Header ads

Header ads
» »Unlabelled » Vì sao độ phân giải màn hình LCD và EVF của máy ảnh được tính bằng chấm?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao độ phân giải màn hình LCDEVF của máy ảnh được tính bằng "chấm" thay vì "điểm ảnh" như hầu hết những thiết bị công nghệ khác hay không? Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về sự thật đằng sau số "chấm" của màn hình LCD và EVF trên máy ảnh kỹ thuật số và cách chuyển đổi nó sang cách tính bằng điểm ảnh phổ biến.

Sự khác biệt giữa "chấm" và "điểm ảnh"
Đối với các thiết bị công nghệ như điện thoại, tablet, TV,…, độ phân giải màn hình thường được tính bằng "điểm ảnh" ( pixel). Khi trình chiếu, mỗi điểm ảnh sẽ hiển thị một màu sắc nhất định và nhiều điểm ảnh sẽ kết hợp lại để tạo ra hình ảnh mà chúng ta thấy. Nói một cách đơn giản, màn hình càng nhiều điểm ảnh thì càng sắc nét. Những độ phân giải phổ biến được tính trên điểm ảnh là SD (640x480), HD (1280x720, 720p), FullHD (1920x1080, 1080p), QHD (2560x1440, 1440p) 4K (3840x2160),…

pixels.
Cấu trúc màn hình RGB phổ biến với 1 điểm ảnh (pixel) được cấu tạo bởi 3 điểm ảnh phụ/chấm (sub pixel/dot)

"Chấm" (dot) thực chất là những điểm ảnh phụ (sub pixel) tạo nên một điểm ảnh (pixel). Thông thường, một điểm ảnh được cấu tạo bởi 3 điểm ảnh phụ đại diện cho 3 màu cơ bản (đỏ, xanh lá cây, xanh dương). 3 màu cơ bản này sẽ tuỳ biến để tạo ra màu sắc của điểm ảnh khi trình chiếu nội dung. Một số màn hình sử dụng "công nghệ RGBW" với việc bổ sung thêm 1 điểm ảnh màu trắng. Mục tiêu của điểm ảnh này là chỉ giúp cải thiện một số yếu tố ngoài lề như độ sáng, khả năng hiển thị ngoài trời,… nhưng không tác động đến độ nét mà mắt chúng ta cảm nhận.

Phương pháp chuyển đổi từ chấm sang điểm ảnh
Để chuyển đổi từ số chấm sang điểm ảnh, mình có công thức như sau:
Áp dụng hệ số tỉ lệ 3:2 (đối với màn hình LCD của Canon, Leica cùng một số dòng của Olympus và Panasonic) hoặc 4:3 (đối với ống ngắm điện tử EVF và màn hình LCD của NikonSony) chúng ta sẽ có độ phân giải tính theo điểm ảnh truyền thống. Nếu bạn không chắc tỉ lệ màn hình mà máy ảnh của mình sử dụng, bạn có thể set tỉ lệ chụp ảnh 3:2 (DSLR, mirrorless) hoặc 4:3 (Micro Four Third) rồi bật live view. Nếu phần live view phủ toàn màn hình thì máy dùng tỉ lệ mà bạn đã set, còn không thì là tỉ lệ còn lại.

2670729_tinhte.vn_Sony_Alpha_A7-II_15.
Sony A7ii có độ phân giải màn hình LCD là 640x480 và EVF là 1024x768

Mình lấy ví dụ máy ảnh mình đang sử dụng là Sony A7II được hãng công bố có độ phân giải màn hình LCD (WRGB) là 1.228.800 chấm và EVF "XGA" là 2.359.296 chấm, cả 2 đều dùng tỉ lệ màn hình 4:3. Nếu áp dụng công thức trên, chúng ta sẽ có độ phân giải tính theo điểm ảnh truyền thống là 640x480 đối với màn hình LCD và 1024x768 đối với ống ngắm EVF. Đây cũng là độ phân giải trên phần lớn các máy ảnh hiện nay, ngay cả những dòng cao cấp như A7rII hay D810 (chỉ tính màn hình LCD).

3568747_tren_tay_Leica_SL_Camera_Tinh_Te-8.
Ống ngắm EVF của Leica SL có độ phân giải 4,4 triệu chấm, tương đương 1440x1050 điểm ảnh

Kể cả trường hợp của Leica SL đắt tiền với độ phân giải ống ngắm EVF 4,4 triệu chấm cũng không hẳn ấn tượng khi chúng ta chuyển đổi từ chấm sang điểm ảnh khi dùng công thức trên: 1440x1050, tức là chỉ hơn HD một chút và kém hơn FullHD.

Ok, vậy số chấm thực sự không ấn tượng nhưng nó vẫn thể hiện độ nét của màn hình?
Đúng nhưng chưa 100% chính xác. Các chấm (điểm ảnh phụ) có mục đích là dùng để phối màu để tạo ra màu sắc cho điểm ảnh chính, vì vậy mắt người trên thực tế chỉ cảm nhận độ nét thông qua số điểm ảnh chính. Chẳng hạn với cấu trúc 1 điểm ảnh chính được cấu tạo bởi 3 chấm, chúng ta chỉ cảm nhận được 1 điểm ảnh duy nhất thay vì 3 chấm. Nói một cách hơn giản, sử dụng chấm để mô tả độ phân giải, hay chính xác hơn là độ nét, là không chính xác.
2815521_DSC_9601.
Đối với người dùng máy ảnh, đặc biệt là DSLR, ống ngắm luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi canh khung hình

Theo nhận xét của mình, việc các hãng sử dụng số chấm để thể hiện độ phân giải màn hình LCD và EVF của máy ảnh chủ yếu là vì mục đích tiếp thị. Rõ ràng nếu so với các thiết bị tích hợp màn hình khác như điện thoại hay tablet thì độ phân giải màn hình và EVF máy ảnh không thật sự ấn tượng, nếu không muốn nói là có phần lạc hậu.

Tuy nhiên trước khi bạn gạch đá các nhà sản xuất vì không tích hợp màn hình LCD độ nét cao cho máy ảnh, chúng ta cũng nên nhìn ở góc độ kỹ thuật và kinh tế một chút. Mặc dù việc sản xuất màn hình LCD độ phân giải cao là nằm trong khả năng công nghệ (điện thoại, tablet đều đã làm được), áp dụng nó lên máy ảnh là điều không thực sự cần thiết do người dùng thường thích dùng ống ngắm (điện tử hoặc quang học) hơn là màn hình LCD để canh khung hình. Ngoài ra nó còn khiến giá cả cũng như điện năng tiêu thụ tăng lên. Nhìn chung việc các hãng giữ độ phân giải màn hình LCD thấp là hợp lý để cân bằng giữa chi phí, thời gian sử dụng và nhu cầu của người dùng. Cũng cần lưu ý là mặc dù độ phân giải không cao, màn hình LCD trên máy ảnh thường có ưu điểm là được cân chỉnh tốt nên màu sắc thể hiện rất chính xác chứ không ảo như điện thoại hay tablet.

Còn đối với màn hình EVF, hiện tại theo mình biết thì ống ngắm EVF 4,4 triệu chấm trên Leica SL là cao nhất hiện nay. Mình chắc chắn là các nhà sản xuất đều muốn EVF có độ phân giải cao nhất có thể, nhưng việc tích hợp quá nhiều điểm ảnh lên một diện tích nhỏ xíu là cực kỳ khó khăn. Bạn nghĩ màn hình 4K của Sony Xperia Z5 Premium với mật độ điểm ảnh 801 ppi đã là cao? Ống ngắm EVF của Leica SL có kích thước thật là 0,5 inch độ phân giải 1440x1050, tương đương với hơn 3000 ppi. Cũng cần làm rõ là mắt người với điều kiện bình thường thực ra không thể nhận ra nổi điểm ảnh của các EVF, hình ảnh mà bạn thấy trên thực tế là đã được phóng đại quang học qua một loạt các thấu kính.

Độ phân giải màn hình LCD và EVF của một số máy ảnh phổ biến
Sau đây là độ phân giải màn hình LCD và EVF trên một số dòng máy ảnh mới đang được bán trên thị trường hiện nay. Nếu bạn không thấy dòng máy ảnh mình đang sử dụng trong danh sách thì có thể áp dụng công thức mà mình đưa ra ở trên để chuyển đổi.

Sony
  • A7 series: 640x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
  • A6000: 640x360 (LCD), 800x600 (EVF)
Canon
  • Tất cả các dòng DSLR trừ 1200D: 720x480 (LCD)
  • 1200D: 480x320 (LCD)
Nikon
  • Tất cả các dòng DSLR: 640x480 (LCD)
Panasonic
  • GX8, GH4, G7: 720x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
  • LX100: 640x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
Olympus
  • OM-D EM1, EM5II, EM10II: 720x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
Fujilm
  • X-T1: 720x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
  • X-T10: 640x480 (LCD), 1024x768 (EVF)
Leica
  • SL: 720x480 (LCD), 1440x1050 (EVF)
  • Q: 720x480 (LCD), 1280x960 (EVF)
  • M series: 720x480 (LCD)
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn