Apple đã công bố một loạt các tính năng sức khỏe mới cho Apple Watch vào thứ Tư tuần trước, bao gồm 2 điện cực được thiết kế để đo điện tim, ứng dụng phân tích phát hiện cảnh báo một số vấn đề về loạn nhịp.
Vậy điện tim là gì?
- Tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim lan truyền những dòng điện rất nhỏ, khoảng một phần nghìn volt giúp tim co bóp. Cơ thể con người là một môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất, cho nên dòng điện do tim phát ra có thể truyền đi khắp cơ thể, ra tới da. Ta có thể ghi được dòng điện tim bằng cách nối hai cực của máy ghi điện tim với hai điểm khác nhau của cơ thể.
- Cách mắc điện cực để ghi dòng điện hoạt động của tim gọi là chuyển đạo. Đồ thị ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động gọi là điện tâm đồ (ECG). Thiết bị y tế dùng chẩn đoán có nhiều điện cực mắc ở 2 tay 2 chân và trước ngực sẽ cho ra 12 chuyển đạo cơ bản(D1, D2, D3, aVR, aVL, aVF,V1, V2, V3, V4, V5, V6).
- Một chu kỳ tim biểu hiện trên điện tâm đồ là: sóng P, phức bộ QSR, sóng T, và sóng U (nếu có), hình dạng, thời gian kéo dài của sóng/phức bộ và cả thời gian giữa các thành phần với nhau đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán.
Apple Watch đo ECG như thế nào?
- Đo ECG trên AW được AliveCor KardiaBand triển khai đầu tiên. Đã được FDA thông qua với điện cực gắn ngoài.
- Để Apple Watch đo được ECG cơ bản nhất cần hội đủ 2 yếu tố phần cứng (2 điện cực đo được thay đổi điện học trong tim) và phần mềm (ứng dụng vẽ lại đồ thị biến đổi của điện thế).
- Phần cứng Apple đã tái định nghĩa lại bằng cả phần cứng với hai điện cực: 1 được đặt ở mặt lưng và 1 được tích hợp trên nút Digital Crown. Còn phần mềm Apple đã xây dựng ứng dụng ECG có thêm chức năng cảnh báo loạn nhịp.
ECG do Apple Watch đo có đáng tin?
- Khi người dùng muốn đo ECG, chỉ cần đặt ngón tay lên nút Digital Crown và giữ im trong vòng 30 giây. Khi này dòng điện từ sẽ chạy từ 2 tay người dùng vào 2 điện cực trên AW4. Như vậy ECG trên AW4 cũng tương đồng với 1 chuyển đạo D1 trên ECG 12 chuyển đạo thông thường điều này tương đồng với kết luận của FDA: "Mặc dù phía Apple yêu cầu "De Nova" với app ECG nhưng FDA "cleared" ở nhóm 2 và xác nhận 2 nội dung chính: ECG của AW giống như chuyển đạo D1 của ECG thường, các phân tích sóng điện tim của AW thì không có giá trị chẩn đoán và điều trị"
- Ứng dụng cảnh báo loạn nhịp thì dựa vào nhịp tim theo cảm biến quang học nên không đủ chính xác để cấp chứng nhận có giá trị chẩn đoán. Đo ECG bằng điện cực thì không liên tục (người đeo phải tự thực hiện) nên giá trị chỉ là những bản PDF với ECG 1 chuyển đạo mà máy lưu được trên phần mềm. Đúng như Ivor Benjamin chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nói "ECG đó chỉ có tính chất tham khảo cho bác sĩ khi thăm khám vì bản thân bệnh nhân thường mô tả triệu chứng mơ hồ".
Những nghiên cứu của Apple trong chương trình Apple Heart thì sao? có lợi gì cho chúng ta.
- Nghiên cứu Tim của Apple và được tạo ra trong quan hệ đối tác với Stanford Medicine, bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái và hoàn thành vào đầu tháng này. Nó bao gồm 588 cá nhân - một nửa có AFIB, trong khi nửa còn lại có nhịp tim khỏe mạnh. Trong thời gian nghiên cứu, AW với một ứng dụng đã có thể xác định hơn 97% bệnh nhân có AFIB (không đạt yêu cầu để có giá trị chẩn đoán). Với kết quả này các nghiên cứu theo dõi nhịp tim, dự đoán rung nhĩ của Apple thật sự xứng đáng với mục đích cảnh báo người dùng về các vấn đề tiềm tàng với tình trạng nhịp tim của họ để họ đến gặp bác sĩ kịp thời.
- Tuy nhiên theo dõi nhịp tim và đo ECG thường quy để tầm soát loạn nhịp tim lại không có lợi ích ở những người không có triệu chứng và nguy cơ tim mạch thấp. Đối với đa số người dùng trẻ khỏe (nhóm data các nghiên cứu của Apple) việc theo dõi nhịp tim thường xuyên lại có tác động tiêu cực như lo lắng, điều trị không cần thiết với các cảnh báo sai. Đặc biệt những người quan tâm quá mức vấn đề sức khỏe của bản thân thì mức cảnh báo dương tính giả càng lớn (Hysteria).
- Nguy hiểm hơn tất cả mà đa số mọi người không quan tâm đó là giá trị dự báo "âm tính giả" vì bản thân AW chỉ là một cảm biến quang học và ECG sơ khai 1 chuyển đạo. Nghĩa là khi bạn có vấn đề thật sự về tim mạch có triệu chứng khó thở mệt hồi hợp...nhưng AW của bạn báo về nhịp tim bình thường. Bạn tiếp tục làm việc và có thể đó là ngày cuối cùng bạn xem giờ và mở mắt.
- Sau cùng là 2 ứng dụng này của Apple chưa ra mắt công chúng, phải đợi sang năm 2019 và chỉ có ở US mới dùng được.
Người viết BABABUCON
https://med.stanford.edu/appleheartstudy.html
https://www.accessdata.fda.gov/cdrh_docs/pdf18/DEN180044.pdf
https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2684613
USPSTF Recommendation: Screening for Cardiovascular Disease Risk With Electrocardiography
https://www.medscape.com/viewarticle/902001
ECG Readings From the Apple Watch? This Doctor Is Leery
ECG của Apple Watch như thế nào và lợi ích thật sự ra sao?
Tài liệu tham khảo
Home
med.stanford.edu
This 2018 Recommendation Statement from the US Preventive Services Task Force recommends against ECG screening for CVD in asymptomatic adults at low risk (D rec
jamanetwork.com
Medical 'wearables' may be hot technology, but no way do they replace a doctor, says this physician.
medscape.com
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
