Header ads

Header ads
» » Sự hứng thú với smartphone cao cấp ngày càng giảm đi, bạn có thấy vậy không?

Android Authority có một bài nói về việc vì sao S9 không bán chạy, và theo mấy ảnh thì chủ yếu là do máy chán. Mình thì thấy tình trạng này không chỉ áp dụng cho cho S9 (không rõ số liệu), nó còn là tình hình chung của cả thị trường điện thoại cao cấp hiện nay, nhất là máy của các hãng lớn. Tất nhiên còn lâu lắm những smartphone mới chết, nhưng nó cho thấy các hãng đang tiến đến cột mốc mà đa số đều giống nhau và sự khác biệt giữa những dòng điện thoại ra mắt cùng năm là rất nhỏ.


Lần cuối cùng bạn thấy hứng thú thật sự với một cái smartphone là khi nào?

Tất nhiên vẫn có những chiếc điện thoại rất tốt được ra mắt, cũng có những cái đầy bất ngờ, nhưng điện thoại giờ trở thành một vật phẩm thường ngày, thứ mà ai cũng có và ngay cả smartphone cao cấp cũng ngập tràn. Cũng như TV, xe hơi, laptop, smartphone cao cấp giờ có sự khác biệt rất nhỏ, tất cả đều đắt (nếu không muốn nói là đắt tới điên cuồng), và không nhiều thứ thật sự sáng tạo, đa phần vẫn chỉ là những chiêu trò marketing hơn là những gì có ý nghĩa thực tiễn có thể dùng được hằng ngày. Việc bạn giữ lại cái điện thoại cũ của mình để tiếp tục sử dụng nhiều khi lại là lựa chọn có lý hơn.

Năm 2017, doanh số smartphone cao cấp đã sụt giảm, ngay cả ở Hàn Quốc quê nhà của Samsung cũng theo xu hướng chung. Samsung cũng dự đoán rằng việc điện thoại bán chậm lại sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận (tuy không phải là quá kinh khủng).

Nếu tìm hiểu thử về mức độ quan tâm của người dùng về sản phẩm dựa trên các từ khóa của Google (Google Trends), chúng ta có thể thấy được ngày càng có ít người tìm hiểu về dòng Galaxy S. Tất nhiên điều này không phản ánh được hoàn toàn thị trường bởi nó chỉ dựa trên những gì người ta tìm kiếm trên Google mà thôi, nhưng nó cũng phần nào cho thấy mối quan tâm của người dùng đang giảm đi. Bản thân là người làm trong ngành công nghệ mình cũng có thể thấy được sự chuyển dịch đó.

Đang tải google_trend_xu_huong.jpg…

Không phải hãng nào cũng bị sụt giảm như thế này, thay vào đó người ta quan tâm nhiều hơn tới những chiếc điện thoại giá tốt, cấu hình mạnh mà vẫn có camera ổn và thiết kế đẹp. Xiaomi, Nokia, Vivo là những cái tên thường được nhắc tới, dạo gần đây có cả Honor nữa, đa số đều là các hãng điện thoại Trung Quốc.

Theo thống kê của Counterpoint Research, trong số 30 mẫu smartphone ra mắt ở Ấn Độ trong năm 2018 (và cũng phản ánh được một phần xu hướng thế giới), các điểm khác biệt chủ yếu xoay quanh: màn hình viền mỏng nhất có thể, pin dung lượng lớn, và các tính năng AI ví dụ như nhận dạng gương mặt. Và tất cả gần như mọi hãng đều chạy theo những điểm đó tới mức máy gần như giống nhau, chỉ một vài thiết bị là thật sự nổi bật mà thôi.

Điện thoại tầm trung có khi còn tốt hơn cho nhu cầu sử dụng

Đây đã là năm 2018 và điện thoại tầm trung đã có nhiều bước phát triển dài so với thời 5-7 năm về trước. Các máy tầm trung hiện tại đều có cấu hình ổn đến mạnh, bỏ đi những thứ không cần thiết, thiết kế cũng rất đẹp mắt, sang trọng. Thậm chí nếu so với flagship thì các "tính năng" như tai thỏ hay việc bỏ tai nghe jack 3,5mm cũng không xuất hiện. Ồ, chưa kể điện thoại có camera dùng mô-tơ nữa, liệu có cần phải phức tạp vậy không?

Và nếu bạn không cần chơi game nặng, đa số smartphone tầm trung hiện nay đều đáp ứng được ngon lành, trừ khi nhà sản xuất quá tệ không thể tối ưu được thiết bị của mình. Những trò chơi phổ thông đều có thể vận hành ngon ở cấu hình tầm trung với chip Snapdragon 6xx hoặc MediaTek Helio P Series vì khi viết ra chúng, nhà phát triển cũng đã rất để ý tới chuyện game phải chạy được trên các máy giá rẻ.

Đang tải Nokia_7_Plus.jpg…

Những ứng dụng khác như YouTube, Gmail, Maps, Chrome, Facebook, Instagram, Zalo, Grab... vẫn chạy tốt. Nếu so với máy flagship, hiệu năng chỉ giảm đi một chút, máy chỉ chậm đi một chút nhưng vẫn dư sức đáp ứng nhu cầu bình thường và không tới mức gây khó chịu. Và mức giá của các máy này nhiều khi chỉ bằng một phần nhỏ của chiếc flagship mà thôi, thế nên sự đầu tư có vẻ khá lớn so với cái lợi nhận được.

Có một ý kiến của Android Authority mà mình không đồng ý lắm, đó là họ nói các giao diện tùy biến giờ đang trở nên ít quan trọng hơn. Theo mình thì ngược lại, nó vẫn rất quan trọng, và mình thường ưu tiên chọn các máy sở hữu giao diện gọn gàng, dễ dùng nhưng phải đủ tính năng. Đó là lý do mình thích MIUI của Xiaomi hơn so với những giao diện của máy Trung Quốc khác, còn ở phân khúc cao cấp thì mình thích HTC Sense hoặc Sony Xperia Home.

Đang tải Xiaomi.jpg…

Nhưng không phải ai cũng như mình, có nhiều bạn rất thích trải nghiệm, vọc vạch nhiều thứ thì Sense hay Xperia Home lại trở nên nhàm chán. Các bạn này thuộc tuýp người thích vọc nên sẽ cần những cái phức tạp hơn. Đồng ý rằng Google đang đẩy rất mạnh các máy Android One với giao diện gốc nhưng theo mình, việc tùy biến giao diện sẽ cần thiết để trở thành điểm cạnh tranh.

Và những giao diện tùy biến kiểu này gần như giống hệt từ điện thoại cao cấp đến tầm trung của cùng một hãng. Không còn sự khác biệt lớn nào giữa việc bạn chi nhiều và ít tiền, ít nhất là ở mặt hệ điều hành.

Nhắm vào các thị trường ngách và những sáng tạo mới

LG V nhắm thẳng tới người yêu âm thanh bằng dòng V của mình, Razer, Xiaomi và Asus thì làm ra những dòng điện thoại chuyên chơi game di động, trong khi đa số các hãng khác vẫn nhắm tới thị trường mass, chung chung và có quy mô lớn hơn nhiều, dễ bán máy hơn song thu về ít lợi nhuận hơn, cần cho phí quảng bá và hệ thống phân phối lớn. Những dòng điện thoại nói trên sẽ không bán được nhiều, nhưng biên độ lợi nhuận sẽ cao hơn và dễ làm thương hiệu, hình ảnh hơn.

Rồi chúng ta có cả Oppo Find X hay Vivo NEX, đây là 2 trong số những mẫu điện thoại ra mắt năm 2018 sở hữu cơ chế camera trượt. Các hãng nói họ làm vậy là để giảm độ dày viền và tránh sử dụng tai thỏ, nghe cũng khá là hợp lý. Nhưng chúng có giải quyết được câu hỏi nào khó trong đời sống hay không? Giá của chúng có rẻ không? Liệu máy có bền không?

Đang tải Oppo_Find_X.jpg…

Khi đem lên bàn cân, những thứ gần gũi nhất (mà được làm tốt) nhiều khi vẫn chiến thắng và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ví dụ: unlock gương mặt của iPhone X, camera kép zoom được và chất lượng ảnh tốt không cần chỉnh tay nhiều, hoặc những thao tác vuốt trên Xiaomi chẳng hạn

Sáng tạo hay chiêu trò?

Các nhà sản xuất nghĩ ra hàng loạt tính năng mới hoặc cái tên mới cho một tính năng cũ. Ví dụ, nhận diện gương mặt, AR Emoji, VR, Edge Sense cảm ứng cạnh viền... Nhưng không phải cái nào cũng thật sự có ích. Ví dụ, các thể loại AR Emoji ngoài chuyện nhìn cho vui ra thì không giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi sử dụng máy hằng ngày. Các "tính năng" liên quan đến tai thỏ, tai thỏ dài hơn ngắn hơn ra sao hay các thiết kế tốt hơn các hãng khác như thế nào cũng thế, cũng chỉ là những chiêu trò marketing mà thôi - gọi là gimmick.

Nói cho ngay thì không phải sự sáng tạo nào cũng đem tới trái ngọt. LG G5 với các module thú vị giờ đã phải dừng lại, VR thời xưa nghe cũng hay lắm mà giờ đã tịt và các hãng ít nhắc đến lĩnh vực này. Có thể là thời điểm chưa đúng, có thể là chưa đúng đối tượng sử dụng, hoặc đối tượng dùng máy chưa đáp xuống Trái Đất chẳng hạn.

Đang tải LG_G5.jpg…

Bước đi kế tiếp

Hệ sinh thái là chìa khóa quan trọng, không chỉ đơn giản là tính năng nữa. Phụ kiện, app, các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ truyền phát nội dung... đều là một phần quan trọng trong trải nghiệm của người dùng. Các hãng giờ phải tập trung phát triển thêm những thứ này, chứ nếu chỉ tập trung vào làm điện thoại không thì chưa chắc đã ngon và bán được hàng. Apple làm máy "tệ" nhưng vẫn bán được là nhờ lý do này. Google cũng xây dựng hệ sinh thái của Android khá tốt nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan tới vụ update nhanh, tạo ra nhiều phụ kiện hơn và kết hợp tốt hơn giữa điện thoại với máy tính. Chuyện này không hề dễ, nhưng sẽ là một cuộc chạy đua thú vị và có lợi cho người dùng chúng ta.

Tham khảo: Android Authority
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn