Header ads

Header ads
» » NASA phát triển "vải áo giáp kim loại" cho các sứ mạng không gian của tương lai

Nhằm tiết kiệm chi phí chuyên chở trang thiết bị, hàng tiếp tế lên không gian với giá lên tới hơn 22 ngàn đô mỗi kg, NASA đã phát triển ra một loại vải kim loại với thiết kế dạng lưới đan tương tự như áo giáp thời cổ đại, lại gấp lại được, nhưng lại có trọng lượng nhẹ, đồng thời khả năng chịu lực lớn, lại vừa phản xạ, vừa hấp thu nhiệt, hứa hẹn không chỉ tăng gấp 3 lần năng suất so với vật liệu hiện nay mà còn cung cấp giải pháp bảo vệ hoàn toàn mới cho các phi hành gia cùng trang thiết bị trên vũ trụ.

Được phát triển thành công bởi các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệp lực đẩy phản lực JPL của NASA trong một dự án kéo dài 2 năm, loại vải kim loại này được tạo thành từ những miếng thép không gỉ nhỏ nối lại với nhau bởi một mạng lưới khớp nối. Nó trông giống như một tấm áo giáp của những chiến binh hồi xưa, tuy nhiên thay vì được hàng chết, NASA dùng công nghệ in 3D để những chiếc khớp nối thành một tấm vật liệu mới với các đặc tính khác nhau ở mỗi mặt.

Nếu nhìn từ bên ngoài thì tấm vật liệu này là những dải hình vuông phẳng, sáng bóng và có khả năng phản xạ ánh sáng cũng như nhiệt. Tuy nhiên, ở mặt sau lại là một chuỗi những chiếc khóa lặp đi lặp lại với nhiệm vụ giúp tấm vải hấp thụ nhiệt. Các mảnh vật liệu cùng với nhau hình thành nên một lớp "khiên" bảo vệ siêu bền, bảo vệ các phi hành gia cùng những trang thí bị khỏi các tác động nguy hiểm trong không gian.

Trên thực tế, NASA trước đây đã có một số loại vật liệu dùng trên những chiếc tàu không gian nhằm hấp thụ hoặc phản xạ nhiệt và bảo vệ khỏi những mảnh thiên thạch. Tuy nhiên, cho tới nay thì họ vânx chưa có được một loại vật liệu duy nhất nào có thể làm được cả 3 điều đó cùng lúc. Raul Polit Casillas, kỹ sư hệ thống tại JPL, một thành viên của dự án phát triển loại vải này cho biết: "Chúng tôi muốn tìm hiểu một thứ có thể làm được những thứ vượt trên khả năng của những mảnh vật liệu tĩnh."

Để làm được một loại vật liệu đa đặc tính như thế, NASA đã tìm tới công nghệ in 4D - một kỹ thuật tạo vật liệu trong đó dùng các máy in 3D để xếp lớp nhiều cấu trúc và dạng hình học vào trong một thiết kế duy nhất. Cách đây vài năm, một nhà nghiên cứu tại MIT là Skylar Tibbits đã áp dụng công nghệ này nhằm tạo nên một loại vật liệu có thể tự thay đổi hình dạng theo các điều kiện môi trường khác nhau. Bây giờ cũng với công nghệ in 4D này, NASA có thể tạo nên loại vật liệu linh hoạt về mặt hình học với khả năng vừa phản chiếu vừa bức xạ nhiệt.

Và không như một tấm kim loại, mảng các miếng kim loại nhỏ nối với nhau có thể được uốn cong hoặc gấp lại một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo độ bền. Đây là một đặc tính đầy giá trị đối với các chiếc tàu không gian vốn chất đầy hàng hóa và những trang thiết bị phức tạp, đắt tiền. Nhóm nghiên cứu cho biết các phi hành gia có thể in vật liệu này ngay trên vũ trụ và dùng nó để phản xạ nhiệt cho các thiết bị đã triển khai như ăng ten hoặc các tấm phản chiếu. Xa hơn, nó còn có thể được sử dụng trong các sứ mạng trên mặt trăng Europa của Sao Mộc hoặc làm áo giáp cho phi hành gia cùng các chiếc tàu vũ trụ.

Được biết công nghệ này vẫn đang được NASA tiếp tục phát triển, tích hợp thêm nhiều đặc tính khác hữu ích hơn nữa. Và không còn lâu nữa, có lẽ bạn sẽ chứng kiến được những loại vải kim loại với khả năng dẫn điện, chuyển năng lượng và thay đổi hình dạng, từ đó, giảm được lượng lớn vật liệu chuyên dụng lên vũ trụ mà vẫn đảm bảo đầy đủ các đặc tính cần thiết.

Tham khảo Wired
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn