ống kính của Canon còn đang chính thức bán trên thị trường có 177 ống khác nhau. Hãng Canon luôn tích cực trong việc sản xuất ống kính mới để phục vụ cho nhu cầu của người dùng ngày càng đa dạng hơn. Bài viết này tổng hợp và phân loại để các bạn có thể dễ hình dung và tự chọn cho mình ống kính phù hợp nhu cầu cụ thể.
Chúng ta chỉ liệt kê hệ ống kính dành cho nhiếp ảnh tĩnh (Photographic Lens), còn dòng ống kính Canon Cinema dành cho ngành điện ảnh chuyên nghiệp, sẽ có bài tổng hợp khác.
Canon có 3 hệ thống ống kính chụp ảnh khác nhau:
Dựa trên kích thước cảm biến và công dụng, Canon chia dòng ống kính của họ ra làm 3 loại. Mỗi loại có một ngàm riêng và có thể thay thế cho nhau. Cụ thể:
Nguyên tắc chuyển đổi ống kính:
Các ký hiệu trên ống kính Canon
I. Hệ thống ống kính EF
Đây là hệ thống ống kính chủ lực của Canon, dành cho tất cả các dòng máy DSLR sử dụng cảm biến Full Frame. Những ống kính này giao động từ $125 đến tận $13000. Lý do đắt như vậy thì ống kính có cấu trúc quang học phức tạp, chất lượng thấu kính cao, có các công nghệ tráng phủ, công nghệ xử lý hình ảnh tối tân.
Ống kính EF luôn có một chấm đỏ ở đuôi ống kính để phân biệt với ống kính EF-S.
Về mặt phân khúc, Canon ống kính của họ ra làm 2 loại là ống kính thường và ống cao cấp.
Danh sách các ống kính EF zoom được:
Loại ống kính này có thể zoom và hoặc zoom ra, thay đổi tiêu cự. Vì phải zoom được nên loại ống kính này có cấu tạo quang học bên trong phức tạp, kích thước lớn và trọng lượng nặng (đối với tiêu cự dài). Dưới đây là danh sách các ống kính EF zoom.
Đây là bảng tương tác.
Các bạn có thể tuỳ chọn sắp xếp theo tiêu cự / theo năm ra mắt ... bằng cách nhấn vào các ô "Tiêu cự" hay "Năm ra mắt".
Ống kính Prime ngàm EF:
Ống Prime là là ống kính cố định 1 tiêu cự, ưu điểm là cấu trúc quang học đơn giản hơn, ít thấu kính hơn zoom nên chất lượng hình ảnh tốt hơn. Ngoài ra việc cấu trúc đơn giản giúp ống Prime thường có khẩu độ lớn và kích thước tổng thể của ống kính nhỏ gọn hơn hơn ống zoom.
Các ống kính đặc biệt khác
Các ống kính dưới là loại ống kính đặc biệt đính ngàm EF: Tilt-shift và 1-5x Macro. Hai loại ống kính này được ký hiệu TS-E and MP-E, đại diện cho Tilt-shift và Macro Photo. Tuy được đính kèm ngàm EF nhưng những ống kính này không được thiết kế theo tiêu chuẩn ngàm EF. Tất cả những ống kính này đều là lấy nét tay.
Ống Tilt-Shift đặc biệt hữu ích đối với nhiếp ảnh kiến trúc vì có thể đưa bối cảnh về đúng góc nhìn, căn chỉnh độ đứng của chủ thể,...
Ngoài ra ống kính Tilt-Shift cũng dùng để chụp ảnh với hiệu ứng thu nhỏ
II. Hệ thống ống kính EF-S
Ống kính EF-S được thiết kế với cấu trúc quang học tối ưu cho cảm biến APS-C. Vì các máy DSLR cảm biến APS-C thường là dòng phổ thông và tầm trung nên ống kính EF-S thường là ống zoom, có thể chụp từ rộng đến zoom sát, để người dùng đỡ nhọc công di chuyển và dễ ngắm hơn. Một đặc điểm mà các bạn nên cân nhắc là ống kính EF-S thường có độ mở khẩu độ nhỏ hơn ống EF.
Về giá, vì thân máy APS-C giá rẻ nên dòng ống kính EF-S có giá thấp, hợp lý để người dùng có thể tiếp cận. Giá của dòng ống kính này giao động từ $125 đến $800.
Ống EF-S có chấm màu trắng để phân biệt với ống EF
Danh sách các ống kính EF-S
Tiêu cự quy đổi: Đối với ống kính EF-S, mình có bổ sung thêm phần tiêu cự quy đổi. Vì sự khác nhau về kích thước cảm biến nên góc nhìn của ống kính EF-S sẽ khác ống kính EF ở cùng tiêu cự. Cụ thể cảm biến Full Frame lớn hơn APS-C 1.6 lần.
III. Ống kính EF-M
Loại ống kính này được thiết kế riêng cho dòng EOS-M, bao gồm các máy EOS M, EOS M2, EOS M3, EOS M5, EOS M6, EOS M10, EOS M100. Hiện tại dòng ống kính này còn khá mới với 7 ống kính, vì thế Canon đã ra mắt ngàm chuyển để gắn các ống kính EF-S lên thân máy EOS-M nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt ống kính cho dòng máy ảnh Mirrorless. Các máy EOS-M sử dụng cảm biến APS-C, vì thế ống kính EF-M cũng tuân theo quy luật về qua đổi tiêu cự.
Danh sách các ống kính EF-M:
IV. Các ống kính của bên thứ 3 (phần phụ thêm):
Với vị thế đứng đầu trong thị trường máy ảnh DSLR, các hãng sản xuất khác cũng không thể nào làm ngơ với máy ảnh thay ống kính Canon. Các hãng ống kính từ Đức, Nhật cũng nhảy vào sản xuất ống kính cho máy Canon nhưng dùng ưu thế về giá và chất lượng để cạnh tranh. Bên cạnh đó các hãng còn tập trung sản xuất các ống kính có tiêu cự hoặc khẩu độ đặc biệt để lấp vào các khoảng trống mà Canon còn thiếu.
Ví dụ với Sigma, hãng ra mắt ống kính 18-35mm F1.8, là ống zoom có khẩu độ rất lớn với giá dễ tiếp cận. Trong khi đó Canon không có ống zoom trong khoảng tiêu cự này và cũng không có khẩu độ cố định với khả năng mở khẩu lớn F1.8 như ống của Sigma. Các bạn quan tâm về ống kính Sigma có thể tham khảo bài viết sau: Giới thiệu về hệ thống ống kính Sigma, thêm lựa chọn cho người yêu nhiếp ảnh
Hoặc Tamron, hãng sản xuất ra ống kính 100-400mm (ảnh trên) cho máy Canon với giá bán lẻ chỉ 18,8 triệu đồng, gần bằng 1/3 so với mức giá 53 triệu của ống Canon EF 100-400 L II.
Chúng ta cũng không thể không nhắc đến Zeiss với dòng ống kính Otus nổi tiếng. Đây là ống kính bên thứ 3 cho máy DSLR Canon, được cho là tốt nhất hiện nay với chất lượng quang học xuất sắc. Các ống kính này có giá rất cao, lên đến $5000, xấp xỉ 115 triệu đồng.
Về hệ thống ống kính của các bên thứ 3 khác, mình sẽ gởi đến các bạn trong các bài viết tiếp theo trong thời gian tới.
Hệ thống ống kính Canon: Mirrorless đến DSLR, từ $125 đến $13000
Lưu ý:
Topics: Công nghệ mới