Header ads

Header ads
» » [iPhone 10 tuổi] Thay đổi của cấu hình iPhone qua các năm, mà bạn có cần quan tâm?

29/6 là thời điểm iPhone bắt đầu bán ra cách đây 10 năm, vậy nên để kỉ niệm một sự chuyển biến lớn của ngành smartphone, mời các bạn cùng điểm qua lại sự thay đổi về cấu hình của iPhone qua các năm. Nhìn chung, Apple không đổi nhiều về phần cứng bên trong, ít nhất là về mặt số liệu (số nhân CPU, số chấm của máy ảo, dung lượng RAM...) nhưng thực chất hãng làm rất nhiều thứ để giúp những chiếc iPhone mới tiếp tục chạy nhanh hơn, hiệu năng cao hơn. Việc Apple tự làm chip cũng là dấu mốc quan trọng vì nhiều năm trước không có nhiều công ty smartphone tự sản xuất SoC cho riêng thiết bị của mình, mãi tới gần đây Samsung, LG, Xiaomi... mới bắt đầu làm theo.


Khi nhắc tới cấu hình, cái đầu tiên mà người ta nghĩ tới sẽ là CPU và RAM. So với những chiếc điện thoại Android, Apple mãi tới năm 2016 mới bắt đầu sử dụng chip 4 nhân cho iPhone trong khi các đối thủ khác đã trang bị chip 8 nhân từ lâu. Nhưng nhiều hơn không có nghĩa là mạnh hơn hay tiết kiệm điện hơn, nó còn phụ thuộc vào cách thiết kế nhân và cách kết hợp giữa CPU với các thành phần khác nữa. Ngay cả trong các nhân đó, chuyện nhân mạnh và nhân yếu phối hợp ra sao cũng là một yếu tố quyết định tới hiệu năng và mức độ tiêu thụ điện của CPU.

Cái mà Apple đã làm rất tốt đó là đảm bảo cho hiệu năng iPhone vẫn ở mức cao dù máy không nhiều nhân. Một trong những lý do quan trọng của chuyện này là vì Apple có khả năng tùy biến tới tận kiến trúc của nhân xử lý. Cụ thể hơn, Apple đi mua giấy phép từ ARM, sau đó tùy biến kiến trúc ARMv7, v8 theo ý mình và tạo ra những core chỉ dành cho iPhone mà thôi. Nhờ khả năng này mà công ty có thể làm ra con chip phục vụ đúng những gì iPhone cần, không thừa, không thiếu, không phải nghĩ tới khả năng tương thích như khi Qualcomm hay Intel hay MediaTek sản xuất chip, cũng không cần nghĩ tới chuyện làm sao để bán chip. Họ chỉ tập trung làm ra một con chip thật tốt, thật mạnh, vậy là xong.

Còn nhớ thời iPhone 5s ra mắt, cả thế giới đã phải kinh ngạc vì đây là con chip 64-bit di động đầu tiên ra đời trên thị trường trong khi các công ty Qualcomm, MediaTek, Samsung vẫn còn đang tự hào về kiến trúc 32-bit trong các SoC của họ. Cái đáng giá nhất của chip 64-bit trong iPhone 5s không nằm ở việc nó có thể dùng RAM lớn hơn mà nằm ở các cải tiến về hiệu năng của kiến trúc ARMv8, ở cách mà vi kiến trúc này phát lệnh điều khiển các thành phần khác nhau trên điện thoại.

iPhone_10_nam_thay_doi_cau_hinh_4.png

RAM cũng là một thứ mà Apple không bao giờ chạy đua với các đối thủ khác. Trong khi những chiếc flagship Android đã chạm tới 3GB, 4GB RAM thì Apple vẫn còn yên phận ở mức 1-2GB, và khi người ta đã lên tới 8GB thì Apple vẫn còn đang vui vẻ với 3GB RAM trên iPhone 7 Plus (nghe đồn iPhone 8 sẽ tiếp tục giữ con số này). Cái hay của Apple, một lần nữa, đó là giữ cho máy vẫn chạy tốt ngay cả khi không có dung lượng RAM rộng rãi. Vụ này phụ thuộc nhiều vào phần mềm: Apple nắm iOS trong tay, hãng có thể tinh chỉnh iOS theo sát với thực tế sử dụng của thiết bị nhất mà không cần phải lo lắng về tính tương thích hay việc hỗ trợ cho các hãng khác.

Cũng cần nói thêm rằng máy Apple thường không thiếu RAM ở thời điểm nó mới ra mắt, nhưng sau chừng 2-3 bản nâng cấp thì hệ thống bắt đầu xuất hiện hiện tượng thiếu dung lượng bộ nhớ nên phải kill bớt app chạy nền hoặc đóng bớt các tab Safari. Cái này rõ là cần phải chê, và Apple xem nó như một sự đánh đổi để mang lại cho bạn sự hỗ trợ lâu dài nhất có thể về mặt cập nhật phần mềm. Ví dụ: mãi tới năm 2017 - tức 5 năm sau khi ra mắt - iPhone 5 mới không còn được update lên iOS 11. Vòng đời hỗ trợ 5 năm là rất dài, có thể xem là dài nhất trong thế giới smartphone hiện nay, và hơn hẳn cycle 2-3 năm của Android. Chưa kể đến việc khi Apple phát hành firmware mới thì gần như mọi thiết bị nằm trong diện hõ trợ đều được lên ngay, không phải đợi nhiều tháng như đối thủ.

iPhone_10_nam_thay_doi_cau_hinh_4.jpg

Thêm một yếu tố mà Apple thường không nâng cấp nhiều: độ phân giải màn hình. Ngày nay iPhone 7 Plus vẫn còn đang sử dụng tấm nền Full-HD 1920 x 1080, trong khi các điện thoại Android đã lên 2K. Ở khoảng cách sử dụng bình thường, bạn sẽ không gặp vấn đề gì với độ phân giải này cả, chỉ khi bạn dí điện thoại sát vào mắt thì mới thấy hiện tượng rỗ pixel. Nhưng liệu mức Full-HD có còn phù hợp hay không khi mà tương lai VR, AR đã tới gần? Chúng ta sẽ có câu trả lời cụ thể hơn khi iPhone 8 ra mắt. Dù sao đi nữa, trừ iPhone 4s, Apple ít bao giờ nhắc tới độ phân giải trong các mẫu quảng cáo hay những câu chuyện mà họ kể cho khách hàng (trừ khi giới thiệu trên sân khấu). Người dùng chẳng phải để ý tới những con số này làm gì, cứ thấy đẹp là mua. Hiện tại, mình đánh giá iPhone đang là một trrong những cái điện thoại có màn hình đẹp nhất hiện nay, xếp sau LG G6 và HTC U11.

Cảm biến vân tay tuy không phải là mới nhưng việc iPhone được tích hợp linh kiện này đã khiến cho cả thị trường phải chạy theo. Từ những cảm biến khó sử dụng và chậm chạp, iPhone 5s đã cho mọi thấy rằng unlock bằng vân tay đáng ra phải dễ dàng như thế nào. Kể từ đó trở đi, gần như mọi chiếc smartphone flagship khác ra đời đều phải có cảm biến vân tay, và giờ đến cả những chiếc điện thoại tầm trung cũng được trang bị linh kiện này. Nói không ngoa là nếu không có iPhone 5s, có lẽ cảm biến vân tay vẫn sẽ còn là một thứ xa xỉ trên thị trường di động.

iPhone_10_nam_thay_doi_cau_hinh_1.jpg

Nhìn lại lịch sử của iPhone, cái hay nhất đó là bạn không bao giờ phải quan tâm tới cấu hình khi đã quyết định mua iPhone. Bạn không cần biết cái điện thoại đó dùng CPU mấy nhân, nó có bao nhiêu GB RAM, hay màn hình của nó độ phân giải ra sao và camera bao nhiêu chấm. Bạn chỉ cần biết là nó chạy nhanh, mượt, chụp hình đẹp, màn hình đẹp là đủ rồi. Quy trình mua hàng của bạn giờ chỉ còn lựa màu và lựa bộ nhớ trong là xong. Vì ít phải suy nghĩ đắn đo nên Apple có thể tăng xác suất người dùng mua iPhone.

Từ một chiếc iPhone nhỏ bé ban đầu, iPhone giờ đã có 3 biến thể cùng tồn tại song song: iPhone SE cho những người thích thiết bị nhỏ gọn, iPhone 7 cho những ai ưa máy mạnh và màn hình to hơn một chút, và iPhone 7 Plus cho những người thích chụp ảnh đẹp và màn hình rộng rãi thoải mái để xem nhiều nội dung. 10 năm không phải là chặng đường ngắn, và việc Apple có thể giữ được vị trí của mình trong top 2 quả thật là một nỗ lực đáng khen khi mà hãng liên tục bị xâu xé thị phần bởi các công ty làm điện thoại Android.

Chúc mừng sinh nhật iPhone! Hi vọng iPhone 8 và các đời sau nữa sẽ tiếp tục là một cái máy làm ra để cho người dùng xài sướng nhất có thể mà không bao giờ phải quan tâm đến cấu hình cả.

iPhone_10_nam_thay_doi_cau_hinh_3.jpg

Tham khảo: The Verge
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn