Header ads

Header ads
» » [Khoa học] Mèo có "chảnh" như bạn nghĩ?

Người ta hay nói "chảnh chó" nhưng đó chỉ là nói cho có vần, chứ thật ra nếu bạn nào từng nuôi một con mèo mới biết mèo mới là loài chảnh nhất. Chó gần như luôn tỏ ra mừng rỡ mỗi khi chúng ta đi đâu đó mới về nhà, còn mèo thì không bao giờ. Và còn nhiều thứ khác để kể về cái sự "chảnh" của bọn mèo lắm. Cũng vì lý do đó mà có rất nhiều người ghét mèo và cảm thấy yêu con chó của họ hơn, bởi họ cho rằng chó mới là loài trung thành.

Thậm chí trên một trang truyền thông của Mỹ - Vox, tác giả Joseph Stromberg, một biên tập viên khoa học còn cho rằng mèo là loài "ích kỷ, vô cảm, và là sinh vật có hại cho môi trường". Vậy liệu những lời nhận xét này có đúng, và những ác cảm của chúng ta đối với loài mèo phải chăng chỉ là sự hiểu lầm?

Yêu không có nghĩa là phải quỳ lụy.

"Team ghét mèo" luôn muốn bạn tin rằng mèo không thực sự quan tâm mấy về chủ nhân của chúng. Trong bài viết của mình, Stromberg dẫn chứng một loạt các nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học Daniel Mills đến từ Đại học London (Anh) và các nhà nghiên cứu khác, cho thấy mèo sẽ không dựa dẫm vào con người trước những tình huống mà chúng chưa từng phải đối mặt.

Nếu bạn bỏ con chó của mình ở một nơi nào đó mà chúng chưa từng đến, khả năng là nó có thể sẽ quay lại với bạn nếu bạn bỏ đi về. Trong khi đó, mèo lại có khả năng khám phá những không gian mới theo cách riêng của chúng. Đứng trước một người lạ, chó sẽ cảm thấy bối rối hơn khi chủ của chúng bỏ đi nơi khác, và sẽ trở nên khắn khít hơn với chủ khi họ quay về. Mặc dù cho đến hiện nay, các thí nghiệm đối với mèo vẫn đang tiếp tục được thực hiện và chưa công bố, tuy nhiên trong một tiết lộ nhỏ vào năm ngoái, BBC đã cho thấy mèo hành xử trái ngược hoàn toàn với chó. Nhìn chung, những con mèo tỏ ra khá vô tư khi chủ của chúng bỏ đi sau đó trở về với nó.

Đang tải meo-tinhte-03.jpg…

Trong khi đó, một số thí nghiệm khác được thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu Nhật Bản đã cung cấp bằng chứng cho một thực tế mà có lẽ ai nuôi mèo đều biết: chúng có thể nghe thấy bạn gọi tên mình, nhưng chỉ là chúng chả thèm quan tâm. Trong một nghiên cứu được công bố năm ngoái, các nhà khoa học đã cho 20 con mèo tham gia một thí nghiệm, bằng cách cho chúng nghe 3 bản ghi âm tiếng gọi tên mình, trong đó có 2 bản là giọng của 2 người lạ, còn lại là giọng của chủ chúng. Không phân biệt thứ tự, những con mèo luôn có các phản ứng khác nhau khi nghe giọng nói của chủ nhân, như cử động của tai và đầu. Tuy nhiên, không con nào trong số chúng kêu meo meo để đáp lại hoặc thực sự muốn đến gần bộ phát thanh.

"Điều đó phản ánh một cái gì đó về loài mèo, nhưng không có nghĩa là mèo không có tình cảm", nhà nghiên cứu mèo John Bradshaw cho biết. Chó đã tiến hóa để phụ thuộc vào con người một cách "gần như ám ảnh", Bradshaw nói. Trong các tình huống lạ lẫm, chúng nhìn vào chủ nhân của mình như một chỗ dự vững chắc và đưa ra cho chúng sự hướng dẫn, tương tự như những đứa bé. Trái lại, mèo lại "thích giải quyết những thứ có trong đầu theo cách riêng của chúng". Một sinh vật không chạy đến bên bạn trong các tình huống không quen thuộc không nhất thiết phải là chúng có một trái tim sắt đã, lạnh lẽo và vô cảm.

Những con mèo của bạn thật sự đang thể hiện tình cảm của nó.

Sau khi "tiêm nhiễm" vào đầu những người nuôi mèo sự nghi ngờ vào mối quan hệ tình cảm giữa và con vật nuôi của họ, những người "không ưa" mèo tiếp tục đưa ra các bằng chứng về tác động vật lý trong cách cư xử của mèo đối với chủ nhân.

Trong bài viết của mình, Stromberg cho biết: "Nhiều con mèo sẽ cọ xát lên chân của chủ nhân chúng (hoặc với người khác) khi họ bước vào phòng. Thật dễ để có thể cho rằng đây là một dấu hiệu của việc thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu giải thích hành vi này của mèo giống như một nỗ lực nhằm để lại mùi của chúng vào những nơi chúng cọ vào - như một cách để đánh dấu lãnh thổ.

Qua quan sát, các nhà khoa học nhận thấy mèo bán hoang dã thường cọ xát đầu của chúng vào những cái cây hoặc các vật thể khác, cho phép chúng đưa một chất dịch có chứa pheromone tiết ra từ da đến những nơi chúng cọ vào. Được biết, đây là chất hóa học có tác dụng hấp dẫn giữa các cá thể cùng loài. Nói cách khác, việc mèo tỏ ra thân thiện và cọ xát vào cơ thể chủ nhân chân nó cũng chẳng khác gì việc bọn chó hay giơ chân lên và tè khắp nơi tại các vòi cứu hỏa trên phố.

Đang tải meo-tinhte-04.jpg…

Bradshaw trong khi đó cho rằng quan niệm này là sai lầm. "Bề ngoài, việc cọ vào con người trông giống như để đánh dấu mùi hương", ông nói, nhưng "khi mèo nâng cao đuôi của nó và cọ xát vào một con mèo khác, hoặc người, đó lại là một hoạt động mang tính xã hội". Một số nhà nghiên cứu cho biết gốc rễ của hành vi này xuất phát từ mong muốn tạo ra một "gia tộc mùi hương" của mèo hoang dã, nhưng không có ai có bằng chứng chứng minh cho ý tưởng đó.

Theo Bradshaw, điều quan trọng chính là sự tương tác giữa các loài vật. Ở mèo, nâng cao đuôi là biểu hiện cho sự thiện ý. Khi hai con mèo quen biết nhau họ sẽ cọ xát cơ thể với nhau, tuyến mùi hương không hoạt động. Chúng thường nằm xuống sau đó và kêu rừ từ (thể hiện sự thích thú) . Mèo cũng làm điều tương tự với chủ của chúng. Một nghiên cứu năm 2013 từng cho thấy mèo ghét con người nuông chiều và âu yếm chúng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cơ thể mèo sẽ tiết ra một hormone căng thẳng vào máu khi chúng được vuốt ve quá mức.

Bradshaw mặt khác cho rằng nghiên cứu được tiến hành ở Brazil nói trên thật sự không mang nhiều tính thuyết phục, bởi đây là một đất nước có số lượng mèo nhà thậm chí ít hơn rất nhiều so với những chú chó nhỏ. Ông cho rằng người nuôi thú cưng ở đây thường để mèo và chó lộn xộn với nhau chứ không tách biệt chúng. Những con mèo được chọn trong nghiên cứu này thật ra đã trải qua một thời gian dài sống trong các tương tác khó chịu, không đơn giản là do con người.

Mèo quá vụng về để đe dọa động vật hoang dã

Đang tải meo-tinhte-02.jpg…

Có lẽ chỉ trích gay gắt nhất nhằm chống lại mèo là cho rằng chúng có thể phá vỡ hệ sinh thái của khu vực. Ông Stromberg cho biết:

Tại Mỹ, mèo là một loài xâm lấn, chúng có nguồn gốc từ châu Á. Và một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, bất cứ khi nào chúng sinh sống bên ngoài, hoạt động ăn thịt của mèo 'có một tác động tiêu cực đối với chim hoang dã và các quần thể động vật có vú nhỏ. Điều này thậm chí xảy ra ở những con mèo đang hưởng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.

Vì vậy, những người yêu mèo có ý thức bảo vệ môi trường cần phải làm gì? Bradshaw cho rằng họ không cần phải quá lo lắng. Theo ông, miễn là con mèo của bạn không được sinh ra trong môi trường hoang dã hoặc ở một trang trại, có lẽ chúng chỉ mãi là những tay thợ săn vụng về. Mèo học cách săn con mồi từ mẹ chúng, theo Bradshaw.

Trong tự nhiên, một con mèo sẽ theo sau mẹ nó trong nhiều cuộc đi săn trong 8 tuần đầu tiên trong đời. Mèo mẹ dạy cho con chúng những kỹ năng rình rập và vồ lấy con mồi với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nhưng mèo nhà trong khi đó lại được sinh ra trong môi trường kín. Mèo con thay vì dành 8 tuần tuổi đầu tiên để học cách săn mồi thì giờ đây chúng vẫn đang mải mê đùa giỡn với những trái bóng bằng nhựa.

Trừ khi bạn huấn luyện thú cưng của mình khả năng đi săn trước khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 2, (giai đoạn quan trọng thứ hai trong quá trình phát triển của mèo), bằng không thì chúng sẽ trở nên vô dụng trong việc đối phó với những con mồi sống. "Rõ ràng, sâu thẳm bên trong mèo là ký ức về kỹ năng săn mồi của tổ tiên chúng", ông nói. "Tuy nhiên, một con mèo tự nó không phải là một thợ săn tài giỏi". Bất cứ khi nào động vật trong khu vực bị mèo săn bắt,"gần như chúng luôn là mèo hoang".

Mèo có thể điều khiển suy nghĩ của bạn?

Đang tải meo-tinhte-01.jpg…

Stromberg có thể đưa ra những nhận định chưa đúng về tình cảm của mèo đối với người, nhưng ông ấy hoàn toàn không sai khi nói về loại ký sinh trùng khủng khiếp với khả năng kiểm soát não bộ con người, vốn được tìm thấy trong phân mèo. Bradshaw thừa nhận ông không thể bảo vệ những con mèo đối với việc này nữa rồi.

Loại ký sinh trùng nói trên thường được biết đến với cái tên Toxoplasma gondii. Nó xâm nhập vào trong bộ não của các con mồi, như chuột, và thay đổi hành vi của chúng, khiến cho chúng cảm thấy ít sợ hãi thiên địch của mình. Một ngày nào đó, mèo của bạn may mắn vồ được 1 con chuột và ngấu nghiến nó, ký sinh trùng nguy hiểm này sẽ có cơ hội đi vào cơ thể mèo, cuối cùng là thoát ra ngoài và trú ngụ ở khay vệ sinh của vật cưng của bạn. Từ đây, việc Toxoplasma gondii tiếp tục đi vào não người chỉ còn là vấn đề thời gian.

Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc con người bị nhiễm T. gondii sẽ trở nên dễ bị kiểm soát tâm trí của họ. Dưới đây là những gì Kathleen McCauliffe - một cây bút chuyên viết khoa học nói về loại ký sinh trùng này:

Những người có kết quả xét nghiệm dương tính với ký sinh trùng đã chịu những ảnh hưởng đáng kể. So với nam giới không bị nhiễm, những người nam có ký sinh trùng này trong cơ thể sống nội tâm hơn, luôn nghi ngờ, lãng quên ý kiến của người khác, và có khuynh hướng bỏ qua các quy tắc. Trong khi đó, phụ nữ bị nhiễm kỹ sinh trùng lại có những phản ứng hoàn toàn trái ngược lại: họ trở nên cởi mở hơn, tin tưởng hơn, chú ý đến vẻ ngoài của mình, và tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy tắc.

Nam giới bị nhiễm nhiều khả năng sẽ mặc quần áo cũ và luộm thuộm; trong khi phụ nữ bị nhiễm bệnh có xu hướng ăn mặc chỉnh chu hơn. Nam nhiễm ký sinh trùng có khuynh hướng có ít bạn bè, phụ nữ thì ngược lại, họ quen nhiều bạn bè hơn. Ngoài ra, người nam khi bị nhiễm bệnh trở nên do dự hơn so với người không nhiễm. Đứng trước bất cứ việc gì, họ đều tự hỏi tại sao mình phải làm vậy, làm vậy thì có tổn hại gì đến mình không? Ngược lại, phụ nữ nhiễm ký sinh trùng sẽ đặt nhiều niềm tin hơn vào quyết định của mình.

Giáo sư Jaroslav Flegr, người đứng đầu nghiên cứu nói trên, lưu ý rằng không phải ai cũng chịu nhiều tác động như vậy khi bị nhiễm ký sinh trùng, và phân mèo không phải là thứ duy nhất lây nhiễm cho con người. Trên thực tế, T. gondii là loại ký sinh trùng vô cùng phổ biến. Ngoài ra, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng tình với cách giải thích đáng sợ của Flegr về các bằng chứng mà ông thu thập được, dù T. gondii sẽ trở nên rất nguy hiểm khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị tổn thương.

Cuối cùng, mèo của bạn có thể yêu thương bạn, nhưng ký sinh trùng có trong phân của chúng có thể sẽ không như vậy.

Nguồn: Popsci, Ảnh: Phong Hạ
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn