Header ads

Header ads
» » 3 kiểu tai thỏ được Android P hỗ trợ và cách Google giúp các app không bị tai thỏ đè mất nội dung

Tai thỏ là một xu hướng không thể chối cãi đang diễn ra không chỉ ở các máy cao cấp mà giờ đã xuống tới thiết bị Android tầm trung. Thực ra tai thỏ cũng tốt, nó làm các viền màn hình trở nên mỏng đều hơn, nhìn máy đẹp hơn. Nhưng vấn đề là hiện nay mỗi hãng đang làm một kiểu tai thỏ khác nhau nên sẽ làm khó cho các app bên thứ trong khâu thiết kế, chuẩn bị nội dung. Android P có thể giúp giải quyết được chuyện này bằng cách đưa ra các hỗ trợ chính thức dành cho tai thỏ.

Vấn đề của việc mỗi hãng làm một kiểu tai thỏ khác nhau đó là nhà phát triển các ứng dụng sẽ rất khó "canh" trong lúc thiết kế giao diện. Làm sao biết được tai thỏ sẽ dài bao nhiêu milimet và cao bao nhiêu milimet để mà né nó, đảm bảo giao diện không bị mảng đen che mất? Làm sao để vừa canh cho đẹp, hữu ích với điện thoại tai thỏ mà máy bình thường vẫn không bị xấu hay lệch nội dung?

Bản thân việc phải canh thiết kế sao cho đẹp cả khi có và không có tai thỏ đã là một vấn đề rồi, giờ phải canh cho tai thỏ mà không cố định kích cỡ nữa thì rất cực và tốn nhiều công sức không cần thiết.

Có một cách dễ hơn để đảm bảo nội dung của app sẽ không bao giờ bị đè, đó là chừa khoản trống bên trên thật rộng và gần như không xài gì, đảm bảo mọi nội dung của app luôn nằm dưới status bar là được. Cứ nội dung nằm dưới status bar là an tâm. Nhưng khi đó các app muốn sở hữu thiết kế đặc trưng sẽ phải suy nghĩ nhiều. Bản thân ứng dụng cũng sẽ không kiểm soát được hết cách mà status bar hiển thị, sẽ bị vướn hoặc xấu.

Trên Android P, Google có để sẵn một số chế độ tai thỏ, các nhà sản xuất có thể tận dụng và nếu họ làm theo như thế thì mọi chuyện sẽ ổn hơn. Android P hỗ trợ 3 chế độ tai thỏ như bạn có thể thấy được trong hình bên dưới.

Đang tải tai_tho_android.jpg…

Cái đầu tiên là kiểu mụn ruồi, mụn cóc giống như Essential Phone và Sharp Aquos, cái thứ 2 cho những máy có tai thỏ nhỏ nhưng cao như Oppo F7, Huawei P20 Pro, cái thứ 3 dành cho tai thỏ được xài bởi các máy như ZenFone 5, LG G7. Dù là tai thỏ kiểu nào thì status bar (thanh chứa đồng hồ, thông báo...) cũng dày hơn so với khi không có tai thỏ, và khu vực này cũng sẽ đổi màu tùy theo app đang chạy.

Đi kèm theo đó là hàm API để nhận diện các kiểu tai thỏ rồi chạy bố cục app cho phù hợp. Android P thậm chí còn hỗ trợ việc layout nội dung thành 2 bên xung quanh tai thỏ mà không cần lập trình viên phải làm thủ công (layoutInDisplayCutoutMode), lúc đó app có thể hiển thị tràn lên status bar luôn, màu sắc này nọ do app tự quyết định, thậm chí ẩn được cả đồng hồ và các biểu tượng pin, mạng. Lúc đó toàn bộ màn hình là của app, app muốn làm gì cũng được.

Còn nếu không muốn làm riêng thiết kế cho tai thỏ, lập trình viên có thể cài cho app của mình chừa hẳn khoản tai thỏ màu đen ra, coi như màn hình khi đó là màn hình truyền thống. Chế độ này thường dùng cho nút full screen của các app video, ứng dụng xem ảnh, game.

Đang tải tai_tho_nhu_the_nao.jpg…

Trong trường hợp tai thỏ không có kích thước hay hình dáng chuẩn, Android P cũng hỗ trợ app lấy thông tin về kích thước, khu vực của tai thỏ để tính toán và chừa khoản hiển thị ra. Ngay cả khi tai thỏ không nằm ở góc trên màn hình (ví dụ tai thỏ giờ nằm lệch sang góc trái / phải màn hình chẳng hạn) thì Android vẫn có trả về một số thông tin để app biết mà né, nhưng mình không nghĩ là sẽ có nhiều thiết bị làm theo kiểu quái dị như vậy.

Nhưng tất cả đều cần tới Android P, và cần cả sự tinh chỉnh từ phía lập trình viên của những ứng dụng hiện tại thì mới khai thác tốt được. Mà để Android P trở nên phổ biến và chiếm thị phần lớn thì mình nghĩ rằng sẽ cần 1-2 năm nữa, khi đó mới hi vọng nhiều app hỗ trợ chứ thời gian đầu sẽ chỉ có những phần mềm lớn làm tốt việc hiển thị với màn hình tai thỏ mà thôi.

Tham khảo: Medium
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn