"You press the button, we do the rest" - Bạn chỉ việc bấm, còn lại chúng tôi lo - Câu quảng cáo thời danh hơn 100 năm trước Kodak dùng giới thiệu máy chụp nhanh gọn hiệu quả của họ. Từ đó, không ít người mua cái máy ảnh chụp nhanh gọn có lẽ nghĩ nhiếp ảnh đơn thuần chỉ còn là một động tác bấm máy mà thôi!
- Nếu đúng, có lẽ câu đó càng đúng với một chiếc điện thoại có camera ngày nay. Mọi hãng đều tìm cách tối ưu nhất cả phần cứng vật lý lẫn thuật toán phần mềm để người dùng chỉ cần biết nút bấm là có ngay bức ảnh cách dễ dàng nhất.
- Nếu sai, có lẽ bổ sung rằng bấm nút là có ảnh, nhưng bấm để có ảnh tốt, ảnh đẹp, ảnh độc đáo thì trong thực tế phải phối hợp các yếu tố khác nhau hoà trộn: khả năng tối ưu của cái máy, tính chất của chủ đề, bản thân của người chụp, khả năng xử lý hình ảnh.
Một buổi sớm phía dưới Thiền viện Trúc Lâm ở khu hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt.

Lên cao chút

Thuyền đi vòng qua ngôi nhà sắp vào bờ...

Cập bến tình yêu...

Cô ấy xách giỏ cá đi lên. Tấm này là suýt hụt. Mà vừa chạy xuống sát bờ, vừa khởi động máy và giơ lên bấm, nghĩ là hụt rồi, sau coi lại thấy có ảnh, thích lắm! Khi ấy hỏi cô đi cả đêm được nhiều hông? Cô bảo đủ sống thôi.

Tĩnh bất động! Bạn muốn nắn nót hay suy gẫm gì đó thì suy... mọi vật chẳng chạy mất như các vật thể động bên trên.

Bạn cầm chiếc HTC U11, bằng động tác bóp sườn để khởi động trực tiếp camera, chạm nút chụp mềm hay bấm volume, 1 bức ảnh được tác thành chỉ trong 1 - 2 giây. Giơ lên bấm chụp ở chế độ hoàn toàn tự động, đúng với tiêu chí nhiếp ảnh linh hoạt nhanh gọn của một cái điện thoại. Những bức ảnh đời sống diễn ra nhanh lẹ. Những khung ảnh dưới đây là ghi hình rất nhanh, chỉ cần một thao tác đưa tay cầm cái máy là đã...
Ra sóng

Chụp cưới

Tắm chó

Vui vẻ

Ngư dân

Frame in frame

Nhảy nào!

Buôn chuyện

Tìm mình

Nếu PSAM là bốn chế độ chụp chính mà người dùng có thể can thiệp để bức hình có ánh sáng hay hiệu ứng thị giác về hình học đúng với ý muốn của mình, thì ở điện thoại, có giao diện chụp thủ công như HTC U11, ta có thể gọi tắt là WISF.
- Nhiều điện thoại có thể chỉnh tay W (white-balance), nhưng U11 là một trong số ít cho chỉnh theo nhiệt độ K (Kevin)
- Nhiều điện thoại có thể chỉnh tay S (tốc độ màn trập), nhưng U11 là một trong số ít cho chỉnh tốc từng nấc nhỏ trong 1 stop, trong toàn dải từ 32 giây - 1/8000 giây. Điều chỉnh cái này để "bắt cứng" một chuyển động, hoặc tạo cảm giác chuyển động mờ nhoè.
- Các tuỳ chỉnh bán thủ công để chụp các chủ đề ảnh khác nhau như thể thao, macro/close-up, ban đêm... thì U11 gộp chung là chế độ "cusom" thôi.
- Giả như bạn thích chụp hoàn toàn tự động (Auto) nhưng lại muốn máy lưu thêm file ảnh RAW để phòng cần khi hậu kỳ, thì chụp chế độ thủ công (Pro) nhưng chọn "A" ở Custom. Được cả hai: chụp tự động nhanh lẹ, và có thêm ảnh RAW.
- Khi đang chụp chế độ thủ công, tắt camera, bật lên thì máy sẽ tiếp tục ở chế độ này, điểm này là một khác biệt với nhiều điện thoại khác, phù hợp với cá nhân mình, đỡ mất vài thao tác để bật "pro".


Thay đổi tốc độ màn trập ở chế độ thủ công, để có hiệu ứng chuyển động.


Bạn cầm HTC U11 và bạn là người chụp ảnh giỏi, thích hậu kỳ chỉnh sửa. Kiểu như là đầu bếp thì sẽ thích tự nấu nướng, và thường hay không thích món ăn ai đó chế ra mời. Ảnh Raw dành cho đối tượng như thế. Bật qua chế độ Pro, phải tự chỉnh chọt nhiều thứ, và có file ảnh dạng thô để về tự kéo thả màu mè... Thực tế thì file Raw của U11 rất tốt. Dành cho bạn thích hậu kỳ chỉnh sửa theo ý muốn phức tạp hơn. Ảnh trong bài, một số chụp chế độ tự động, một số chụp chế độ thủ công. Ảnh được xử lý bằng Camera RAW, export 2048px ở 40% chất lượng để dễ load.



Những nơi hoặc những lúc chỉ có ánh sáng đèn đường, hay nguồn sáng hỗn hợp làm nguyên nhân sai lạc màu sắc hoặc mất nhiều chi tiết. File RAW dự phòng hậu kỳ với những bối cảnh ánh sáng đó là giải pháp tốt. Có thể tăng Exposure lên +2 là thoải mái và cân chỉnh lại tông màu phù hợp.
Hầm Thủ Thiêm

Trần Phú B

Rạng đông

Mảng vàng buổi sớm
Thực tế là vùng tối bên dưới chênh lệch rất nhiều. U11 giữ chi tiết vùng tối tốt.

Tìm lối đi qua

Chạng vạng

Dĩ nhiên, dân chụp ảnh đều thích chụp lúc mặt trời mọc và lặn. Nếu không có mây mù đen kịt thì hâu fnhuw ánh sáng rất thú vị, đa dạng và "ăn ảnh". Hôm ấy, đang mưa như trút, mình phi lên núi. Chẳng may trời nắng ấm. Trong đầu có thể là lý tưởng mây trời, say đắm cảm thông với người với đời, nhạy bén với các vấn đề xã hội chính trị... Nhưng, nếu không biết cách làm thế nào để thể hiện những thứ ấy bằng hình ảnh hiệu quả, thì mọi ý tốt đẹp kia vất thùng rác.

Thường thì màu sắc rạng đông kiểu này sẽ biến đổi rất nhanh và liên tục, cho đến khi nếu có mặt trời lên thì chuyển dần sang ánh sáng trắng ... xếp máy đi về. Nên những lúc thế này thì nên chụp lẹ và di chuyển nhanh đến nhiều view khác nếu có thể.

Vì chỗ này mà mình phải chạy tới lui tìm được cái lối mòn để xuống sát bờ hồ...


Chỉ khoảng 15 phút là ánh sáng trắng phủ chói chang thay chỗ dần dần ánh sáng vàng...

Chèo bằng chân

Ra kéo rớ

Nếu mấy tấm trên chụp thuận sáng thì dưới đây là nghịch sáng, khi mặt trời còn ở gần đường chân trời... những bóng đen (silhouette) hay ánh phản chiếu cũng là một cách để chụp. HTC U11 thể hiện khả năng trong những tình huống này rất tốt.
Cầu xoá nợ


Lưới về

Neo xuồng

Anh bảo hôm nay nước nhớp, hông được nhiều.

Xuồng chờ... đến tối lại đi.

Cầm HTC U11, bạn có thể chụp close-up với khoảng cách gần nhất tới vật thể 10cm. Nếu chụp ở chế độ tự động thì đừng tin vào tiếng bíp bíp lấy nét của U11, vì dù có dí sát 1mm thì nó cũng bíp bíp quen thuộc báo đã lấy được nét, nhưng kỳ thực là tối thiểu là từ 10cm mà thôi. Bạn cần chú ý cái hình vuông lấy nét chuyển qua màu xanh mới đúng. Còn nếu chụp ở chế độ thủ công, thì thanh chỉnh nét theo khoảng cách rất tiện dụng.

Giăng lưới

Tấm này có Flash

Đồ cổ

Sương

Cầm HTC U11, bạn chụp Panorama chụp hơi khó một chút, không dễ dàng như iPhone hay dễ quét như Galaxy. U11 cần phải quét chậm hơn một chút để nối từng khung. Nếu là lần đầu cầm U11, chắc chắn bạn sẽ phải quét lại lần 2 để làm quen. Nhưng kết quả ảnh pano thì rất tốt, rất hài lòng, về cả thuật toán xử lý nối khung, xử lý ánh sáng các vùng chênh...



Nếu chỉ chụp ánh sáng ban ngày ngoài trời, không phải là ánh sáng vàng khi bình minh hay chạng vạng, có lẽ khó mà nhận ra khả năng xử lý hình ảnh của một caí điện thoại như trên. Bởi vì, như những bức ảnh dưới đây, dẫu là xem ảnh chụp từ U11, vẫn thấy có chiều sâu màu sắc, ảnh có khối như kiểu 3D nhiều hơn, nhưng rất khó phân biệt với những điện thoại khác. Hơn nhau ở những bối cảnh khó như nói bên trên.
Cực đông

Có bãi tắm tuyệt đẹp.

Xóm biển Lương Sơn


Trại mát


Mình có thể thực hiện một bức ảnh với nhiều loại thiết bị và kỹ thuật. Mỗi thứ đều có thể tác động nhất định đến sự ấn tượng của bức ảnh đầu cuối. Ai cũng biết quan trọng là tất cả xử lý kỹ thuật ấy đều phụ thuộc người dùng chúng. Nhưng khả năng của ghi hình của cái thiết bị là yếu tố không thể phủ nhận. Mình cũng ít bận lòng đến những con số hay công nghệ do hãng quảng cáo, trải nghiệm thực tế và có thể nói rằng: HTC U11 là chiếc điện thoại có camera rất tốt, hy vọng một sự trở lại với thương hiệu này cho những ai thích chụp hình điện thoại.
Cảm ơn @cuhiep cho mượn U11.
