Huawei G7 Plus hay còn có tên gọi khác là Huawei G8 là chiếc điện thoại tầm trung giá tốt mới nhất của Huawei, được đầu tư nhiều không những về thiết kế với nhôm nguyên khối mà cả về sức mạnh của camera trong tầm giá với cảm biến ảnh Sony 13MP khẩu độ f/2.0 thế hệ thứ 4 dùng hệ màu WRGB thay cho hệ màu RGB truyền thống, flash kép và được tích hợp công nghệ chống rung quang học 1.2 độ, trong khi đó theo Huawei thì iPhone 6 Plus chỉ là 0.6 độ, khả năng quay phim FullHD 1080p, camera trước 5MP khẩu độ f/2.4 với thiết kế 5 lớp thấu kính...
Về phần mềm camera, Huawei cũng đã đơn giản rất nhiều giao diện của công cụ chụp ảnh này. Họ chia làm 03 lớp từ các chế độ chụp dễ nhất chỉ bấm và chụp cho đến chuyên hơn chỉnh hiệu ứng cho đến tự chỉnh chuyên sâu hơn về màu sắc và ISO. G7 Plus không cho phép người dùng thay đổi tốc độ chụp cũng như lấy nét tay.
Khi ở giao diện chính chụp ảnh, bạn chỉ cần để ý chọn điểm lấy nét hoặc có thể đo sáng rồi chụp thôi, ngoài ra, nếu muốn hình đẹp hơn thì có tuỳ chọn chụp làm đẹp chân dung hoặc chế độ chụp thức ăn, quay phim và chụp timelapse. Nếu muốn hình ảnh màu mè hơn thì có các preset màu có sẵn để bạn chọn lựa. Chế độ chuyển đổi camera trước sau và bật tắt flash cũng được đưa ra ở đây, mọi thứ khác bạn phải vào sâu bên trong mới chỉnh được![]()
![]()
Các chế độ chụp nhanh của Huawei G7 Plus, rất đơn giản và dễ sử dụng, những tác vụ hay dùng như chụp, quay, làm đẹp, timelapse, chụp thức ăn cũng như tắt mở đèn flash đều được đưa ra phía ngoài để tiện thao tác
![]()
Nếu muốn màu mè hơn bạn có thể bấm chọn vào nứt hiệu ứng với 08 hiệu ứng giả lập màu có sẵn hoặc nút chuyển đổi camera trước sau.
![]()
Ngoài ra, nếu muốn chụp nhiều chế độ hơn, bạn phải vào sâu phía trong một bước nữa. Đây là giao diện phía trong của camera sau khi bạn bấm vào nút Settings có biểu tượng ba gạch trên màn hình.
Tại đây bạn có những lựa chọn với các chế độ sau:
- Bật tắt chế độ chụp HDR
- Bật chế độ Best photo: tức là khi bạn bấm nút chụp, máy sẽ chụp liên tiếp 10 tấm ảnh, sau đó máy sẽ chọn ra 01 tấm đẹp nhất cho bạn lưu lại, tuy nhiên, bạn cũng có thể can thiệp vào quá trình này nếu bạn muốn lưu nhiều ảnh hơn trong 10 tấm đó.
- Audio note: khi bạn chụp 01 tấm ảnh xong, máy sẽ kích hoạt chế độ ghi âm những ghi chú của bạn về bức ảnh đó trong vòng 10 giây và sẽ gán kèm nó chung với file ảnh của bạn.
- Chế độ Panorama: khi bạn bật chế độ này lên, máy chỉ cho phép bạn quét theo hướng từ trái qua phải hoặc từ dưới lên trên nếu bạn muốn chụp pano đứng. Mình có thử trải nghiệm chức năng này và thấy chế độ ghép pano này rất hiệu quả, rất ít bị lỗi xãy ra mặc dù có nhiều trường hợp quét ngang những chủ thể chuyển đoojng ngang qua trước ống kính
- All-focus: thực ra đây là chế độ chụp trước lấy nét sau thường thấy ở những điện thoại ra mắt gần đây, sau khi bạn chụp xong, xem lại ảnh bạn sẽ thấy biểu tượng All-focus hiện lên phía trên, khi đó bạn cần bấm vào nó để có thể lấy nét lại tấm ảnh đó theo ý mình.
- Watermark: bạn có thể chèn những thông tin như địa điểm và thời tiết lên trên bức ảnh của mình, bạn cần có internet để máy định vị được vị trí hiện tại của bạn.
Nếu bạn cần tinh chỉnh sâu hơn, bạn có thể vào tiếp setting để có thể chỉnh thêm các thông số như ISO, cân bằng trắng, lấy nét tracking hoặc kích hoạt chế độ chụp nhanh của máy...
![]()
Tương tự như chụp ảnh, menu setting của quay phim cũng có nhiều option để ta chọn lựa dễ dàng hơn như việc bật tắt chế độ chống rung quang học khi quay hoặc tracking liên tục theo chủ thể khi quay...
![]()
Camera trước với những tuỳ chỉnh chủ yếu hỗ trợ selfie là chính, giao diện camera cũng tương tự như camera sau, cũng chia làm 03 lớp
![]()
Đây là giao diện phía trong của camera trước khi bạn bấm vào nút Settings có biểu tượng ba gạch trên màn hình.
Tại đây bạn có những lựa chọn với các chế độ sau:
- Audio note: khi bạn chụp 01 tấm ảnh xong, máy sẽ kích hoạt chế độ ghi âm những ghi chú của bạn về bức ảnh đó trong vòng 10 giây và sẽ gán kèm nó chung với file ảnh của bạn.
- Chế độ Panorama: giúp bạn chụp selfie với góc rộng hơn bằng cách xoay camera qua về hai bên.
- Watermark: bạn có thể chèn những thông tin như địa điểm và thời tiết lên trên bức ảnh của mình, bạn cần có internet để máy định vị được vị trí hiện tại của bạn.
- Mirror: chế độ lật hình của bạn lại để xem tự nhiên hơn.
Tương tự, nếu bạn cần tinh chỉnh sâu hơn, bạn có thể vào tiếp setting để có thể chỉnh thêm các thông số như ISO, cân bằng trắng, lấy nét tracking hoặc kích hoạt chế độ chụp nhanh của máy...
Còn đây là chế độ xem ảnh của Huawei G7 Plus, tại đây ta có thể xem chi tiết hơn về bức ảnh như xem được thông số khẩu độ, tốc độ, ISO, ngày tháng chụp... Đặc biệt có thêm biểu đồ Histogram giúp bạn kiểm tra nhanh hình của mình chính xác hơn.
![]()
Phần chỉnh sửa ảnh có rất nhiều tuỳ chọn để ta có thể xử lý file theo ý mình.
Một số ảnh mà mình chụp thử những chế độ trên bằng Huawei G7 Plus:
HDR: bên trái là hình auto, bên phải HDR
![]()
![]()
![]()
![]()
Watermark
![]()
![]()
Allfocus
![]()
Panorama ngang và đứng![]()
![]()
Cám ơn các bạn đã theo dõi.