lockquote class="messageText SelectQuoteContainer ugc baseHtml"> Một nhà nghiên cứu ở Mỹ cho rằng ông có thể đã tìm thấy bằng chứng về giác quan thứ 6 của con người, về khả năng cảm nhận từ trường của Trái đất trong tiềm thức. Khả năng cảm nhận từ trường Trái đất từng được chứng minh tồn tại ở các loài chim, côn trùng, và một số động vật có vú, giúp chúng di chuyển và định hướng môi trường xung quanh.
Và trong một tuyên bố mới, nhà địa vật lý Joe Kirschvink đến từ Viện Công nghệ California (Mỹ) cho biết ông đã tìm thấy khả năng này ở con người. Đặc biệt, ông Kirschvink còn cho biết kết quả nghiên cứu của mình có thể được thực hiện lại, nhằm kiểm tra kỹ lưỡng về sự tồn tại của cái gọi là magnetoreception (khả năng định vị từ trường) ở con người.
Để đưa ra kết luận nói trên, Kirschvink đã thiết kế một cái lồng Faraday - lá chắn bằng nhôm mà không gian bên trong nó không có điện trường. Bên trong lồng, 24 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm ngồi trong bóng tối, và chỉ được tiếp xúc với một từ trường thuần tuý không có can thiệp, cũng như bất kỳ kích thích nào khác.
Nhóm người này được kết nối với máy điện não đồ (EEG), cho phép phân tích hoạt động não của họ. Kirschvink sau đó đưa từ trường xoay vào bên trong lồng, và nhận thấy khi từ trường xoay theo chiều kim đồng hồ, sóng α bên trong não của tình nguyện viên giảm xuống, là dấu hiệu cho thấy não có phản ứng và đang xử lý.

"Joe rất thông minh và thực hiện thí nghiệm rất cẩn thận", nhà vật lý hóa học Peter Hore thuộc Đại học Oxford, người đi đầu trong lĩnh vực magnetoreception và đã không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. "Anh ấy có lẽ đã không nói đến điều này tại cuộc họp, nếu anh không chắc rằng mình đã đúng. Và bạn không thể nói điều tương tự đối với mỗi nhà khoa học, trong lĩnh vực này".
Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước để có thể đưa ra bất cứ kết luận nào, nhưng có vẻ như chúng ta đã có thể đến gần hơn bao giờ hết, để cho thấy con người không hoàn toàn "mất liên lạc" với giác quan thứ sáu. "Đó là một phần trong lịch sử tiến hóa của chúng ta", Kirschvink nói.