Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng dự án giám sát quốc gia từ năm 2005 với tên mã Skynet, cùng tên với hệ thống AI kinh khủng trong phim Terminator. Trong những năm gần đây, các tiến bộ của trí tuệ nhân tạo nói chung và machine learning nói riêng đã giúp thúc đẩy dự án này chạy nhanh hơn bao giờ hết và chính phủ Trung Quốc đã bước đầu đưa hệ thống nào vào vận hành. Để làm ra SKynet, Trung Quốc dựa vào 3 trụ cột chính: sự hỗ trợ từ các công ty công nghệ như Alibaba Tencent, hợp tác chặt chẽ với startup và đưa sự an ninh của xã hội lên trên quyền riêng tư của người dân.
Kế hoạch hành động
Không như Mỹ, Trung Quốc đã nói nhiều và nói lâu về kế hoạch trở thành cường quốc AI, đặc biệt là khi nói về những gì nước này đang làm để giám sát cư dân của mình. Theo một phim tài liệu năm 2017 do chính phủ ban hàng, Trung Quốc đang có mạng lưới CCTV (camera giám sát) lớn nhất trên thế giới với hơn 20 triệu thiết bị.
Năm ngoái, 55 thành phố đã tham gia vào kế hoạch Xio Liange, hay còn gọi là "mắt tinh". Những thành phố này sử dụng công nghệ để thu thập dữ liệu video từ nhiều nguồn, không chỉ từ camera của thành phố mà còn từ camera an ninh tư nhân, đẩy qua một hệ thống xử lý trung tâm nhằm theo dõi người dân cũng như những gì đang diễn ra trên đường.

Nhiều người nghĩ rằng dữ liệu và thông tin thu thập được từ những đoạn video nói trên sẽ được sử dụng để chấm điểm về "xã hội" cho người dân Trung Quốc. Kế hoạch này đã được thông báo từ năm 2014 nhằm đánh giá "tín nhiệm" của từng người đang sinh sống trên đất Trung Quốc.
Trong năm 2017, đã có 530 bằng sáng chế liên qaun đến công nghệ giám sát video và camera giám sát được nộp và phê duyệt tại Trung Quốc, trong khi Mỹ chỉ có 96 bằng sáng chế mà thôi. Bằng sáng chế về nhận diện gương mặt cũng tăng vọt trong năm ngoái lên hơn 900 hồ sơ được đăng kí. Những đơn vị nộp sáng chế rất đa dạng: từ các cơ sở nghiên cứu được chính phủ tài trợ cho đến startup, công ty lớn trong làng công nghệ có khách hàng nhà nước.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và startup
Khi chính quyền trung ương đưa ra một lớp AI để phục vụ cho hệ thống giám sát này, các startup đóng vai trò cực kì quan trọng trong kế hoạch vì họ là người sẽ cung cấp và vận hành các công nghệ mà chính phủ cần. Hiện hiều trạm tàu lửa đã bắt đầu dùng nhận diện gương mặt thay vì chứng minh nhân dân để xác thực và định danh người đi tàu.
Chiếc kính thông minh do công ty LLvision phát triển thì sẽ giúp nhà chức trách tìm thấy những kẻ phạm tội nhanh hơn. Chiếc kính này giống như Google Glass và trong năm 2018 hãng đã đưa ra một sản phẩm mới mang tên GLXSS ME dành cho khách hàng công nghiệp. Sử dụng chip xử lý hình ảnh Movidius Myriad do Intel cung cấp, kính của LLvision sẽ ghép gương mặt của người đi đường với cơ sở dữ liệu về tội phạm chứa trên thiết bị. Vì khâu xác định và khớp mặt được thực hiện ngay trên kính (còn gọi là các edge device) nên tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn nhiều so với việc gửi ảnh về server trung tâm rồi đợi phản hồi.
Một công ty khác tên CloudWalk đã gây quỹ được 301 triệu USD từ chính quyền thành phố Guangzhou trong quý 4 năm 2017. Công nghệ nhận dạng gương mặt của họ đang được triển khai tại nhiều ngân hàng và sân bay, bao gồm cả Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Trong khi đó, công ty Megvii phát triển nền tảng nhận diện gương mặt Face thì kiếm được 460 triệu USD, số tiền lớn nhất được đổ vào một startup chuyên xử lý hình ảnh. Quỹ đầu tư lớn này có sự tham gia của chính phủ Trung Quốc lẫn Nga. Megvii được quyền truy cập vào dữ liệu 1,3 tỉ gương mặt của Bộ an ninh Trung Quốc, điều mà không phải công ty nào cũng có cơ hội được thực hiện vì khi đó bạn đang chạm tới một tập dữ liệu trong mơ với rất nhiều ứng dụng và tiềm năng.

Số tiền và số thương vụ đầu tư vào startup nhận diện gương mặt, xử lý hình ảnh, xử lý gương mặt tại Trung Quốc
Hai nhà đầu tư khác cũng đang tìm startup để đổ tiền là Alibaba Group và Foxconn, họ đã hợp tác với thành phố Hangzhou năm 2016 để xây dựng dự án "City Brain" dùng AI để phân tích dữ liệu từ camera giám sát và mạng xã hội. Ngoài việc giám sát và ngăn ngừa tội phạm, dự án thành phố thông minh nói trên còn giúp chính quyền quản lý lưu lượng giao thông hiệu quả, giám sát mực nước và nhiều thứ khác. Dự án đã thành công và đang được nhân rộng ra các thành phố khác tại Trung Quốc. Bản thân Alibaba cũng dùng nhận diện gương mặt để thanh toán tại các cửa hàng thuộc sở hữu của mình.
Kế hoạch không thể thiếu những công ty lớn
Trung Quốc có một thị trường thanh toán di động cực kì sôi động với sự tham gia của WeChat (thuộc sở hữu của Tencent) và Alipay (của Alibaba). WeChat đang có hơn 1 tỉ người dùng, Alipay thì có 500 triệu, cả hai đều sinh ra rất nhiều dữ liệu mỗi giây.
Ít nhất 3 tỉnh tại Trung Quốc thông báo họ sẽ phát hành chứng minh thư điện tử thông qua WeChat hoặc Alipay, và công nghệ nhận dạng gương mặt là trung tâm. Gần đây nhất là tỉnh Quảng Châu ở phía Nam Trung Quốc. ID này sẽ được dùng để định danh thay vì phải mang theo chứng minh thư cứng đi khắp mọi nơi. À, có thể bạn chưa biết nhưng chứng minh thư là vật bắt buộc phải có trong người bạn bất kì lúc nào.
Để dễ mường tượng, bạn có thể tưởng tượng dự án này giống như việc Facebook và Amazon kết hợp với chính phủ các nước để phát hành chứng minh thư ảo bằng công nghệ nhận dạng gương mặt, tài khoản mạng xã hội của bạn cũng chính là nơi lưu trữ, trích xuất thông tin, và nó cũng ghi nhận được cả lịch sử duyệt web của bạn nữa!
Tencent là một trong những công ty nộp nhiều bằng sáng chế về nhận dạng gương mặt nhất Trung Quốc trong năm qua. Alibaba cũng có những bằng sáng chế tương tự trong năm 2017, đa số dùng để login và xác thực. CEO Pony Ma của Tencent cũng đang có ghế trong Quốc hội. Hai công ty đang có nhiều đóng góp cho những dự án smart city thông qua việc cung cấp khả năng xử lý hình ảnh và AI trên cloud của mình.
Như lời của Alibaba tại Hội nghị World AI năm 2017, "ở Trung Quốc, người ta ít quan tâm đến quyền riêng tư hơn nên chúng tôi có thể đi nhanh hơn". Apple gần đây cũng phải tuân theo hàng loạt quy định mới của chính phủ Trung Quốc trong khi tại Mỹ họ có thể dễ dàng từ chối lệnh unlock điện thoại của FBI.
Trung Quốc đang tận dụng các công nghệ bán dẫn của Mỹ
Trước khi Trung Quốc có thể tự làm chip AI, các công ty Trung Quốc sử dụng những linh kiện bán dẫn đắt tiền từ các công ty của Mỹ. Ví dụ, công ty Ambarella tuy đóng tại California nhưng lại có khách hàng lớn chủ yếu từ Trung Quốc từng chia sẻ rằng Techvision - đơn vị hàng đầu Trung Quốc về giám sát video - đang dùng SoC của Ambarella cho các camera đời mới của mình. Công ty Diodes ởTexas thì ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhờ Trung Quốc đẩy nhanh quốc trình triển khai mạng lưới camera giám sát.
Các công ty về lưu trữ như Seagate, WD hay Quantum cũng có cơ hội kiếm tiền từ Trung Quốc. Dữ liệu từ video ghi xong phải có chỗ nào đó lưu lại, và lưu trong dài hạn chứ không phải chỉ vài ngày, vài tuần, nên các công ty cung cấp giải pháp lưu trữ đang sống khỏe tại quốc gia này.

Số công ty đề cập tới Trung Quốc trong báo cáo tài chính của mình
Đó là cách mà Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát gương mặt khổng lồ của mình, một cách rất khủng khiếp...
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
