Header ads

Header ads
» » [Nghiên cứu] Kế hoạch A sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu không có kế hoạch B?

Nếu vạch ra kế hoạch dự phòng cho các mục tiêu, hiệu quả công việc nhằm hướng đến các mục tiêu chính này có thể bị ảnh hưởng, theo kết quả một nghiên cứu mới. "Chỉ cần nghĩ đến kế hoạch dự phòng, mong muốn để đạt được mục tiêu chính trở nên ít hơn, và khiến bạn bỏ ít công sức hơn vào nó", theo Jihae Shin, trưởng nhóm nghiên cứu và hiện là nghiên cứu sinh tại khoa kinh doanh của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ). "Kết quả là cơ hội để có được thành công ở mục tiêu chính thấp hơn".

Trong loạt các nghiên cứu đã tiến hành, tiến sĩ Shin và phó giáo sư Katherine Milkman - đồng tác giả nghiên cứu, hiện đang làm việc tại Đại học Wharton Pennsylvania đã nhiều lần phân tích những thiệt hại gây ra bởi kế hoạch dự phòng. Trong một thí nghiệm, những người tham gia được yêu cầu để xắp xếp lại trật tự các câu sao cho có nghĩa và nếu thực hiện tốt, họ sẽ nhận được một món ăn nhẹ miễn phí. Tuy nhiên, một số tình nguyện viên cũng được nhắc nhở rằng họ có thể sẽ không nhận được phần ăn miễn phí, đồng thời cho biết họ phải nghĩ ra cách khác để tìm thức ăn miễn phí trong khuôn viên trường. Nói cách khác, họ được yêu cầu phát triển một kế hoạch dự phòng để có được phần ăn đó.

Số tình nguyện viên được lưu ý phải tìm cho mình một kế hoạch dự phòng đã thực hiện công việc chính với kết quả kém hơn hẳn, so với nhóm người chỉ tập trung vào yêu cầu chính mà không được đưa ra bất kỳ nhắc nhở nào khác. Mong muốn đạt được một mục tiêu thường dựa trên cách người ta nghĩ rằng họ sẽ nhận được những gì sau quá trình nỗ lực. Khi người ta dự đoán họ sẽ cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tiến sĩ Shin cho biết. Nhưng nếu họ đã nghĩ ra một kế hoạch B, họ có thể cảm thấy thoải mái hơn và giảm sự cố gắng đi trong việc hoàn thành mục tiêu ban đầu.

Đối với hầu hết mọi người, đưa ra một kế hoạch dự phòng dường như là điều tất yếu, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, nghiên cứu mới lại cho thấy rằng con người nên có chiến lược hơn, và cũng cần phải nắm kỹ càng hơn những nhược điểm tiềm năng khi xây dựng một kế hoạch dự phòng. "Trước tiên, bạn nên tất cả mọi thứ mà bạn có thể để đạt được mục tiêu chính của mình và thực sự tập trung vào nó trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi bạn bắt đầu phát triển một bản kế hoạch dự phòng chi tiết", tiến sĩ Shin cho biết.

Cũng có một điều cần lưu ý rằng đây chỉ là nghiên cứu mà đối tượng chính là các cá nhân, chứ không phải là các nhóm hoặc công ty. Mặc dù vậy, tiến sĩ Shin cho rằng những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với những người lãnh đạo của một nhóm nào đó. Thay vì yêu cầu một nhóm thực hiện mục tiêu đồng thời đưa ra kế hoạch dự phòng, các nhà quản lý có thể yêu cầu một nhóm khác soạn thảo kế hoạch B.

Tham khảo: WSJ, Ảnh minh họa: Yourtimeladies
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn