Header ads

Header ads


Tại sao lại là JavaScript?
Nếu như theo dõi các xu hướng phát triển ứng dụng nói chung cũng như các nền tảng phát triển ứng dụng có giao diện người dùng nói riêng hẳn các bạn cũng có thể nhận ra một xu thế khá nổi bật và gần như sẽ hội tụ về một mối:
Loại ứng dụng clientNền tảng
Mã nguồn
Biên dịch
<Markup>
Thông dịch
DesktopWindows FormC#
DesktopJava SwingJava
MobileWindowMobileC++, C#, v.v…
Mobile*JavaMEJava
DesktopWPFC#*.XAML
DesktopJavaFXJava*.FAML
MobileAndroidJavaResource.xml
MobileiOSObjective CResource.nib | Resource.storyboard
WebBrowser*Html+CSSJavaScript
DesktopChromeOSHtml5+CSS3JavaScript
DesktopWindows 8[Metro]Html5+CSS3JavaScript
MobileWindows Phone 8[Metro]Html5+CSS3JavaScript
AppPhoneGap, Sencha, v.v…Html5+CSS3JavaScript
:)
Tại sạo lại là OOP?
OOP là cách thức lập trình rất tự nhiên, nếu tiếp cận theo OOP chương trình của bạn có khả năng tái sử dụng cũng như bảo trì dễ dàng hơn trong quá trình phát triển.
Tại sao lại là OOP và JavaScript?
Chúng ta thường nghe nói JavaScript là một ngôn ngữ không mạnh về hướng đối tượng.  Nhưng thực tế, JavaScript là ngôn ngữ tuyệt vời để viết các ứng dụng theo phong cách hướng đối tượng. Thông qua cơ chế nguyên mẫu (prototype) JavaScript có thể đem lại những đặc tính cơ bản của lập trình hướng đối tượng (như tính kế thừa, tính đa hình, tính bao gói, tính trừu tượng), tuy không thực sự đầy đủ. Cách lập trình hướng đối tượng trên JavaScript khác với các ngôn ngữ lập trình khác như C#,Java… bởi JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản được thực thi bởi các trình thông dịch. Với tất cả các lý do đó chuỗi bài viết về OOP và JavaScript sẽ giúp người đọc, những người mong muốn có thể viết được các ứng dụng hữu ích dựa trên ngôn ngữ này, có một cách nhìn tổng quan, căn bản về lập trình hướng đối tượng với JavaScript. Chuỗi bài viết này sẽ không phải là một bài trình bày chi tiết về JavaScript, bởi điều đó đã có rất nhiều cuốn sách hay về JavaScript mà các bạn có thể tham khảo và tìm đọc. Hầu hết những gì đề cập trong bài viết này đều dựa trên kinh nghiệm của cá nhân cũng như những kinh nghiệm mà tôi đã thu lượm được từ nhiều nguồn, vậy nên không có gì ngạc nhiên nếu các bạn thấy nó không có gì là mới mẻ, tuy nhiên, hi vọng không phải là toàn bộ bài viết này :). Một sự so sánh khập khiễng nhưng thực tế là JavaScript thật sự có thể làm được nhiều điều mà ngay cả các ngôn ngữ như C# hay Java không thể làm. Nếu bạn không tin, hãy bắt đầu với một cuốn sách về JS trên tay hoặc đơn giản chỉ cần theo dõi hết tài liệu này!:D.
JavaScript và lập trình hường đối tượng – Phần 1  JavaScript không phải là Java! Đúng vậy! Nhưng các bạn có thể hỏi: Tại sao cả hai đều có chữ Java? Thật dễ hình dung điều này nếu chúng ta quan sát các nhãn hiệu, các sản phẩm trên thị trường ví dụ như Windows, Lindows, hay Bindows… Cái tên JavaScript đã được đổi tên từ LiveScript vào phút chót bởi phòng marketing của hãng Netscape. Trái ngược với nhận thức của mọi người, JavaScript không phải là ngôn ngữ theo dòng C/C++, nhưng thật không may cho nó vì ra đời sau Java và có tên gần giống cũng như một số cú pháp có kiểu tương tự Java nên khó tránh sự hiểu lầm. Dưới đây là một số đặc điểm về JavaScript mà phần nào sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về JavaScript cũng như hiểu đúng về nó:
– Code của JS được phiên dịch động (thông dịch): điều này có nghĩa là tại thời điểm chạy, code được lưu dưới dạng text và dịch thẳng sang các chỉ thị máy khi chương chình thực thi, không giống như các ngôn ngữ khác như C hay Java là code phải được biên dịch trước khi chạy.
– Các hàm (function) trong JavaScript là lớp đối tượng đầu tiên: Các hàm trong JavaScript có thể gắn thêm vào các đối tượng như là các phương thức của đối tượng đó, tuy nhiên chúng có thể được gọi trong một ngữ cảnh khác hoặc có thể gắn vào cho một đối tượng khác trong thời điểm chạy thật. Khác với các ngôn ngữ khác như Java chẳng hạn, các phương thức của mỗi đối tượng đều chỉ được gọi bởi đối tượng thuộc lớp và chỉ thuộc về đối tượng đó.
– Đối tượng trong JavaScript là prototype-base: Điều này nghĩa là bất cứ một đối tượng nào trong JavaScript được mô tả như là một đối tượng, cái thực ra là các mảng kết hợp dưới vỏ bọc như là các object. Sử dụng các prototype có thể giả lập các đối tượng tương tự như các đối tượng trong Java nhưng đó thực sự chỉ là bề ngoài mà thôi. Có thể những điều nêu trên đây xem ra có vẻ khó hiểu, do vậy nếu không hiểu các bạn có thể xem nó như là đọc cho biết vậy!. Tuy nhiên trong các phần sau của bài viết, các bạn sẽ được hiểu rõ hơn qua các minh họa cụ thể. Còn bây giờ, chúng ta sẽ đi ngay vào chủ đề chính: JavaScript và lập trình hướng đối tượng (OOP).
Tạo một Object trong JavaScript.
1- Tại sao lại phải là Object? Như các bạn đã biết, lập trình với các object thực sự tiện lợi, thứ nhất chúng có thể tương tác như các đối tượng trong thực tế, tiếp đến là khả năng tái sử dụng và bảo trì code dễ dàng hơn rất nhiều so với cách lập trình chỉ sử dụng các hàm (tất nhiên là chúng ta có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp bởi hầu hết các đoạn mã viết bằng JavaScript thường không quá lớn). Một đặc điểm đặc trưng khi làm việc với các object là chúng ta làm việc với các thuộc tính và các phương thức của chúng. Có thể hiểu một cách đơn giản:
Đối tượng (Object) = Dữ liệu (Data) + Hành động (Action)
... (còn nữa)
Xem chi tiết và các bài về kỹ năng lập trình bạn nhấn vào đây
Tham gia thảo luận và khóa học bạn nhấn vào đây

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn