Header ads

Header ads
» » [Tự build PC] Bài 1: Sơ lược về CPU và bo mạch chủ Z370

Hiện tại để ráp một chiếc PC chạy CPU Core i thế hệ 8 (Coffee Lake) thì chúng ta chỉ có thể chọn các bo mạch chủ Z370, Intel vẫn chưa công bố các dòng H, B vốn có giá rẻ hơn. Các hãng làm bo mạch chủ cũng vì lý do này mà phát hành nhiều phiên bản bo mạch Z370 khác nhau với đủ kiểu thiết kế, thêm thắt tính năng, giá thành cũng khác nhau.Trong bài này thì mình xin chia sẻ những thói quen của mình khi ráp PC cũng như hướng dẫn anh em tự ráp PC hoàn chỉnh. Phần này mình sẽ nói về bo mạch và CPU. Mình sẽ cố gắng tiếp cận theo hướng đơn giản nhất với hy vọng ai cũng có thể tự làm được :D.


Video này mình up trước Tết, giờ mới có bài cụ thể, anh em thông cảm nha.

Sơ lược về các phiên bản Core i thế hệ 8:

Trước khi chọn bo mạch thì chúng ta cũng cần phải xác định loại CPU muốn dùng, ở đây là Core i thế hệ 8 (Coffee Lake). Vấn đề không nằm ở chỗ nó là Core i gì, i3 hay i5 hay i7 đều này tùy thuộc vào túi tiền của anh em cũng như mục đích sử dụng. Vấn đề nằm ở mỗi dòng CPU của Intel chỉ dùng được với một hoặc một số dòng chipset nhất định. Coffee Lake chỉ đi với các chipset thế hệ 300 series và hiện tại chỉ có Z370 nên việc lựa chọn bo mạch tương thích không có gì phức tạp, cứ thấy cái bo nào ghi Z370 là đảm bảo xài được.

Mặc dù đã có những thử nghiệm cho thấy các CPU thế hệ cũ hơn như Skylake hay Kaby Lake có thể chạy được trên bo mạch chủ Z370 và ngược lại Coffee Lake đời mới nhất có thể chạy trên Z170 hay Z270 nhưng Intel không chính thức hỗ trợ. Vì vậy giải pháp an toàn vẫn là chọn bo mạch Z370 cho Coffee Lake.

Đang tải So sánh CPU Intel Core i thế hệ 8.JPG…
Hiện tại Intel đã phát hành một vài phiên bản CPU thuộc dòng Coffee Lake mà anh em có thể tham khảo trong bảng trên, rẻ nhất là Core i3-8100 và đắt nhất là Core i7-8700K.

So với các thế hệ Core i trước thì thế hệ 8 có nhiều cải tiến hơn với việc tăng số nhân cho tất cả các phiên bản. Lần đầu tiên Core i3 có 4 nhân nhưng không còn hỗ trợ siêu phân luồng, Core i5 và i7 cũng lần đầu tiên có 6 nhân. Thêm vào đó dung lượng bộ đệm L3 cũng lớn hơn, tăng theo số lượng nhân, xung nhịp Turbo cũng tăng nhưng cần lưu ý là xung tối đa chỉ đạt được với 1 nhân, tùy theo số lượng nhân kích hoạt mà xung Turbo sẽ có nhiều mức khác nhau.


Trên đây là bảng so sánh kết quả benchmark bằng Cinebench R15, Geekbench 3 và PassMark các phiên bản Core i thế hệ 8 được đăng tải trên CPU-Monkey. Có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa từng phiên bản. Tuy nhiên nếu căn cứ theo giá thị trườnag hiện nay, chẳng hạn như Core i3-8350K với Core i5-8400, chênh nhau khoảng 200k thì anh em nên chọn Core i5 nếu không có nhu cầu OC. Tương tự nếu không cần OC thì Core i7-8700 vẫn dư sức qua cầu đối với hầu hết các tác vụ nặng và tựa game nặng hàng đầu hiện nay.

Chọn bo mạch chủ Z370:

Đang tải z370.PNG…
Z370 là tên của dòng chipset hỗ trợ các CPU Core i thế hệ 8 ở trên. Con chipset này không phải do các đối tác làm bo mạch chủ của Intel tự làm mà do Intel phát triển và bán cho họ để đưa lên bo mạch. Với từng thế hệ CPU thì Intel sẽ ra mắt các thế hệ chipset tương ứng, có thể tương thích ngược hoặc không. Chẳng hạn như Z270 có thể hỗ trợ cả Core i đời 6 (Skylake) lẫn 7 (Kaby Lake) nhưng Z370 chỉ hỗ trợ đời 8 (Coffee Lake) như điều mình đã nói ở phần CPU. Hình trên là sơ đồ hỗ trợ của chipset Z370, anh em có thể nhận thấy sự tương quan giữa sơ đồ này với bảng thông số của một chiếc bo mạch chủ Z370.

Đang tải Motherboard-form-factors.jpg…
Nếu anh em không quan tâm đến yếu tố nhỏ gọn thì ATX vẫn là form bo mạch chủ phổ biến nhất, dễ mua dễ dùng. Ngoài ra so về độ hoành tráng, nhiều tính năng thì ATX vẫn ăn đứt 2 form còn lại nhỏ hơn là mATX và mini-ITX. Những tên gọi như ATX, mATX hay mini-ITX này quy định về kích thước, các lỗ bắt vít, số lượng cổng trên panel sau, nguồn (PSU) hỗ trợ. Trong hình trên anh em có thể thấy sự khác biệt về kích thước và bố trí của các form bo mạch chủ này.

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-1.jpg…
Mình mượn được 3 chiếc bo mạch chủ của MSI gồm Z370 Gaming M5, Z370 Gaming Pro Carbon ACZ370 Tomahawk (từ phải sang), cả 3 có giá lần lượt là 5,9 triệu, 6,1 triệu và 4,5 triệu đồng. Mặc dù đều có form ATX và dùng chipset Z370 nhưng giá của chúng lại chênh nhau kha khá, vậy khác biệt nằm ở đâu?

Đang tải So sánh Z370 Mobo.jpg…
Cách nhanh nhất để tìm ra điểm khác biệt giữa các phiên bản bo mạch chủ là lên trang của nhà sản xuất và so sánh. Như trong hình trên mình so sánh giữa 3 phiên bản bo mạch chủ này và kết quả sơ bộ cho thấy chúng không khác biệt gì nhiều lắm. Do sử dụng chipset Z370 nên về thông số thì y hệt nhau như hỗ trợ socket 1151 với CPU tối đa là Core i7, đều có 4 khe RAM hỗ trợ các loại RAM DDR4 với xung nhịp từ 2133 đến trên 4000 MHz (OC) với chế độ kênh đôi. Thông số về cổng mở rộng cũng giống nhau như 3 khe PCIe 3.0 x16, 3 khe PCIe 3.0 x1, 6 cổng SATA, 2 khe M.2, số lượng cổng USB 3.1 các chuẩn Gen1, Gen2 tại panel sau cũng tương đương nhau.

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-9.jpg… Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-7.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-12.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-13.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-8.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-6.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-10.jpg
Nếu so giữa phiên bản Gaming M5 và Gaming Pro Carbon AC thì 2 phiên bản này có nhiều điểm giống nhau như: Các khe RAM, PCIe đều được bọc nhôm gia cường, có tản nhiệt cho ổ M.2, toàn bộ cổng I/O đều có cover. Gaming M5 có dàn VRM và tản nhiệt nhìn hầm hố hơn so với Gaming Pro Carbon AC. Tuy nhiên, chênh nhau khoảng vài 200 ngàn thì mình sẽ chọn Gaming Pro Carbon AC bởi lẽ phiên bản này có nhiều thứ hay hơn điển hình là có hệ thống đèn RGB Mystic Light đẹp hơn và tích hợp sẵn card Wi-Fi + Bluetooth tiện dụng hơn so với Gaming M5.

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-5.jpg…
Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-4.jpg Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-3.jpg
Khi nhìn vào phiên bản Tomahawk, dù dùng Z370 nhưng giá lại rẻ hơn những 2 triệu? Tomahawk theo đánh giá của mình thì nó hướng đến phân khúc tầm trung khi được thiết kế theo kiểu "vừa đủ". Nếu không nhắc đến những yếu tố về sản xuất như chất lượng tụ, VRM thì Tomahawk không có nhiều món ăn chơi cao cấp như các khe RAM, PCIe không được bọc nhôm gia cường, hệ thống ốp che các cổng I/O và VRM cũng đơn giản hơn, không có tản nhiệt cho M.2 và đặc biệt là không hỗ trợ SLI.

À há 3 khe PCIe 3.0 nhưng không hỗ trợ SLI, anh em nên lưu ý nếu muốn chạy nhiều card đồ họa Nvidia GeForce kết nối qua cầu SLI thì Tomahawk sẽ không hỗ trợ, chỉ hỗ trợ CrossFire với các card của AMD. Vì vậy nếu về sau khi giá card bình ổn hơn và anh em nghĩ đến chuyện sắm thêm card để tăng sức mạnh đồ họa thì Gaming M5, Pro Carbon AC vẫn là giải pháp tốt hơn. Không chỉ bo của MSI, anh em có thể kiểm tra theo cách tương tự với bo của ASUS, Gigabyte, ASRock …

Lắp CPU như thế nào?

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-14.jpg…
Hôm trước trên Group Tinh Tế có một anh em đăng tải hình ảnh lắp CPU Core i3-8100 trên một chiếc bo mạch Z370 nhưng bạn này không dám đè cái tanh khóa ngàm socket xuống, sợ gãy. Câu trả lời là bạn cứ tự tin đè xuống khóa lại khi đã kiểm tra CPU đã được lắp đúng vị trí.

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-19.jpg…
Mỗi dòng CPU của Intel hay AMD đều được thiết kế với các lỗ khoét tại viền, khi gắn vào socket thì chỉ có thể khớp chứ không thể sai được trừ khi bạn quá vô ý hay cố tình gắn sai. Ngoài ra trên socket và CPU còn có mũi tên định hướng vị trí của CPU nên bạn cứ thế mà lắp vào thôi.

Đang tải Tinhte.vn_MSI_Z370_Mobo-18.jpg…
Sau khi lắp xong CPU thì chúng ta sẽ tiếp tục với công đoạn lắp tản nhiệt. Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn kỹ hơn về cách trét keo tản, chọn loại tản nhiệt phù hợp. Anh em đón xem nhé.
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn