Header ads

Header ads
» » Cuộc phỏng vấn "Tiến sĩ Doom" - người đã tham gia chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên

Tham gia:
24/7/13
Bài viết:
817
Được thích:
7,088
thermal_analysis.0.0.PNG
Tài liệu còn được lưu giữ trong quá trình nghiên cứu phát triển bom hạt nhân

Sự kiện "Hoa Kỳ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, đặt dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới thứ 2" là bài học lịch sử quen thuộc với hầu hết chúng ta. 2 quả bom là kết quả nghiên cứu của dự án Manhattan - một nỗ lực nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân do Hoa Kỳ thực hiện dưới sự giúp đỡ của Anh và Canada. Cho tới hiện tại, nhiều thông tin xoay quanh dự án này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. May mắn thay, trang mạng Theverge vừa có cơ hội tiếp xúc với 1 nhân chứng sống từng làm việc cho dự án này và qua lời kể của ông, chúng ta có dịp hiểu hơn về một thời kỳ đầy biến động trong lịch sử nhân loại. Mọi chuyện bắt đầu với "một chữ ký lạ trong văn bản từ thế chiến thứ 2"…

Từ "chữ ký bên dưới văn bản" đến "người đã chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên"

Twitter.
Bài đăng trên Twitter của nhà nghiên cứu lịch sử hạt nhân Alex Wellerstein "Tôi không muốn làm bất cứ ai hoảng sợ, nhưng tại Los Alamos vào năm 1944, thật sự có một nhà khoa học mang tên Tiến sĩ Doom."

Mọi chuyện từ 1 bài đăng trên Twitter của nhà nghiên cứu lịch sử hạt nhân Alex Wellerstein. Ông đã tìm ra được 1 văn bản được cho xuất phát từ dự án Manhattan, bên dưới văn bản có chữ ký của 1 người mang tên "L. G. Doom". Qua phân tích, cuối cùng Wellerstein kết luận rằng nhân vật "Tiến sĩ Doom" là người từng giúp Hoa Kỳ nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân. Tên gọi "Doom" (tận thế) còn dấy lên nghi ngờ rằng đây có phải là tên thật của nhà nghiên cứu này hay là một cách chơi chữ của ông để bày tỏ sự mâu thuẫn của chính bản thân và đưa ra một dự báo sớm về tính hủy diệt của thời đại hạt nhân?

Dựa trên tất cả những thông tin có được trong tay, nhóm Theverge đã nhanh chóng lần ra được 1 đầu mối quan trọng: một bằng sáng chế có tên "Phương pháp và hệ thống về chu trình xà phòng và các loại vật liệu giống xà phòng." Bằng sáng chế này đã được Tiến sĩ Doom chia sẻ lại cho con trai của ông là Lewis G. Doom Jr (tạm dịch là Lewis G. Doom con). Và từ đó, nhóm đã tìm ra được số điện thoại liên lạc của Lewis G. Doom cha. Năm nay ông đã 92 tuổi và hiện đang sống tại miền đông duyên hải Hoa Kỳ. Ông đã vui vẻ chia sẻ những ký ức về thời gian làm việc tại dự án Manhattan và chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên.

Khi đó, Doom là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp tại Đại học Princeton vào năm 1944. Ngay lập tức, ông có cơ hội làm việc cho Manhattan và cuối cùng là ghi tên vào lịch sử với 2 nghiên cứu hạt nhân mang tên "Phân tích nhiệt plutonium" và "Khai triển giai đoạn gamma ép nóng uranium". Sau đây sẽ là cuộc phỏng vấn giữa Tiến sĩ Doom và phóng viên T.C. Sottek của Theverge. Mình xin cố bám sát theo tinh thần của người phỏng vấn và hồi tưởng của nhân vật Lewis G. Doom.

Cuộc phỏng vấn "tiến sĩ Doom"

Lewis G. Doom.
Lewis G. Doom và bí danh số C25 khi đang công tác cho dự án Manhattan

T.C. Sottek: Ông đã tham gia vào chương trình vũ khí hạt nhân tại Los Alamos như thế nào?
Lewis G. Doom:
Tôi vừa tốt nghiệp tại Princeton vào tháng 1 năm 1944 và di chuyển tới Los Alamos. Khi đó, một người bạn của tôi đang làm việc cho tập đoàn hóa chất Union Carbide đã tư vấn cho tôi rằng nên chuyển xuống vùng Los Alamos. Anh bạn đó tiết lộ nơi đó đang diễn ra một dự án, nhưng ông không thể cho biết thêm bất cứ điều gì, chỉ dám chắc rằng dự án sẽ ảnh hưởng lớn tới chiến tranh. Và khi đó, tôi nói: "Vâng, nếu có tiềm năng như vậy, tôi sẽ thật sự thích nó đấy."

T.C. Sottek: Ông có biết trước điều gì về công việc mình sắp làm không?
Lewis G. Doom:
Hoàn toàn không. (cười). Anh bạn của tôi chỉ nói rằng: "Không, tôi không thể nói với bạn bất cứ điều gì về nó ngoại trừ việc nó có thể sẽ là một nhân tố quan trọng trong thời chiến. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với bạn."

T.C. Sottek: Vậy ông đã làm gì tại Los Alamos?
Lewis G. Doom:
Công việc của tôi là phân tích tại một phòng thí nghiệm luyện kim. Không lâu sau khi tôi đến làm việc, họ bắt đầu tạo ra plutonium. Vào thời điểm đó, trong tay của tôi đã có một mẫu 2 hoặc 3 gram plutonium. Đó là một nửa lượng plutonium trên thế giới vào lúc đó. Công việc mới của tôi là quản lý các bài kiểm tra để tìm hiểu vị trí điểm chuyển tiếp là ở đâu, một công việc khá thú vị. Tôi đã thực hiện nhiều thí nghiệm thuộc dạng này đối với uranium và phân tích kỹ thuật tất cả các loại vật liệu. Tôi chủ yếu chế tạo ra "Fat Man" (biệt hiệu của quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản), nhưng tôi có rất nhiều người bạn đã tham gia chế tạo Little Boy (biệt hiệu của quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản).

Tôi đã ở đó khoảng 8 đến 9 tháng, và sau đó lãnh đạo yêu cầu toàn bộ các bộ phận khác nhau của dự án, bao gồm cả phi đội trực tiếp ném bom, nếu thích có thể đến căn cứ không quân Wendover để lập kế hoạch cho các chuyến bay. Bất kể đó là lúc nào, những bài test khác nhau đều được thực hiện để có thể thu về càng nhiều thông tin càng tốt từ mỗi lần thả thử. Các chuyến bay cùng những quả bom thử nghiệm cứ được thực hiện lặp đi lặp lại. Tôi đã đi theo khá nhiều chuyến bay kiểu này - nhiều nhất trong khả năng tôi cho phép. Tôi yêu bay lượn và chúng tôi có những phi công tuyệt vời nơi đó.

Tibbets-wave.
Phi công Colonel Paul Tibbets và chiếc máy bay B-29 Enola Gay mang theo quả bom nguyên tử "Little Boy" và thả xuống thành phố Hiroshima. Doom kể lại rằng ông đã từng được đi trên chiếc máy bay này 1-2 lần.

T.C. Sottek: Ông có từng đi trên chiếc máy bay đã thả bom nguyên tử?
Lewis G. Doom:
Có. Trên chiếc B-29s (máy bay ném bom hạng nặng, 4 cánh quạt do Boeing sản xuất). Trên thực tế, tôi đã bay trên chiếc Enola Gay 1 hoặc 2 lần. (Enola Gay là một chiếc máy bay B-29, nhưng được đặt tên theo Enola Gay Tibbets, mẹ của phi công Colonel Paul Tibbets, người đã lái B-29 mang theo quả bom nguyên tử "Little Boy" và thả xuống thành phố Hiroshima)

Oppenheimer.
J. Robert Oppenheimer, nhà vật lý lý thuyết, cha đẻ của bom hạt nhân và là giám đốc dự án Manhattan

T.C. Sottek: Công tác nghiên cứu bí mật diễn ra như thế nào?
Lewis G. Doom:
Rất thú vị. Có một số nhân vật thú vị khác cũng làm việc tại đây, J. Robert Oppenheimer (nhà vật lý lý thuyết, cha đẻ của bom hạt nhân) chính là giám đốc dự án. Và nhiều nhà khoa học khác cũng rất tuyệt vời. Mỗi tuần tôi có một khoảng thời gian nghỉ phép và khi đó, chúng tôi cũng có 1 diễn đàn, nơi mà mọi người đang nghỉ phép có thể đến tham gia. Tại đó, các nhà khoa học, thường là đến từng các bộ phận khác nhau, sẽ có một bài phát biểu về những gì họ đã làm được, tiến bộ của nghiên cứu đã đạt được đến đâu và triển vọng như thế nào? Điều đó thật sự hấp dẫn.

T.C. Sottek: Vậy ông có từng gặp qua Oppenheimer?
Lewis G. Doom:
Có chứ, tôi đã gặp ông ấy. Ông ấy dành nhiều thời gian mỗi tuần để nói chuyện với mọi người. Một người tuyệt vời và tài năng. Ông ấy rất thân thiện. Theo hiểu biết của tôi, ông ấy không bao giờ lãng phí thời gian, và nếu bạn có bất cứ liên hệ nào với ông ta thì sau khi hoàn thành công việc, ông ấy đều sẽ nói: "Cảm ơn rất nhiều, chúc may mắn cho dự án mà bạn đang thực hiện."

Little_boy.
Nguyên mẫu quả nguyên tử bom Little Boy được thả xuống thành phố Hiroshima

T.C. Sottek: Ông cảm thấy thế nào sau khi quả bom được thả xuống Nhật Bản?
Lewis G. Doom:
Rất vui. Vì nếu chúng tôi phải tham chiến, sẽ có hàng trăm nghìn binh sĩ phải thương vong. Số lượng người Nhật bị nạn vẫn còn quá nhỏ so với số người Mỹ đã thiệt mạng và bị thương.

T.C. Sottek: Vậy ông có thật sự là Tiến sĩ Doom?
Lewis G. Doom:
Không. Tôi chỉ có học vị kỹ sư cơ khí. Trên thực tế, thời điểm đó, theo đuổi học vị cao hơn là một điều xa xỉ, chúng tôi phải tham gia Hải quân, lục quân hoặc không quân, hoặc làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng. Tôi đã cố gắng tham gia Hải quân, nhưng tôi bị mù màu, và họ nói rằng "Không, chúng tôi không muốn có bất kỳ binh sĩ mù màu nào trong hải quân Mỹ."

T.C. Sottek: Ông đã từng bị ai trêu về tên gọi Tiến sĩ Doom trong quá trình chế tạo bom hay không?
Lewis G. Doom:
(Cười). Nhiều lần. Có rất nhiều người nhưng tôi không thể nhớ hết được. Và trên thực tế, khi còn trẻ, tôi từng nghĩ rằng tôi sẽ trở thành tiến sĩ.

Thật ra, tên ban đầu của tôi là Garth. Cha của tôi đã qua đời khi tôi mới 1 tuổi rưỡi. Ông ấy sở hữu rất nhiều ngựa đua và đó cũng là việc kinh doanh của ông ấy. Lúc đấy, bác sĩ vừa thực hiện ca mổ viêm ruột thừa cho cha tôi, nhưng 5 ngày sau đó ông có một cuộc đua lớn sắp diễn ra. Ông nói với bác sĩ rằng "tôi muốn đi" và bác sĩ trả lời "tuyệt đối không được". Nhưng cha tôi đã lập luận, lập luận và lập luận, cuối cùng bác sĩ đành nói "tốt thôi, nhưng nếu bạn đừng quá phấn khích."

Vị bác sĩ đề ra 2 điều kiện: dẫn theo y tá và không được quá phấn khích. Cha tôi đồng ý. Trong giai đoạn nước rút của cuộc đua, con ngựa của cha tôi và đối thủ đang cạnh tranh nhau sát nút ở chặng cuối cùng để phân định thắng thua. Khi đó, cha tôi đã nhảy lên nhảy xuống để cổ vũ, và thế là, các vết mổ hoàn toàn bung ra. Khoảng 4 hoặc 5 ngày sau, mẹ tôi nhận tin đến nhận di thể của cha tôi. Ông ấy đã qua đời. 4 năm sau, mẹ tôi tái giá với một người đàn ông khác tên Doom. Ông là một người gốc Hà Lan nên tên chính xác của ông là Dume. Tôi nghĩ rằng ký tự Mỹ không đủ nên cuối cùng, tên của chúng tôi là Doom.

Tham khảo Theverge, Wiki (1), (2), Nytimes
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn