Header ads

Header ads
» » Những lời châm biếm có thể tăng cường nhận thức, kích thích sáng tạo ở cả người nghe lẫn người nói

Tinhte_vui-01.
ảnh minh họa

Những lời châm biếm thường khó để người khác chấp nhận, nhưng theo nghiên cứu vừa công bố bởi Đại học Harvard thì quá trình khơi mào cho những gây gổ hoặc nói lời châm biếm có thể cải thiện sự sáng tạokhả năng nhận thức của cả người nói lẫn người nghe. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Organizational Behavior and Human Decision Processes mới đây.

Để xác định xem sự châm biếm có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng nhận thức, nhóm nghiên cứu xếp các tình nguyện viên vào 1 trong 3 nhóm mô phỏng các đoạn hội thoại châm biếm, chân thành hoặc trung lập. Ngay sau khi trải qua bài test hội thoại, các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ nhằm kiểm tra tính sáng tạo của họ.

Cuối cùng, nhóm phát hiện rằng những người có tham gia vào đoạn hội thoại châm biếm sẽ thực hiện các tác vụ đòi hỏi tính sáng tạo tốt hơn so với 2 nhóm còn lại. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng sự châm biếm có thể kích thích khả năng nhận thức cao hơn bởi lẽ để hiểu và truyền tải một thông điệp mang tính châm biếm, não cần phải sử dụng tư duy sáng tạo. Và cũng do đó nên đối với cả 2 phía, bị châm biếm và được châm biếm đều nhận được sự kích thích này.

Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư khoa quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard Francesca Gino nhận định: "Điều này cho thấy sự châm biếm có khả năng kích thích sự sáng tạo đối với mỗi người." Ngoài ra, giáo sư Gino chỉ ra rằng có thể, những người có khả năng sáng tạo một cách tự nhiên có xu hướng sử dụng những lời châm biếm, coi đó như là kết quả của mối quan hệ chứ không phải là nguyên nhân.

Giáo sư Adam Galinsky tại Đại học kinh doanh Columbia, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ cách làm thế nào để người bị châm biếm có thể nhận được những lợi ích tích cực của nó: Cả phía người nói lẫn người nghe phải có khả năng vượt qua được sự mâu thuẫn giữa nghĩa đen và những gì người châm biếm muốn diễn tả. Nói cách khác, nếu 2 người thật sự là bạn tốt của nhau và người này châm biếm người kia, họ sẽ nhận được lợi ích từ cuộc nói chuyện bởi lẽ họ không hiểu lời của người kia theo nghĩa đen.

Mặt khác, nếu họ không phải là bạn, họ có thể không hiểu được những lời người kia nói là đùa hay là thật và do đó, họ sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào thậm chí là gây hỏng mối quan hệ. Giáo sư Galinsky cho biết: "Đây là một quá trình kích hoạt và tạo điều kiện cho tư duy trừu tượng hoạt động, từ đó kích thích tư duy sáng tạo của con người."

Cuối cùng nhóm nghiên cứu hy vọng kết luận này sẽ khích lệ con người có cái nhìn mới hơn về sự châm biếm và tìm được cách thích hợp để sử dụng nó một cách đúng đắn. Trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục đào sâu nghiên cứu những đặc điểm của sự châm biếm, là đùa bỡn, góp ý hay phê phán, cũng như nội dung và giọng nói lúc châm biếm sẽ ảnh hưởng thế nào tới khả năng nhận thức. Do đó trước khi các nhà khoa học có câu trả lời chi tiết hơn, chúng ta chỉ nên châm biếm vui vẻ đối với những người bạn bè thân thuộc nhất mà thôi.

Tham khảo Dailymail
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn