Header ads

Header ads
» » Keo dán phẫu thuật lấy cảm hứng từ loài trai, đóng vết thương hở trong vòng chưa tới 60 giây

Tinhte-keo-lay-cam-hung-tu-trai-2.

Khả năng bám chặt vào những tảng đá dưới đáy biển của loài trai là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Mới đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Pohang, Hàn Quốc đã vận dụng điều đó để phát triển nên loại keo phẫu thuật giá rẻ, độ an toàn cao và ít để lại sẹo sau khi phẫu thuật hoàn tất.

Sau khi phẫu thuật hoàn tất, kim và chỉ (có thể thêm miếng đệm) là những dụng cụ phổ biến để đóng vết mổ lại, giúp cho các thành phần cơ thể có điều kiện từ từ liên kết lại với nhau. Tuy nhiên, cách làm này có thể để lại sẹo và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng, điển hình là đối với những phần thịt hoặc cơ quan nhạy cảm. Do đó, các nhà khoa học luôn tìm cách phát triển một loại chất kết dính đủ mạnh để giữ tổ chức mô liên kết được với nhau trong môi trường ẩm ướt nhưng vẫn đảm bảo không tạo ra các phản ứng hóa học bất lợi đối với cơ thể.

Từ lâu giới khoa học đã bắt đầu nghiên cứu loại protein mà loài trai sử dụng đê bám chặt vào đá, tàu bè,… và tìm cách ứng dụng nó. Hồi năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học bắc Carolina từng đã tìm cách dùng loại protein này kết hợp với công nghệ in phun để phát triển một loại chất kết dính nhân tạo. Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Massachusett (MIT) đã chế tạo ra loại chất kết dính không thấm nước có thành phần tương tự như loại protein nói trên.

Tinhte-keo-lay-cam-hung-tu-trai-1.
Lần này, các nhà nghiên cứu tại Đại học khoa học công nghệ Pohang đã chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Giải pháp của họ lấy cảm hứng từ loại amino acids mang tên tyrosines có thể tìm thấy ở loài chuồn chuồn và biểu bì côn trùng. Đây là loại hợp chất được tạo ra sau quá trình tiếp xúc với ánh sáng khả kiến có tác dụng tăng cường sức mạnh và khả năng bám dính ở côn trùng.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi bổ sung tyrosines vào loại protein lấy từ loài trai, sau đó chiếu sáng nó bằng ánh sáng khả kiến màu lam, phản ứng quang hóa diễn ra ngay lập tức. Khi đó, các phân tử tyrosines sẽ liên kết với các chuỗi protein và hình thành nên cấu trúc dạng lưới ổn định hơn và cho khả năng bám dính cao hơn.

Nhóm nghiên cứu gọi đây là loại chất kết dính có nguồn gốc từ protein của loài trai có thể kích hoạt bằng ánh sáng (LAMBA). Đây là loại keo thích hợp để sẽ được áp dụng để làm keo dán trong phẫu thuật. Trong thử nghiệm tiến hành trên động vật, nhóm cho biết rằng nó có khả năng đóng những vết thương chảy máu trong vòng chưa tới 60 giây, sau đó, vết thương sẽ lành lại và không bị kích thích hoặc có sẹo.

Tham khảo Đại học Pohang
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn