua, mối quan hệ Mỹ-Trung đã chuyển từ hợp tác sang cạnh tranh gay gắt, được định hình bởi các tranh chấp thương mại bắt đầu từ trước đó và leo thang bởi những lo ngại về an ninh quốc gia từ cả hai phía. Nhiều ý kiến đồng ý rằng công nghệ mà đặc biệt là AI và bán dẫn hiện được xem là chiến trường quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế và là chìa khóa để các bên giành ưu thế chiến lược. Câu chuyện công nghệ giờ đây không chỉ là sự cân bằng thương mại mà tiến xa hơn vai trò lãnh đạo công nghệ, các ứng dụng quân sự và các mô hình quản trị để tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội của các bên.

Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc: chương trình "Made in China 2025" và tự chủ công nghệ


Chinas-AI-Strategy.jpg

Từ năm 2015, Trung Quốc đã khởi xướng khái niệm "Made in China 2025" (MIC 2025), trong đó vạch ra tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao, nhắm mục tiêu rõ ràng vào việc tự chủ trong các mảng quan trọng như bán dẫn. Mục tiêu họ đặt ra là tới năm 2025, sản xuất bán dẫn nội địa phải đạt tỷ trọng 70% (mặc dù có ý kiến cho rằng điều đó sẽ khó có thể đạt được tính tới hiện tại). Điều này xuất phát từ mong muốn chính là giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài mà đặc biệt là Mỹ, từ đó nâng cao chuỗi giá trị, tăng cường an ninh quốc gia và đảm bảo quyền kiểm soát đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Dựa trên đó, Trung Quốc đã không tiếc tay đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ. Đại diện cho nỗ lực đó chính là Big Fund - quỹ lớn đầu tư cho ngành công nghiệp IC quốc gia. Tính tới 5/2024, tức là giai đoạn 3 của Big Fund, tổng vốn của nó đã chạm mốc 47,5 tỷ đô la. Nguồn quỹ này chủ yếu được dùng để tập trung sản xuất, thiết bị, vật liệu và nghiên cứu phát triển năng lực chip AI, bộ nhớ băng thông cao (HBM).

Có thể thấy MIC 2025 đã ra đời từ rất sớm, trước cả những căn thẳng áp lực từ Mỹ (2019), cho thấy ngay từ đầu họ đã đặt mục tiêu rõ ràng trong việc tự chủ công nghệ. Big Fund cũng bắt đầu khởi động từ năm 2014 cho thấy rõ tầm nhìn sớm đó của họ. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ từ cuối 2018, đầu 2019 đã nhanh chóng hình thành điểm nghẽn, tạo thêm động lực để TQ tăng tốc các chương trình tự chủ công nghệ này.

Ngay sau đó, không chỉ tăng mạnh nguồn quỹ tài trợ phát triển công nghệ nội địa mà chính quyền TQ cũng ban hành loạt các chính sách trực tiếp, điển hình như yêu cầu các nhà sản xuất xe điện phải mua chip nội địa,… Đó là minh chứng rõ cho thấy chính phía Mỹ đã thúc đẩy và tăng cường động lực buộc TQ phải huy động mọi nguồn lực để thoát khỏi hạn chế còn tồn tại.

Chiến lược của Mỹ: kiểm soát xuất khẩu, duy trì bị trí dẫn đầu và đẩy nhanh cách biệt khoảng cách


Bằng các lệnh cấm vận, kiểm soát nghiêm ngặt việc xuất khẩu công nghệ nhắm vào các công ty Trung Quốc từ cuối 2018, Mỹ đã thể hiện rõ quan điểm sử dụng đó như công cụ chính để làm chậm tiến độ phát triển các công nghệ chiến lược của Trung Quốc như bán dẫn tiên tiến và các thiết bị cần thiết để sản xuất bán dẫn. Toàn bộ các bán dẫn tiến trình dưới 16 hay 14nm, DRAM dưới 18nm hay NAND trên 128 lớp đều bị giới hạn một cách nghiêm ngặt. Các biện pháp thắt chặt liên tục được cập nhật vào các năm 2022, 2023, 2024 và dày đặc trong Q1 năm 2025 này.

[​IMG]

Quảng cáo


Bên cạnh đó, các chinhs ách hạn chế còn mở rộng cả sang công nghệ AI và các dịch vụ liên quan. Đồng thời, Mỹ cũng cùng hợp tác với các đồng minh như Hà Lan, Nhật, Hàn để tăng cường hiệu quả của việc kiểm soát các thiết bị sản xuất công nghệ cao nhập vào Trung Quốc. Các thiết bị sản xuất chip như máy quang khắc công nghệ cao của ASML, Tokyo Electron,… đều đã được hạn chế tối đa chuyển giao cho các nhà sản xuất TQ. Các phân tích chỉ ra rằng sự phối hợp từ các đồng minh có vai trò quan trọng đối với kế hoạch kiểm tỏa tổng thể của Mỹ. Dù vậy, các mối liên hệ này đầy phức tạp và cũng tiềm ẩn những rạn nứt nhất định.

Song hành các lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ, Mỹ cũng ban hành những đạo luật mà nổi tiếng nhất là Chip Acts vào nửa cuối 2022 để tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ nội địa, đặc biệt là trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch Covid trước đó. Theo đó, 52 tỷ đô đã được phân bổ nhằm phục hồi sản xuất bán dẫn trong nước, phục vụ nghiên cứu phát triển và đào tạo lực lượng lao động. Mục tiêu của Mỹ là giảm tối đa sự phụ thuộc vào sản xuất từ nước ngoài, bao gồm cả Đài Loan và đảm bảo chuỗi cung ứng cho các thành phần sản xuất quan trọng.

Những động thái thấy cho thấy tính hai mặt rõ ràng trong chiến lược của Mỹ: phòng thủ bằng cách làm chậm Trung Quốc thông qua kiểm soát xuất khẩu, đồng thời tấn công bằng cách thúc đẩy năng lực trong nước với đạo luật Chip Act. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn cũng tiềm ẩn trong chính 2 mục tiêu này.

Đầu tiên, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ làm giảm doanh thu của các công ty Mỹ, vốn lại chính là nguồn cần thiết cho hoạt động R&D. Trong khi đó Đạo luật Chip lại nhằm mục đích kích thích R&D và sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Thứ 2, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu rõ ràng nhắm vào khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Trung Quốc nhưng trớ trêu thay, chính điều này làm giảm doanh thu của các công ty Mỹ cũng như các đồng minh vốn trước đó vẫn có nguồn thu lớn từ khách hàng chịu chi Trung Quốc. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, doanh thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chi phí đầu tư cho R&D và rõ ràng Mỹ nhận thấy được điều đó. Bởi thế nên một yếu tố quan trọng trong Chip Act chính là cung cấp tài trợ hoặc ưu đãi trực tiếp cho R&D và sản xuất trong nước nhằm phần nào khắc phục được khó khăn mà các công ty công nghệ đối mặt.

Tạo nên sự cân bằng về tác động của 2 chính sách trên chính là bài toán mà Mỹ cần phải giải quyết trong những năm vừa qua. Tất nhiên, với một thị trường toàn cầu đầy biến động và tốc độ phát triển cực cao của công nghệ cùng nhu cầu thị trường, việc đảm bảo sự cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và sự phát triển chung của toàn ngành và cả quốc gia rõ ràng không phải là điều đơn giản.

Quảng cáo


AI-Powered-Diplomacy-The-Role-of-Artificial-Intelligence-in-Global-Conflict-Resolution-1.jpg

Đến những năm trở lại đây, mục tiêu của các biện pháp kiểm soát của Mỹ có sự chuyển dịch từ chỉ các thông số phần cứng sang cả khả năng của các model AI, các cơ sở hạ tầng traning model và thậm chí là cả nhân tài. Điều đó một lần nữa khẳng định cuộc chơi AI đóng vai trò không nhỏ trong sự "hùng hậu" về mặt công nghệ của một quốc gia ở thời điểm hiện tại. Các chính sách ban đầu đặt ra ngưỡng tối đa về mặt hiệu suất chip và các thiết bị sản xuất có liên quan mà các công ty Mỹ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tới đầu năm nay, lệnh cấm mở rộng thêm ra cả việc hạn chế TQ tiếp cận các model, các nghiên cứu về AI, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn các nhà máy AI vốn có thể bị Trung Quốc tìm lỗ hổng để sử dụng lẫn hạn chế cả bộ nhớ HBM. Ngoài ra, yếu tố "con người" cũng nằm trong lệnh cấm tham gia vào quá trình phát triển công nghệ bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc. Những "cập nhật" chính sách này cho thấy một thực tế rằng việc kiểm soát phần cứng đơn thuần là không đủ và cần phải giải quyết toàn diện hơn chuỗi cung ứng phát triển AI, bao gồm model AI, dữ liệu, nhân tài, cơ sở hạ tầng triển khai.

Tạm kết


Tới đây có thể thấy, những tầm nhìn và động thái của Trung Quốc đã thể hiện rõ từ hơn 10 năm trước qua các kế hoạch Made in China 2025 hay Big Fund. Một cách sòng phẳng, hiện Trung Quốc đã đạt được những bước tiến nhanh chóng hướng tới tự chủ công nghệ, được thúc đẩy bởi đầu tư nhà nước với Big Fund giai đoạn 3 cùng nhiều chính sách khác của nhà nước. Những tiến bộ đáng chú ý bao gồm các mô hình AI hiệu quả về chi phí nhưng mạnh mẽ mà điển hình là DeepSeek và nhiều model khác nữa. Song song với đó là những tuyên bố tự chủ về GPU của Huawei, CPU Loongson hay mới đây là SoC tự làm Xring của Xiaomi.

Ở phía ngược lại, từ "sự vụ Huawei" cuối 2018 đến nay, Mỹ đã liên tục tấn công để đẩy cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung leo thang đáng kể trong giai đoạn 2024-2025, đặc biệt trong lĩnh vực AI và bán dẫn. Cuộc đua này còn được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị và các yêu cầu về an ninh quốc gia. Tính tới hiện tại, Mỹ vân duy trì vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu AI cơ bản, thiết kế bán dẫn tiên tiến thông qua các công ty như Nvidia, Intel, AMD. Đồng thời tổng vốn đầu tư tư nhân và sự củng cố bởi Đạo luật CHIPS cũng tạo điều kiện lớn để các công ty Mỹ tập trung vào R&D, nhưng rồi chính nó cũng tạo ra những rào cản đe dọa tới doanh thu của các hãng công nghệ lớn.

Ở phần sau, mình sẽ tiếp tục báo cáo kỹ hơn về tình hình công nghệ cụ thể của 2 bên đến hiện tại đã đến đâu rồi nha. Liệu Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ về công nghệ cao chưa?

Cuối cùng chúc anh em ngày nghỉ lễ vui nha.

Tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn