Header ads

Header ads
» »Unlabelled » Khi TP.HCM, Đà Nẵng nâng cấp lên thành phố thông minh thì bạn được hưởng lợi gì?

Bữa giờ chúng ta nghe nói khá nhiều về đô thị thông minh, thành phố thông minh, hay gọi sang hơn là smart city. Ở Việt Nam có TP.HCM và Đà Nẵng đang bắt đầu lộ trình xây dựng smart city, và những thứ này nghe hào nhoáng vậy thôi chứ chúng bắt nguồn từ những thay đổi rất nhỏ, rất hữu ích cho cuộc sống của chúng ta, ví dụ như việc bạn có thể theo dõi nguồn gốc thịt heo, công an có thể điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông từ xa hay chỉ đơn giản là việc đặt toilet công cộng ở đâu, mật độ bao nhiêu là đủ. Và cốt lõi của một smart city chính là dữ liệu. Có dữ liệu trong tay, bạn sẽ làm được mọi thứ.

Hiện không có một định nghĩa cố định nào về thành phố thông minh cả, nó sẽ thay đổi tùy theo thành phố, tùy theo quốc gia. Mình mượn giải thích của chính phủ Ấn Độ để nói về vấn đề này vì thấy nó sát nhất với những gì Việt Nam chúng ta đang muốn xây dựng.

Trong trí tưởng tượng của những người điều hành Ấn Độ, bức tranh về thành phố thông minh chứa đựng một danh sách những hạ tầng và dịch vụ hiện đại, đáp ứng được không chỉ nhu cầu mà còn tạo cảm hứng cho người dân. Để đạt được điều này, các nhà quy hoạch đô thị thường muốn xây dựng một hệ sinh thái đô thị hoàn chỉnh, trong đó bao gồm 4 trụ cột phát triển: giáo dục, vật lý, xã hội và kinh tế. Đây là một mục tiêu dài hạn và cần phải xây dựng từng chút một, càng lúc càng trở nên thông minh hơn.

Hơi cao xa quá đúng không, nhưng thực chất, thành phố thông minh bắt nguồn từ những thứ nhỏ hơn rất nhiều, và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bạn chứ không phải là những thứ tầm vĩ mô mà chỉ những nhà hoạch định chính sách mới hiểu. Ví dụ:

Thịt heo truy xuất nguồn gốc

Từ giữa năm 2017, các anh em ở TP.HCM có thể mua thịt heo mà biết được miếng thịt này cắt từ con heo nào, nuôi ở trang trại nào, vùng miền nào dựa vào một mã vạch in trên bao bì sản phẩm. Trong mã vạch đó là tất cả thông tin định danh về chú heo và nơi nuôi dưỡng nó, cũng như hành trình di chuyển từ khi heo được nuôi, vào lò mổ cho đến khi lên kệ tại các siêu thị hay chỗ mua sắm. Việc này giống như một cách đảm bảo thịt anh em ăn vào thật sự "sạch", điều rất quan trọng trong bối cảnh tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang cực thấp.

Đang tải Thit_heo_nguon_goc.jpg…
Truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng tem. Ảnh từ Báo Lao Động

Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất để theo dõi được luồng thông tin này cần sự phối hợp của rất nhiều bên, từ người nông dân nuôi heo, doanh thu thu mua, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp bán lẻ. Nội việc đưa hệ thống vào một công ty đã khó, giờ phải làm cho nhiều công ty, trong cả một dây chuyền càng khó khăn hơn tới mức nào. Khó ở đây không phải là khó về công nghệ, mà khó về con người, về quy trình, phải làm sao thay đổi được cái quy trình cũ mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ công việc hay doanh thu, lợi nhuận, cho phí.

Giao thông

Nhờ hàng loạt camera và cảm biến lưu lượng gắn ở khắp mọi nẻo đường, TP.HCM làm được một trung tâm giám sát tình hình giao thông tập trung, nơi các anh chị cảnh sát giao thông và chuyên viên phân tích có thể điều chỉnh được đèn tín hiệu, phân luồng giao thông hay gọi nhanh cảnh sát đến ứng cứu ở các điểm mới xảy ra tai nạn. Nhờ vậy mà các vụ việc gây ách tắt có thể được xử lý nhanh hơn. Tất nhiên để đường trống hơn, chạy xe nhanh hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, ở đây mình chỉ đang bàn về chuyện quản lý luồng giao thông mà thôi.

Và tất cả những dữ liệu về xe chạy trên các con đường cũng được ghi nhận lại vào một cơ sở dữ liệu. Theo thời gian, người ta có thể dùng dữ liệu này để dự đoán đường nào sẽ tắt vào giờ nào và điều cảnh sát ra trực sẵn, biết được đường nào vắng để chia luồng giao thông sang đó, và biết được ngã tư nào cần bao nhiêu thời gian chờ để hệ thống tự điều chỉnh lại cho đúng.

Đang tải giao-thong-thong-minh-71-1503476027.jpg…
Một góc trong thống giám sát giao thông TP.HCM đang chạy thí điểm. Ảnh của Tuoitre.vn

Ở trên là 2 ví dụ dễ thấy đã bắt đầu được triển khai vào thực tế, còn một loạt những lợi ích khác mà bạn có thể đạt được từ smart city:
  • Mỗi khi bạn đi làm thủ tục hành chính sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, mọi thứ đều được chuẩn bị qua các biểu mẫu nộp qua mạng
  • Bạn sẽ biết rõ hơn về tình trạng môi trường của từng khu vực trong thành phố
  • Bạn biết được giá nhà hoặc ước tính giá nhà của từng khu vực khi bạn cần mua nhà, nắm rõ quy hoạch của từng phường, quận để biết mà xây dựng hay chọn mua nhà cho đúng
  • Con em bạn sẽ được hưởng lợi từ các cơ sở y tế và giáo dục gần nhà hơn do smart city sẽ giúp phân bổ các cơ sở hạ tầng này phù hợp hơn với từng khu vực
  • Điều tiết nước, năng lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng vùng, tránh tình trạng cắt điện bất chợt hay sự cố với hạ tầng lưới điện
  • Dự báo những công trình có vấn đề để sữa chữa trước khi có chuyện
  • Biết những người đang gặp chuyện (cướp, rơi xuống sông, tai nạn giao thông...) để hành động kịp thời thông qua việc nhận diện gương mặt và nhận dạng hành vi
  • Chung quy lại: bạn sẽ sống khỏe hơn, vui vẻ, tiện lợi hơn. Đây chính là mục tiêu lớn nhất mà thành phố thông minh hướng tới bên cạnh việc phục vụ cho việc hoạch đính chính sách hay giúp đỡ cho các doanh nghiệp
Tất cả đều quy về dữ liệu

Trọng tâm của smart city là bạn phải gom đủ dữ liệu để vận hành, nếu không đủ dữ liệu thì không gì chạy được. Không có đủ dữ liệu thì bạn không thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bạn không thể biết đường nào đang đông xe, bạn không biết vùng nào đang thưa dân vùng nào đông dân để quy hoạch cho phù hợp... Dữ liệu chính là linh hồn của smart city, những thứ khác là tay, là chân, là miệng để smart city chạy được.

Để thu thập dữ liệu không hề dễ, như mình đã nói ở trên. Nó đòi hỏi sự phối hợp (và thậm chí là bắt buộc) của nhiều đơn vị khác nhau, từ doanh nghiệp cho đến chính quyền thành phố. May mắn là nhờ sự phát triển của công nghệ, của Internet of Things, dữ liệu từ các cảm biến, camera có thể dễ dàng trích xuất và gom về một chỗ trước khi được phân tích. Sự phát triển của các công nghệ xử lý Big Data (dữ liệu lớn) cũng giúp các chuyên viên phân tích xử lý được khối lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả hơn (Bạn nào hứng thứ Big Data thì nhắn mình :D Mình sẽ làm bài riêng sau hihi).

Đang tải Smart_city.png…

Dữ liệu này không chỉ dùng ứng phó những cái đang diễn ra hay đã diễn ra, mà còn dùng cho công đoạn dự báo nữa. Việc dự báo cần rất nhiều dữ liệu, càng chi tiết và càng lâu dài thì càng dự báo đúng hơn. Dự báo ở đây là dự báo về hạ tầng, quy hoạch dân cư, cơ cấu ngành kinh tế, y tế, giáo dục và hơn thế nữa.

Một trong những mục tiêu lớn của TP.HCM là xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung và mang tính mở, cho phép nhiều bên khác cùng truy cập và sử dụng. Nhiều thành phố khác trên thế giới cũng đang làm theo cách này. Nơi này sẽ tổng hợp tất cả mọi dữ liệu trên mọi lĩnh vực vào một chỗ, tạo điều kiện cho chính quyền cũng như doanh nghiệp khai thác và dự báo tốt hơn.

Mình rất thích dự án smart city mà TP.HCM đã thông qua và Đà Nẵng đang chuẩn bị triển khai. Mình tin rằng nếu có sự quyết tâm và làm đủ tốt với ý niệm thật sự phục vụ cho đời sống người dân, những dự án này sẽ giúp nhiều cho anh em chúng ta. Hãy hi vọng chính quyền thành phố đủ kiên quyết để theo đuổi đến cùng dự án này, vì những dự án như thế này rất dễ thất bại.
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn