Táo đỏ được người Trung Quốc gọi là loại quả đến
từ thiên đường. Táo đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả
về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh. Trong Đông Y
thường dùng táo đỏ để trị các chứng “hư”.
Đông
Y quy táo đỏ vào loại thuốc bổ khí, vì táo đỏ có tính hoà, vị ngọt, có
tác dụng ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng “hư”.
Khi chức năng nhu động dạ dày đường ruột yếu và chức năng tiêu hoá hấp
thụ kém, có thể thường xuyên ăn táo đỏ để cải thiện chức năng không tốt
của dạ dày đường ruột và tăng cường thể lực. Người hay có chứng đầy bụng
có thể thêm một ít gừng tươi vào nấu lên cùng uống, bụng lập tức sẽ hết
“trướng khí”.
Táo đỏ và táo đen có
thành phần và công hiệu giống nhau nhưng táo đen có thêm chức năng bổ
máu. Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, táo đỏ có tác dụng tăng cường
thể chất, làm khoẻ cơ lực. Táo đỏ có chứa hàm lượng đường cao có thể
sản sinh ra nhiệt lượng lớn, ngoài ra cũng chứa phong phú protein, chất
béo và nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng lớn vitamin C trong táo
đỏ có thể được gọi là “quán quân” trong các loại hoa quả.
Điều đặc biệt nhất là
táo đỏ có chứa lượng quercetin (một chất tự nhiên có trong hoa quả) cao,
flavonoid và phytocbemicals trong táo còn giúp đẩy nhanh quá trình
chống oxy hóa, và ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chất quercetin
có thể khuếch trương động mạch vành, tăng
cường lực thu co cho cơ tim. Ngoài ra, chất phytocbemicals giúp chống
lại các chất gây ung thư, ngăn chặn nguy cơ ung thư ngay từ khi chưa
hình thành. Điều đó có nghĩa là việc ăn táo mỗi ngày sẽ phòng trừ nguy
cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi hay các bệnh ung thư khác.
Khi tinh thần hoảng
loạn, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc hoặc đang trong giai đoạn tiền
mãn kinh thì trong các loại thuốc sắc của Đông y luôn có vị táo đỏ. Đó
là do táo đỏ có tác dụng an thần. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi và áp lực
với công việc thì nên cho ít táo đỏ vào trong thức ăn hàng ngày.