Crop để cân chỉnh lại bức hình có góc góc nhìn phù hợp làm nổi bật chủ đề. Cắt bớt phần dư thừa không có ý nghĩa hoặc làm xấu bức ảnh mà khi chụp ta không thể chọn góc khác được. Làm cho bức ảnh có sự cân bằng hài hoà hơn. Có nhiều tình huống chụp vội hoặc vị trí đứng chụp cố định, hoặc giới hạn thiết bị, bức ảnh có bố cục không ưng ý, crop để tái bố cục cho ưng ý vừa con mắt riêng từng người hơn.
Nếu đã từng tham gia các buổi thảo luận "chụp ảnh không khó" của Camera Tinh Tế, bạn từng được minh nói về việc tìm hiểu cách sắp xếp bố cục và học cách xén hình ảnh trên máy ảnh hay điện thoại. Với cách đó, bạn có thể có những bức ảnh bố cục tuyệt đẹp và hạn chế bớt thời gian bạn phải xử lý hậu kỳ. Nhưng, khổ nỗi là khi bạn về nhà với những bức ảnh bị cắt xén quá tệ đến nỗi làm phân tán các yếu tố hậu cảnh, mất tập trung, thậm chí bố cục cũng trông không được mắt. Nếu đang là người chụp chân dung, thì ngay đến một vật thể gây phân tán nhỏ nhất cũng có thể đẩy sự chú ý của người xem hướng sang chỗ khác chứ không phải những gì bạn muốn làm họ tập trung nhìn vào. Những lúc như thế, thay vì xóa bỏ bức ảnh, mình muốn mang lại cho nó một cơ hội khác. Những bức hình kỷ niệm đều quý giá. Việc cắt xén các bức ảnh trong giai đoạn xử lý hậu kỳ sẽ mang lại cho bạn một cơ hội khác để tái tạo khung hình cho nó, và có nhiều cách khác nhau bạn có thể thực hiện để có được thành công như ý.
Đây là bức ảnh mình chụp trong một viện bảo tàng. Khách tham quan ngắm cảnh vật và di chuyển rất nhanh, mình chỉ kịp đưa điện thoại lên (LG V10) chụp nhanh nên bố cục không ưng ý, có nhiều phần dư thừa:
![]()
Cắt xén bớt phần dư thừa gây phân tâm:
Ok! Trước khi "xâm mình" bước vào thế giới cắt xén, việc tốt nhất là hãy luôn ghi nhớ trong đầu những điểm sau đây :
- Cắt xén ảnh không phải là một việc bắt buộc, nó chỉ được thực hiện khi bức ảnh bạn chụp có cấu trúc thành phần, bố cục không như ý mà thôi. Vì vậy, hãy cố gắng bố cục khung hình đúng ý đồ ngay khi bấm nút chụp.
- Cắt xén không phải là việc thường xuyên nên làm. Bởi vì khi cầm máy đối diện với chủ thể, có thể bạn chụp với ý tưởng hay cảm xúc khác, khi crop tái bố cục bạn có thể nghĩ khác về bức ảnh.
- Giữ lại file ảnh gốc sau khi crop hoặc chỉnh sửa, có thể sau này cần dùng. Nếu sử dụng trên máy tính như Lightroom hay Photoshop thì phải đảm bảo là đã lưu lại file ảnh gốc; nếu thực hiện trên điện thoại thì hãy cẩn thận vì có nhiều ứng dụng chỉnh sửa (edit) không lưu ảnh gốc cho bạn, bấm save là lưu luôn kết quả đè chồng lên ảnh gốc.
- Nếu mục đích của bạn là sau này sẽ in các bức ảnh ra giấy hoặc để treo, thì kích thước hoặc "tỉ lệ tương ứng" của bức ảnh bạn cắt xén phải tùy vào kích cỡ được in. Các 'Lab' thường thích làm việc với các cỡ in tiêu chuẩn hơn, vì như thế mới có thể hạn chế được đôi chút việc cắt xén (sẽ nói thêm ở phần cuối bài này).
- Tránh đừng cắt xén quá nhiều tại những vùng nhỏ của bức ảnh, vì như vậy sẽ làm giảm đáng kể độ phân giải. Nếu bạn cắt xén quá mức, sẽ gây thêm nhiều vấn đề "xấu" cho bức ảnh. Hãy nhớ, nếu độ phân giải của bức ảnh gốc đã quá thấp, bạn không còn cần đến lợi ích của việc thu nhỏ ảnh bằng crop.
- Nếu bạn muốn áp dụng cách cắt xén một cách khéo léo, thì tốt nhất là bắt đầu với một bức ảnh sắc nét 100% khi nhìn bằng mắt thường. Nếu bức ảnh không bị nhiễu hạt và rất sắc nét, bạn có thể cắt xén nó theo mức độ điểm ảnh mà không phải lo lắng về khả năng làm giảm chất lượng bức ảnh sau khi hoàn thành.
Một vài gợi ý khi cắt (crop) hình ảnh:
1 - Chuyển ngang thành dọc và ngược lại
Tùy chọn cơ bản nhất cho việc cắt xén là chuyển ảnh ngang thành ảnh dọc và ngược lại. Kiểu cắt xén này cực kỳ dễ thực hiện, vì bạn chỉ cần chọn công cụ cắt xén rồi vạch thành một hình chữ nhật ngay trong bức ảnh theo chiều ngang hay dọc, nghịch với bức ảnh gốc nguyên bản (có lẽ là tốt hơn hết là nên lưu dự phòng tỉ lệ tương ứng của ảnh gốc). Cả Lightroom lẫn Photoshop đều cung cấp các công cụ cắt xén dễ dàng thực hiện thao tác này.
Đây là tấm ảnh nguyên thuỷ, chụp khung đứng - Đèo Hải Vân
![]()
Chuyển qua ngang tạo sự tò mò chẳng hạn:
![]()
Hay như đây là khung ngang: ảnh gốc chụp trong nhà thờ: Toàn cảnh kiến trúc hút mắt hơn là người ngồi đọc kinh.
![]()
Cắt xén chuyển khung đứng, đường dẫn tập trung nhiều hơn về người ngồi:
2 - Đưa ra một phối cảnh khác
Đôi khi bạn có nhiều bức ảnh được chụp giống nhau hàng loạt, thay vì xóa đi những bức trùng lặp mà có thể chẳng bao giờ dùng đến, tôi chọn cách xén bớt một chút để đưa ra một khung hình khác (bạn cũng có thể làm như vậy với chỉ một bức ảnh duy nhất, bằng cách tạo ra một bản sao trên máy tính). Việc này giúp đưa thêm chi tiết vào nội dung ảnh. Bạn có thể dùng phương pháp tương tự khi chụp các nhóm nhiều đối tượng.
Trước khi cắt : tấm này gửi tặng anh bạn chụp hình
![]()
Sau khi cắt : tấm này gửi tặng hai cô gái.
(À lúc mình đưa máy lên chụp, hai cô đang nhìn cái máy to của anh kia, mình giả bộ la lên một cái, hai cô nhìn qua mình là bấm nút chụp liền![]()
3 - Cắt xén để kéo gần đối tượng và theo quy tắc một phần ba
Bố cục khung hình ngay khi chụp phụ thuộc vào kinh nghiệm của người cầm máy rất nhiều. Tuy việc nghiên cứu cách làm thế nào để lên bố cục cho đẹp trên máy ảnh sẽ tiếp tục bằng kinh nghiệm, nhưng nhiều khi mình vẫn c với chụp các bức ảnh có chủ thể chính nằm chính giữa khung hình. Điều này xảy ra khi tôi thiết lập máy ảnh ở chế độ AF-C, chụp liên tiếp với chức năng lấy nét tự động và như thế không có cách nào để chuyển ngay qua chọn điểm lấy nét và xếp đặt lại bố cục được. Máy ảnh lấy nét tốt nhất tại các điểm lấy nét ở trung tâm (đặc biệt là trong các môi trường ánh sáng yếu ở trong nhà), nên việc đặt chủ thể chụp nằm càng gần trung tâm khung hình là một chọn lựa an toàn, nhất là trong hoàn cảnh ánh sáng giới hạn. Điều này đặc biệt đúng khi chụp các chi tiết nhỏ, close-up, macro, sản phẩm.... Bức ảnh sẽ đạt được độ sắc nét tốt nhất, nhưng phải crop bố cục lại. Những lúc như vậy, mình cắt xén bức ảnh để làm cho nó trở nên ưa nhìn đối với người xem và kéo những chi tiết quan trọng lại gần hơn.
Ảnh nguyên bản:
![]()
Và đây là bức ảnh sau khi tôi đã cắt xén:
![]()
Tình huống khác:
![]()
Sau khi về xem, mình lại muốn tập trung đôi mắt nhiều hơn, những vật thể phía sau của tấm trên có phần làm phân tán sự tập trung về đôi mắt của bé gái. Mình crop lại như sau:
4 - Cắt bỏ những phần dư thừa gây mất tập trung
Không phải lúc nào cũng có thể chụp được những bức ảnh không có những chi tiết thừa, gây mất tập trung (làm 'loãng' bố cục ảnh). Đôi khi tại vì bạn hông chịu khó thay đổi vị trí chụp hoặc di chuyển các đối tượng trong khung hình để có một bức chụp 'sạch', không gây mất tập trung; cũng đôi khi đi chụp chung đông người thành hội có ảnh giống nhau. Mặc dầu đã làm hết sức để giảm bớt những vấn đề như thế trong khi chụp ảnh, và có một số tình huống vẫn chẳng có chọn lựa nào khác ngoài việc cứ để vậy rồi xén bớt sau. Có những lúc, thậm chí sau khi chụp xong, bạn mới để ý thấy những chi tiết gây mất tập trung và thế là việc cắt xén trở thành cứu tinh !
Tấm này mình chụp máy film, vị trí đứng không thể thay đổi:
![]()
Thấy phần nước phía trước hơi nhiều, mõi người mỗi ý, thử bớt phần nước để đưa chủ thể lại gần hơn:
5 - Xóa bỏ những khoảng trống thừa
Ngoại trừ có những ý đồ để một "không gian âm" rông lớn chiếm đến 9/10 khung hình với ý tưởng lạ đời nào đó. Còn việc có khoảng trống không cần thiết hầu như luôn là một vấn đề về bố cục ảnh. Dù bạn có nghĩ thế nào đi nữa về những bức ảnh như thế, nhưng nếu chỉ cảm thấy nó trông có vẻ gì đó không đúng lắm và muốn khung hình được thu nhỏ hơn một chút, thì cách tốt nhất là hãy cắt bớt phần không gian thừa, như các ví dụ bên dưới.
Anh em xem thử các tình huống cắt như sau:
Ảnh gốc: giới hạn thiết bị, không thể zoom lại:
![]()
Cắt bớt một chút vẫn giữ khung ngang:
![]()
Cắt thành khung đứng, lấy nhiều phần nước:
![]()
Cắt thành khung đứng, nhưng lấy nhiều phần trời:
6 - Thay đổi tỉ lệ tương ứng
Có một số lý do tại sao mình thích giữ lại tỉ lệ tương ứng chuẩn và chọn chúng để cắt xén.
- Thứ nhất, đa số người ta quen nhìn các bức ảnh hình chữ nhật.
- Thứ hai, tôi dễ hình dung ra việc sắp xếp bố cục và lên khung cho bức ảnh hình chữ nhật hơn.
- Thứ ba, những bức ảnh hình chữ nhật trông đẹp hơn khi được 'post' lên các websites mà thường đã được giới hạn các đường lề của khung hình – ảnh vuông có thể chiếm quá nhiều không gian nếu kéo giãn ra cho đúng kích thước, trong khi những bức ảnh toàn cảnh thì lại trông có vẻ nhỏ xíu khi làm như vậy.
- Thứ tư, tôi có nhiều tùy chọn in và lên khung cho các tỉ lệ tương ứng chuẩn và không cần phải dùng đến cách lên khung do tự tay mình đặt ra.
- Và sau cùng, tôi chỉ cần xử lý với một tỉ lệ tương ứng, vì nó chuẩn hóa tiến độ làm việc của mình. Tôi sẽ không muốn kết thúc với các bức ảnh có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau – vậy thì chỉ phá vỡ toàn bộ cảm nhận trực quan của cá nhân mình mà thôi.
![]()
Trong khi tôi thích lưu giữ các tỉ lệ tương ứng nguyên thủy lại, thì một số người không nghĩ đến chuyện thay đổi chúng trong quá trình cắt xén. Tất nhiên không có gì là sai khi làm như vậy và cũng chẳng có quy tắc nào buộc phải giữ lại tỉ lệ tương ứng. Đa số máy ảnh DSLR đều có tỉ lệ tương ứng 3:2 như máy chụp phim, trong khi các máy ảnh không gương lật Micro Four Thirds lại có một tỉ lệ tương ứng là 4:3 (do đây mà có tên goi như vậy) trông không giống hình chữ nhật mấy. Một số máy ảnh chụp phim 120mm có tỉ lệ tương ứng 1:1, nên luôn cho ra những bức ảnh hình vuông. Và nếu bạn định chụp ảnh toàn cảnh, thì các tỉ lệ tương ứng có thể rất đa dạng. Tuy chúng ta sẽ còn điểm qua các tỉ lệ tương ứng khác nhau để cắt xén ảnh trong một bài viết khác, nhưng bạn hãy chỉ nên giữ lại trong đầu những gì hoàn toàn là lựa chọn riêng của bạn.
Lưu ý: Nên crop theo nhiều cách, nhiều bố cục sắp xếp thành phần ảnh khác nhau, nên thử nhiều cách. Sáng tạo trong khi chụp và khi cần cũng nên thể hiện trong cách cắn xén hậu kỳ ảnh nữa:
![]()
![]()
![]()
Chúc làm việc (cắt xén ảnh) vui vẻ !