Lại nói về các bài viết trước, khi chúng ta cùng xem xét về các cú pháp căn bản trong PHP, tôi nghĩ đến giờ phút này nếu bạn thích ngôn ngữ này chắc bạn đã tự mày mò để code những dòng code đơn giản nhất. Tuy nhiên, trước khi bạn bước sang một mức độ cao hơn trong việc code PHP bạn nên đọc kỹ bài viết này.
Trong lập trình, những ngôn ngữ mà bạn đã được học, bên cạnh các quy tắc về đặt tên (định danh) cho biến, hàm, lớp, v.v.. bạn còn phải nắm được các quy ước về việc đặt tên – Naming Conventions. Vậy PHP có quy ước định danh ra sao?
1. Tên hàm ở cấp user (user-level) nên được đặt trong macro PHP_FUNCTION(). Các tên này nên dùng chữ in thường, và sử dụng dấu gạch dưới (_) để phân cách nếu tên gồm nhiều từ, và cũng nên xem xét để tên có độ dài vừa phải. Các tên viết tắt nên tránh dùng vì chúng làm giảm khả năng nắm được mục đích của hàm.
- Tên chuẩn:
‘encrypt_self_test’
‘mysql_list_fields’
- Tên chấp nhận được:
‘get_html_translation_table’
‘encrypt_mod_get_algo_sup_key_sizes’
- Tên tồi:
‘hw_GetObjectByQueryCollObj’
‘pg_setclientencoding’
‘jf_n_s_i’
Hay xem một họ các hàm ‘foo’ dưới đây:
- Tên chuẩn:
‘foo_select_bar’
‘foo_insert_baz’
‘foo_delete_baz’
- Tên tồi:
‘fooselect_bar’
‘fooinsertbaz’
‘delete_foo_baz’
4. Tên biến phải mang ý nghĩa. Nên tránh các biến sử dụng một ký tự, trừ chúng là những biến thực sự không có ý nghĩa hoặc biến dùng tạm (ví dụ: for ($i=0; $i<100;$ i++) v.v.)
5. Tên biến nên viết bằng chữ in thường. Sử dụng dấu gạch dưới để phân tách các từ nếu tên gồm nhiều từ ghép lại.
6. Tên phương thức tuân theo quy ước đặt tên ‘studlyCaps‘ (còn được biết đến với tên gọi là ‘bumpy case’ hoặc ‘camel caps’), và cũng nên lưu ý cần đảm bảo độ dài hợp lý. Chữ cái bắt đầu của tên dùng chữ in thường, mỗi từ tiếp theo nếu có thì viết hoa chữ cái đầu mỗi từ đó.
- Tên chuẩn:
‘connect()’
‘getData()’
‘buildSomeWidget()’
- Tên tồi:
‘get_Data()’
‘buildsomewidget’
‘getI()’
- Tên chuẩn:
‘Curl’
‘FooBar’
- Tên tồi:
‘foobar’
‘foo_bar’
Chúc bạn có những dòng code PHP chất lượng cao!
Hẹn gặp lại :o)