Header ads

Header ads
» » [Trên tay] TV LG UH950T: Thiết kế kim loại, mỏng 6mm, tấm nền lượng tử 4K, multi-view, giá 90 triệu

lockquote class="messageText SelectQuoteContainer ugc baseHtml"> Thuộc dòng sản phẩm Super UHD, UH950T là dòng TV LED cao cấp nhất 2016 của LG đang được bán tại Viêt Nam. Điểm nhấn của sản phẩm này chính là việc nó được tích hợp tất cả các công nghệ tiên tiến nhất mà một chiếc TV LED có thể sở hữu vào thời điểm này: tấm nền chấm lượng tử 4K, HDR, tính năng làm mờ cục bộ, nền tảng TV thông minh WebOS 3.0 của LG và thiết kế kim loại với độ mỏng chỉ 6 mm. Và không có gì rõ ràng hơn về phân khúc cao cấp của sản phẩm này hơn mức giá 90 triệu cho phiên bản 65 inch mà bạn phải bỏ ra nếu muốn sở hữu nó.

Thông tin về TV LG UH950T

UH950T là TV LED cao cấp nhất 2016 của LG. Nó thuộc dòng sản phẩm Super UHD, tích hợp tất cả các công nghệ tiên tiến nhất của hãng điện tử Hàn Quốc, dĩ nhiên là trừ việc vẫn sử dụng tấm nền LCD thay vì OLED. Ngoài chất lượng hình ảnh tốt nhất mà LG có thể đạt được với công nghệ LCD/LED, nó còn sở hữu thiết kế sang trọng với lớp vỏ bằng kim loại và độ mỏng đáng nể chỉ 6 mm. Tuy không phải là mỏng nhất nhưng vẫn vô cùng ấn tượng.


Tại Việt Nam thì UH950T chỉ có một tuỳ chọn kích thước là 65 inch, với giá bán lẻ đề xuất từ hãng là 90 triệu đồng. Tuy nhiên mức giá thị trường của nó hiện tại chỉ khoảng trên dưới 80 triệu mà thôi. Đúng là khá cao so với mặt bằng chung, nhưng nếu xét những sản phẩm khác cùng phân khúc như Samsung KS9000 thì chiếc TV của LG có giá tương đối mềm hơn. Và dĩ nhiên, nó vẫn thấp hơn một bậc so với mức giá đắt xắt ra miếng của OLED. Ngoài ra thì LG còn có UH955T kích thước 86 inch có giá 199 triệu đồng. Về cơ bản nó là phiên bản 86 inch của UH950T nhưng do kích thước lớn nên chuyển sang dùng đèn nền LED full-array (đèn LED viền không đủ công suất), ngoài ra các tính năng khác cũng như chất lượng hình ảnh có thể xem là tương đương.

Thông số kỹ thuật
  • Tên sản phẩm: LG 65UH950T
  • Công nghệ tấm nền: LCD
  • Loại đèn nền: LED viền
  • Độ phân giải: 4K (3840x2160)
  • Tần số quét: 100 Hz (200 Trumotion)
  • 3D: Có (thụ động, kèm 2 kính)
  • Loa tích hợp: 2.2/ 40W
  • Số cổng HDMI: 3 (2.0a)
  • Số cổng USB: 3 (1 USB 3.0, 2 USB 2.0)
Thiết kế đơn giản và sang trọng

LGUH950T-1.jpg
LGUH950T-1-2.jpg LGUH950-9.jpg
Nếu nói về thiết kế mặt trước của TV gần như đã bảo hoà với xu hướng là càng đơn giản càng tốt, do đó các nhà sản xuất chạy đua nhau làm viền TV mòng nhất có thể. LG UH950T cũng không nằm ngoài cuộc đua này với viền bằng kim loại rất mỏng. Thậm chí LG còn có tình thiết kế một phần của viền màu đen, khiến khi tắt TV bạn sẽ cảm giác như viền nó còn mỏng hơn nữa với chỉ phần màu bạc bên ngoài. Nếu bật lên xem thì bạn sẽ thấy ngay rằng nó không mỏng như tưởng tượng. Logo LG ở phía trước cũng được in chìm và không có đèn. Cá nhân mình đánh giá rất cao kiểu thiết kế như vầy, bởi nó sẽ giúp bạn tập trung vào màn hình TV khi xem mà không bị phân tâm. Dĩ nhiên, nổi bật nhất ở mặt trước TV chính là tấm nền IPS 4K với kích thước 65 inch.

LGUH950T-3.jpg
Chân đế của LG UH950T được làm bằng kim loại và có thiết kế cong hình bán nguyệt. Một điều thú vị là năm nay LG không giới thiệu TV màn hình cong nữa và chuyển tất cả các dòng cao cấp về màn hình phẳng. Dù vậy, chân đế cong của UH950T vẫn phối rất tốt với thiết kế phẳng của màn hình. Chân đế này cũng rất chắc chắn, một khi đã đặt trên mặt bàn thì rất khó để dich chuyển nó.


LGUH950T-4.jpg
Nhìn từ bên cạnh, chúng ta mới thấy được sự ấn tượng trong thiết kế của UH950T nằm ở độ mỏng của nó. Phần tấm nền LCD chỉ mỏng vỏn vẹn 6 mm. Sự chuyển đổi từ phần mỏng (tấm nền LG) sang dày (phần ốp vào chứa các linh kiện khác) được LG làm khá tinh tế, tựa như ốp vào. Phong cách thiết kế này tương tự như dòng TV OLED LG EG920T mà mình đánh giá cách đây không lâu, nhìn rất sang trọng. Tuy vậy ở UH950T thì LG chủ yếu là những cạnh thẳng phối lại với nhau khiến nó có cảm giác góc cạnh so với sự mượt mà của TV OLED.

LGUH950T-1-3.jpg
Trong vào năm gần đây, các nhà sản xuất TV đã chú trọng hơn về thiết kế mặt sau sản phẩm của mình (có lẽ cũng vì chạy theo phong trào tối giản nên mặt trước cũng chẳng có gì để gây ấn tượng). Phần trên mỏng (được làm bằng kim loại) trong khi phần dưới dày được làm bằng nhựa. Cá nhân mình thì không thích kiểu thiết kế này cho lắm, chẳng những nó phân tách mặt sau của TV thành 2 phần riêng biệt mà có một sự chênh lệch lớn khi xét về "đẳng cấp". Nếu như phần mỏng bằng kim loại ở trên có bề mặt làm kiểu phây xước khá sang chảnh thì phần dưới bằng nhựa với các chấm li ti, nói rẻ tiền thì hơi quá, nhưng thật sự là không sang bằng. Giả sử như LG làm tất cả bằng kim loại thì không còn gì để chê nữa. LG cũng là một trong số những dòng TV hiếm hoi trên thị trường sử dụng tông màu chủ đạo cho mặt lưng màu trắng, đem lại cảm giác khá là điện đại so với màu đen truyền thống. Tuy vậy do làm bằng nhựa nên không rõ khi dùng lâu dài thì nó có bị ố màu hay không.

LGUH950-3.jpg
LGUH950-5.jpg LGUH950-4.jpg

Các cổng kết nối được đặt ở mặt sau TV. LG thiết kế một cụm riêng hướng ra ngoài bao gồm 1 cổng HDMI, 1 cổng USB 2.0 và 1 cổng USB 3.0, giúp cho bạn dễ dàng thao tác. Các cổng còn lại được đặt ở một khu, hướng ra phía sau TV. Bạn sẽ có thêm 2 cổng HDMI nữa. Một trong số đó hỗ trợ tín năng ARC, cho phép truyền ngược âm thanh từ TV ra, thích hợp với những bạn sử dụng đầu receiver làm trung tâm của hệ thống giải trí tại gia của mình. Ở đây bạn cũng sẽ tìm thấy 1 cổng USB 2.0 nữa và một loạt các kết nối mà giờ đây có lẽ ít ai dùng như composite, Component, ăng-ten/truyền hình cáp. Nếu bạn muốn đưa âm thanh ra ngoài thì có jack cắm tai nghe, cổng quang. Ngoài ra còn có cổng ethernet trong trường hợp bạn muốn xài mạng có dây (thay vì wifi tích hợp sẵn).

LGUH950T-1-4.jpg

Hệ thống loa tích hợp của LG UH950T được đặt ở phía dưới, đánh thẳng xuống rồi dội lên, thiết lập 2.2 và công suất 40 W. Hãng giới thiệu đây là loa do Harman Kardon, thương hiệu sản xuất loa rất nổi tiếng trong giới audiophile thiết kế. Chất lượng thì mình chưa có điều kiện để thử kỹ nhưng nói chung là tạm ổn. Cơ mà nếu xét đến việc một người đã bỏ ra đến 90 triệu để sắm TV như UH950T, có lẽ việc sắm một dàn âm thanh riêng để cho cân xứng nó cũng không phải là chuyện lạ. Bạn có thể tham khảo thêm:
Giới thiệu các giải pháp nâng cấp trải nghiệm âm thanh cho TV

LGUH950-7.jpg LGUH950-8.jpg

Kèm theo UH950T là Magic Remote 2016. Năm nay Magic Remote của LG có thiết kế lai giữa remote truyền thống (có bộ phím số cùng rất nhiều nút tắt) và remote thộng minh (kiểu dáng thon gọn vừa lòng bàn tay để điều khiển con trỏ trên màn hình). Cá nhân mình thấy kiểu thiết kế này khá ổn, dù hơi to nhưng khi dùng để điều khiển con trỏ vẫn rất dễ dàng. Hàng phím tắt rất có lợi khi bạn muốn truy cập nhanh một tính năng nào đó, chẳng hạn như mở danh sách các kết nối hay bật tính năng 3D. Đặc biệt là với việc chuyển kênh, không remote thông minh nào có thể sánh bằng kiểu bấm nút truyền thống.

Các tính năng nổi bật

Là dòng TV LED cao cấp nhất 2016 của LG, bạn có thể tìm được tất cả các tính năng được xem là thời thượng hiện nay trên UH950T. Gì chứ việc đua công nghệ TV thì LG luôn nằm ở tốp đầu.

LGUH950T-2.jpg


Trước tiên là tấm nền IPS độ phân giải 4K (3840x2160). So với công nghệ màn hình VA trên các dòng TV cao cấp của Samsung và Sony, công nghệ IPS của LG cho phép góc nhìn cực rộng mà màu sắc vẫn không bị ảnh hưởng. Hãng giới thiệu là nó sử dụng tấm nền 10 bit, thể hiện được 1 tỷ màu so với khoảng 16 triệu màu của các TV thông thường.

Cảm nhận sơ về chất lượng hình ảnh của mình thì nói chung là rất sắc nét, màu tươi nịnh mắt, độ bão hoà tốt ở chế độ mặc định (Standard). Ngoài ra thì LG cũng có một số chế độ mặc định như Vivid (rực rỡ), Soccer (xem đá bóng),... Bạn có thể chọn 1 chế độ làm nền rồi vào trong tuỳ biến lại các thông số theo gu của mình, hoặc dùng thiết lập User (tức là tự chỉnh toàn bộ). Là dòng TV cao cấp nên các tuỳ chọn cân chỉnh của UH950T rất nhiều, có cả chỉnh theo từng kênh màu riêng biệt. Mình sẽ có bài hướng dẫn cân chỉnh màu của TV trong thời gian tới, nhưng về cơ bản thì đối với các mẫu TV cao cấp hiện nay như UH950T thì nhà sản xuất tích hợp bộ cân chỉnh nâng cao cho phép bạn có thể dễ dàng tuỳ biến cho phù hợp với gu của mình. Cái duy nhất mà bạn không thể tuỳ biến được có lẽ là độ sâu của màu đen, gắn liền với độ tương phản và chất lượng hình ảnh tổng thể. Đó là lý do mà OLED vẫn ở một cấp độ khác so với LCD/LED.

Tần số quét thật của TV là 100 Hz, bạn có thể kết hợp với tần số quét ảo (Trumotion) để đẩy nó lên 200 tuỳ theo nhu cầu. Bạn có thể tìm hiểu thêm sự khác biệt giữa tần số quét thật và tần số quét ảo qua bài viết: Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV.

04_SuperUHD_Feature_Quantum-Display_UH950T_VN.jpg

Điểm đặc trưng của dòng TV Super UHD so với những dòng thấp hơn là việc LG sử dụng tấm nền chấm lượng tử. Nói là tấm nền cũng không hẳn chính xác, chấm lượng tử thực chất là một dạng công nghệ thiên về đèn nền nhiều hơn. Cụ thể, TV LCD hiện nay sử dụng ánh sáng trắng đi qua một lớp lọc màu để tạo ra 3 màu cơ bản, từ đó phối lại thành màu thể hiện trên màn hình. Để tạo được ánh sáng trắng này, theo truyền thống các hãng sẽ sử dụng đèn LED màu xanh chiếu qua một lớp Phốt-pho (vàng), quá trình này tuy tạo được ánh sáng trắng nhưng độ tinh khiết không cao cũng như cường độ không được tối ưu. Công nghệ chấm lượng tử thực chất là thay thế tấm Phốt-pho này bằng một lớp chấm lượng tử. Bản thân các chấm lượng tử này có khả năng tự phát sáng, vì vậy chẳng những cho ra ánh sáng trắng tinh khiết hơn mà còn tối ưu được cường độ của nó (giảm điện năng tiêu thụ để đạt được cùng một mức sáng).

05_SuperUHD_Feature_ColorPrime_Plus_11.jpg

Ánh sáng trắng được tạo ra bởi đèn LED và chấm lượng tử có độ tinh khiết cao hơn phương pháp truyền thống, vì vậy mà dải màu nó thể hiện được khi qua bộ lọc cũng rộng hơn. Và đó chính là nguồn gốc của ColorPrime Plus, giúp các TV Super UHD thể hiện được dải màu rộng hơn TV LED thông thường. Chấm lượng tử chính là một trong những công nghệ có thể xem là quan trọng nhất đối với TV LED vào thời điểm hiện tại, giúp nó không bị OLED bỏ quá xa trong cuộc đua về chất lượng hình ảnh. Thậm chí Samsung họ còn muốn phát triển công nghệ hiển thị riêng dựa trên các chấm lượng tử này.

02_SuperUHD_Feature_HDR-Super_2.jpg

Bên cạnh đó, LG UH950T cũng được tích hợp công nghệ Local Dimming (làm tối cục bộ), giúp tắt một phần đèn nền để tạo ra màu đen sâu, từ đó tăng độ tương phản và chất lượng hình ảnh. Về lý thuyết thì điều này sẽ khắc phục được yếu điểm màu đen không được sâu của LCD, tuy nhiên thực tế thì số lượng vùng có thể tắt đèn nền khá giới hạn nên hiệu quả cao bằng OLED (có thể tắt mở từng điểm ảnh). Nói thì nói như vậy, nhưng bạn cần phải hiểu rằng đây là giới hạn của công nghệ LCD hiện nay. Công nghệ Local Dimming kết hợp với độ sáng đèn nền rất cao là nền tảng cho tính năng HDR (High Dynamic Range, hay còn gọi là Dải động cao). Tính năng này cho phép TV thể hiện được tốt cả chi tiết vùng sáng lẫn vùng tối trên cùng một khung hình. Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên trước đây các TV thường phải chấp nhận hi sinh một trong hai. Nếu bạn ưu tiên chi tiết vùng sáng thì vùng tối sẽ bị mất chi tiết và ngược lại. HDR cho phép thể hiện cả hai cùng lúc, đem lại mức độ chi tiết chưa từng có từ trước đến nay. Tính năng HDR của LG được dựa trên tiêu chuẩn Dolbly Vision.

LGUH950-6.jpg

Và dĩ nhiên, nếu đã là Smart TV của LG thì chúng ta không thể không nhắc tới hệ điều hành WebOS 3.0. LG trang bị cho UH950T bộ xử lý 4 nhân đem lại trải nghiệm rất mượt mà. So với các hệ điều hành Smart TV khác, WebOS có giao diện thiên về hoạt hình đầy màu sắc, rất thân thiện. Bạn sẽ thấy đầy đủ những ứng dụng phổ biến như YouTube, FPT Play, VNExpress,... TV cũng hỗ trợ tính năng Miracast, giúp bạn dễ dàng kết nối và chiếu nội dung từ điện thoại hay tablet Android lên màn hình TV. Để sử dụng tính năng miracast, bạn có thể tham khảo bài Hướng dẫn phát bóng đá từ điện thoại Android lên Smart TV bằng tính năng Miracast. Một trong những tính năng nổi bật nhất của WebOS là khả năng MultiView, cho phép bạn xem cùng lúc 2 màn hình (multi-view). Mình sẽ có bài trải nghiệm riêng về WebOS 3.0 trong thời gian tới.

Vậy ai là đối tượng của TV LG UH950T?

Đối với UH950T, LG hướng đến đối tượng là những bạn muốn trải nghiệm chất lượng hình ảnh tốt nhất nhưng không có điều kiện hoặc nhu cầu sắm TV OLED. Bạn có thể tìm thấy tất cả những công nghệ tiên tiến nhất mà TV LED có thể sở hữu ở dòng UH950T, kết hợp với thiết kế siêu mỏng sang trọng tương tự như TV OLED.

Tại Việt Nam, TV LG luôn có giá khá dễ chịu. Chẳng hạn như LG UH950T mặc dù đến 90 triệu nhưng nó vẫn mềm hơn đối thủ cùng phân khúc là Samsung KS9000 (100 triệu cho phiên bản 65 inch). Ngoài ra nếu bạn không quá quan tâm đến thiết kế thì LG còn có dòng TV Super UHD khác là UH850T. Về cơ bản, chất lượng hình ảnh của UH850T sẽ tương đương hoặc kém hơn một chút (UH950T sử dụng tấm nền 10 bit còn UH850T dùng tấm nền 8 bit giả lập lên 10 bit, ngoài ra thì tất cả tính năng còn lại đều giống nhau) và thiết kế không được mỏng bằng. Giá của UH850T phiên bản 65 inch là vào khoảng 75 triệu.

Còn nếu muốn chất lượng hình ảnh cao hơn, thiết kế mỏng hơn thì bạn có thể nhắm tới các dòng TV OLED của LG. Dòng EG965T năm ngoái giá thị trường hiện đã giảm xuống còn khoảng 98 triệu (giá thị trường của 65UH950T ở các siêu thị điện máy là 80 triệu). Trong khi đó thì các dòng TV OLED 2016 sắp về của LG là E6 và C6 có giá dự kiến lần lượt là 126 triệu và 114 triệu cho phiên bản 65 inch.
 

File đính kèm:

[Xem tin khác]

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn