DeX Station sẽ biết chiếc S8 hay S8 Plus của anh em thành một cái cpu siêu nhỏ từ đó anh em có thể nối bàn phím, chuột, mà hình, dây mạng và xài. Việc thiết lập diễn ra rất đơn giản và nhanh chóng, việc chuyển từ chế độ bình thường sang DeX cũng diễn ra nhanh chóng. Rất nhiều ưng dụng trên S8 khi lên màn hình lớn thì đổi thành giao diện Desktop, các ứng dụng liên quan đến Android hay văn phòng. Một số ứng dụng thì vẫn giao diện di động.
Sau khoảng 2 tiếng ngồi thử dụng Samsung DeX thì mình đánh giá đây là phụ kiện đáng có của anh em đang dùng S8, S8 Plus mà anh em có sẵn một chiếc màn hình trên bàn làm việc ở nhà hay văn phòng. Samsung Việt Nam bán ra DeX với giá chính thức là 2,7 triệu, theo mình thì nó xứng đáng với số tiền với điều kiện anh em đã có sẵn màn hình, bàn phím, chuột...
Một điểm anh em lưu ý là độ phân giải xuất ra chỉ là độ phân giải của S8 hay S8 Plus do đó màn hình FullHD hay 2560x1440 kích thước khoảng 24" đổ lại là ngon nhất.
Về cổng USB-C cấp điện cho DeX anh em cũng lưu ý là nó cần điện mạnh hơn cổng USB bình thường nên anh em đùng sạc của Samsung theo máy S8 (trong hộp DeX không có cáp và sạc) hay sạc nào điện mạnh mạnh chút.

Với giá khoảng 2,7 triệu đồng thì chiếc dock này phát huy giá trị nếu anh em đang có sẵn màn hình, bàn phím + chuột.

Mình kết nối thử bàn phím Apple, Chuột Apple, Logitech, sạc từ Macbook... tất cả đều chạy ngon lành. Tính tương thích của dock rất rộng.

Có cả cổng Lan để anh em có thể vào mạng ổn định và nhanh hơn nếu không muốn dùng wifi trên điện thoại.

Nhiều ứng dụng từ Samsung, Google, Ms hỗ trợ màn hình lớn nên khi nối qua màn hình ngoài anh em có trải nghiệm như trên máy tính thật. MỘt số ứng dụng như Facebook thì không hỗ trợ màn hình lớn nên anh em dùng như App trên điện thoại.

Bên phải, phía dưới màn hình là 3 nút cơ bản của Android và các ứng dụng đang chạy.

Bên phải dưới là các thông tin cơ bản, thông báo...




