Header ads

Header ads
» » Cách phân biệt địa chỉ IP thuộc lớp nào


Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1 và bit thứ 2 là 0 thuộc lớp B, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0 thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp D. Lớp E là các địa chỉ còn lại.
Bảng sau tóm tắt ý tưởng này: Lớp IP Dạng địa chỉ IP (x là bit bất kỳ) Network mask mặc định (default network mask)
A 0xxxx.......xxx 255.0.0.0
B 10xxx.......xxx 255.255.0.0
C 110xx.......xxx 255.255.255.0
D 1110x.......xxx (không dùng)
Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được biểu diễn dưới dạng nhị phân thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa chỉ đó thuộc về lớp A.
Cách chia số thập phân sang nhị phân như sau:
Ví dụ: 11810, trong hệ thập phân là:
Phép tínhSố dư
118 ÷ 2 = 590
59 ÷ 2 = 291
29 ÷ 2 = 141
14 ÷ 2 = 70
7 ÷ 2 = 31
3 ÷ 2 = 11
1 ÷ 2 = 01
Lược trình các con số dư theo thứ tự từ dưới lên trên, cho chúng ta một số nhị phân 11101102.
Hay ta có:
+ Địa chỉ lớp A bắt đầu bằng bit 0, và như vậy octet đầu có giá trị dec từ 1 -> 126.
+ Địa chỉ lớp B bắt đầu bằng bit 10, và như vậy octet đầu lớp B đi từ 128 -> 191
+ Địa chỉ lớp C bắt đầu bằng bit 110, từ 192 -> 223
+ Địa chỉ lớp D bắt đầu bằng bit 1110, từ 224 -> 239 dùng cho multicast
+ Địa chỉ lớp E bắt đầu bằng bit 11110, từ240 -> 254 làm cho các thí nghiệm.

Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy toàn bit 0), và địa chỉ cao nhất của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit 1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể có trong một lớp sẽ phụ thuộc vào số bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu gọi số bit 1 trong network mask là x thì số địa chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp là 2^x.
Tuy nhiên, vì mỗi lớp bị phụ thuộc vào vài bit đầu tiên quy định nên số địa chỉ mạng tối đa thật sự trong mỗi lớp sẽ là 2^x - 2^(số bit cố định của lớp tương ứng).
Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ. Phần còn lại ngoài địa chỉ mạng sẽ là địa chỉ máy.
Tương tự cũng có 2 địa chỉ máy dành riêng (địa chỉ thấp nhất và địa chỉ cao nhất) trong mỗi địa chỉ mạng.
Như vậy, số địa chỉ máy có thể có trong mỗi mạng sẽ là 2^(32 - x) - 2. Công thức tính đơn giản giống công thức tính số địa chỉ mạng. Chỉ khác một điều là ta dùng số bit 0 (32-x) thay vì dùng số bit 1 (x). Như vậy, một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp B, và A. Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong một mạng thuộc lớp đó

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn