Header ads

Header ads
» » Chiếc máy DS đã cứu sống Nintendo, cùng lúc thay đổi làng game mobile như thế nào?

Nintendo Switch có vẻ thành công, mình muốn ôn nghèo kể khổ chút. Hồi năm 2004, mọi chuyện không ổn cho Nintendo cho lắm.

Chiếc máy console của họ, GameCube, thất bại hoàn toàn trước PS2. Tệ hại hơn, Microsoft cũng có được sức hút lớn hơn với chiếc máy Xbox ra mắt năm 2001. Dù Sega đã bỏ cuộc chơi, nhưng Nintendo cũng chẳng có giây phút nào được thở. Thậm chí ngay cả thị trường game handheld cũng có những tên tuổi mới xuất hiện thách thức Game Boy huyền thoại: Atari Lynx, Sega Game Gear, ngay cả SNK lẫn Bandai cũng tung ra Neo Geo Pocket và Wonderswan. Nhìn chung những năm đầu vừa giữa thập niên 2000, Nintendo không thể gọi là rực rỡ như bây giờ được.

Đang tải Tinhte_DS1.JPG…

Chuyện gì đến cũng đã đến. Năm 2005, Sony tung ra PlayStation Portable với phần cứng thuộc hàng khủng lúc bấy giờ, khiến Game Boy cũng phải chao đảo. Nếu như Game Boy luôn được "đóng đinh" trong tiềm thức khách hàng là một sản phẩm vui nhộn đơn giản dành cho các bé nhi đồng và thiếu niên, với Pokemon là cỗ máy in tiền, thì PSP trưởng thành hơn, ấn tượng hơn, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Sự thành công của Game Boy và Pokemon thời đó là thứ duy nhất giúp Nintendo sống sót dù Game Cube thất bại trên mọi mặt trận, mọi thị trường. Ấy vậy mà chính nó cũng đang bị đe dọa.

Nước đi táo bạo

Có vẻ như đã tuyệt vọng, Nintendo bất ngờ tuyên bố: Cuối năm 2004, họ sẽ tung ra thế hệ handheld mới, ngay trước khi PSP chính thức bán ra. Khi ấy Game Boy Advanced cũng mới chỉ ra mắt được có 3 năm. Và những gì Nintendo giới thiệu khiến cả làng game xôn xao: Một chiếc máy chỉ có khả năng xử lý đồ họa tầm thường, nhưng có tới hai màn hình, màn dưới cảm ứng.


Nó chẳng giống bất kỳ thiết bị nào ra mắt trước đó. Người ta lo ngại sự sáng tạo của Nintendo đã đi quá giới hạn khi tung ra một chiếc máy chơi game có những tính năng mà các nhà làm game chưa chắc đã sử dụng tới, ấy là chưa kể nó cạnh tranh trực tiếp với chính Game Boy của Nintendo nữa. Khi được giới thiệu, người ta lo ngại DS sẽ thất bại, kéo theo nó là cả tập đoàn Nintendo.

Nhưng không. DS trở thành chiếc máy chơi game bán chạy thứ 2 trong lịch sử, chỉ thua mỗi PS2 mà thôi. Nó không kéo chìm Nintendo, mà thay vào đó, cả làng game di động đã bị nó thay đổi hoàn toàn. Nói cách khác những game handheld di động trước khi DS ra mắt đều trở nên lỗi thời và không còn được ưa chuộng.

Nền móng cho game mobile hiện tại

Kể từ khi DS ra mắt, máy chơi game handheld sau khoảng chục năm đã gần như biến mất hoàn toàn, thay vào đó là game mobile trên di động. Ngay cả Nintendo cũng như vậy.

Nintendo vẫn sẽ hỗ trợ những chủ nhân sở hữu 3DS, nhưng chưa công bố sản phẩm mới ngoài chiếc máy hybrid Nintendo Switch ra mắt năm ngoái. Sony thì thừa nhận thất bại với PlayStation Vita và tập trung cho PS4 cũng như PS5 sắp tới. Thế hệ máy PlayStation Handheld thứ 3 hẳn sẽ không tồn tại.

Đang tải Tinhte_DS2.jpg…

Nói thêm một chút về Switch. Gọi nó là hậu bối của 3DS cũng không hẳn là đúng. Lúc lắp máy vào dock sạc và xuất hình ảnh, chất lượng game tốt hơn, và khi đem chiếc máy này ra đường, nó cũng không hẳn gọn gàng cho lắm. Nên gọi nó là máy handheld là sai. Nên coi nó là thế hệ console mới, vay mượn những ý tưởng di động để tạo ra cái mới mẻ, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh thì đúng hơn.

DS rõ ràng đã giết chết game di động cổ điển với những chiếc máy như PSP hay Game Boy. Nhưng cùng lúc, nó lại tạo ra nền móng cho một thị trường mới toanh, game mobile hiện đại.

Hẳn anh em cũng biết, DS khó lòng so sánh được với PSP xét riêng về sức mạnh phần cứng. Nhưng bù lại hệ thống chip xử lý chỉ mạnh ngang Nintendo 64 là khả năng điều khiển cũng như thư viện game hướng tới rất nhiều đối tượng, trong khi PSP được định hướng tới đối tượng gamer hardcore chơi game khủng đồ họa đẹp.

Đang tải Tinhte_DS5.jpg…

Chủ tịch Nintendo of America mới nhậm chức thời đó, Reggie Fils-Aime, gọi chiến lược này là "chiến thuật biến xanh", đánh thẳng vào những mảng thị trường chưa có đối thủ nào khai phá và cạnh tranh. Nhờ đó, anh em được thấy những game chưa bao giờ có mặt trên những nền tảng máy chơi game khác. Mình thực sự nhớ hai game của Cing mang tên Hotel Dusk và Last Window, hai game giải đố trinh thám với tình tiết không thua kém gì phim truyền hình Mỹ. Anh em rất nên chơi thử hai game này dù đồ họa theo kiểu vẽ tay không được đẹp cho lắm.

Trong khi đó cũng trên chiếc DS, anh em có một series game nuôi thú cưng vuốt ve những chú chó ảo bằng bút cảm ứng (Nintendogs), có một series game giải đố tạo cảm giác anh em đang đọc một cuốn truyện tranh được vẽ đầy tỉ mẩn (Professor Layton), và rất nhiều game đầy sáng tạo khác như The World Ends With You, một trong những tác phẩm kinh điển của Square Enix.

Đang tải Tinhte_DS9.jpg…

Chính mức giá rẻ của Nintendo DS cũng thư viện game casual có, hardcore cũng có đã khiến doanh số máy bán ra vượt quá kỳ vọng của bất kỳ ai. Chính chiến lược này đã khiến Game Boy và Tetris năm xưa có được chỗ đứng trên thị trường, nhưng khi DS được bán ra, Nintendo mới chứng minh được chiến lược đánh vào những "vùng nước chưa ai tiếp cận" thành công tới mức nào.

Không chỉ đem lại tiền, rất nhiều tiền cho Nintendo, DS còn có công rất lớn là khai phá thị trường game casual di động. Cái hay của DS là Nintendo biết cách định hướng những người không quan tâm đến game hardcore, không quan tâm đến bắn nhau chém giết căng thẳng và coi họ là thị trường chủ lực. May mắn thay cho Nintendo, đối tượng này đông hơn giới hardcore gamer rất nhiều. Nintendo một mặt đem đến những game vừa dễ chơi vừa đơn giản, mặt khác tạo ra thói quen cho anh em mang chiếc máy nhỏ gọn xinh xắn này theo mình mọi lúc mọi nơi.

Đang tải Tinhte_DS4.jpg…

Vài năm sau, khi ý tưởng chơi game trên smartphone iOS và Android được hình thành, thị trường đã quá quen với những game casual chơi giết thời gian, giải trí chứ không căng thẳng nhờ chính sự hiện diện của Nintendo DS.

Nhưng, cũng chính iPhone đã góp phần giết chết thị phần của DS. Chỉ 3 năm sau khi được giới thiệu, Apple tung ra chiếc điện thoại thay đổi hoàn toàn thị trường mobile hiện tại. Ngay khi những game đầu tiên ra mắt trên App Store, thì DS trước đó đã chạm tới ngưỡng bão hòa rồi. Công nghệ và khả năng xử lý của DS cũng trở nên yếu hơn nhiều so với những chiếc điện thoại thông minh, và Apple chỉ cần làm một việc đơn giản, nhảy vào thị trường là đã có thể nghiễm nhiên chiếm ngôi vương một cách dễ dàng.

Thử nghiệm mở ra cả thị trường mới

Một trong những lý do chủ yếu DS trở thành phép thử hoàn hảo để tạo ra một thị trường game mới chính là màn hình cảm ứng ở nửa dưới của máy. Nhờ đó, nhiều tác phẩm game có thể khai thác cách điều khiển cũng như cho phép nhiều hãng game sáng tạo đến mức tối đa. Trong khi đó những game đua xe hay hành động vẫn được hỗ trợ tốt với hai nút ở góc trên thân máy.

Bỏ qua hệ thống nút điều khiển được đặt ở vị trí tương đối hợp lý và phù hợp với mọi độ tuổi, sản phẩm của Nintendo chứng minh được một điều mà ngay cả gã khổng lồ Nhật Bản khi ấy cũng chưa chắc đã nhận ra: Tương lai của ngành game là những nội dung trên màn hình cảm ứng, chứ không phải nhồi nhét cấu hình khủng vào bên trong một chiếc máy. Những tác phẩm game trên DS đôi khi có chất lượng tốt tới mức, chẳng cần điều khiển bằng cụm nút Dpad hay ABXY gì cho mệt.

Đang tải Tinhte_DS7.jpg…

Apple về sau nhận ra điều này. Họ bỏ hoàn toàn những nút bấm vật lý mà thay vào đó bắt anh em tương tác 100% thông qua màn hình cảm ứng.

Thứ khiến cho Nintendo DS trở thành lựa chọn của tất cả khi ấy, chính là việc không bị cuốn vào game. Anh em có thể chơi lâu, không vấn đề gì, nhưng lúc cần là có thể gập máy lại, tiếp tục với cuộc sống và công việc để rồi khi những phút giải lao đến, lại có thể chìm vào thế giới ảo. Giờ đây những game có doanh thu khủng nhất thế giới như Candy Crush đều khai thác gameplay như vậy.

Game khuyến khích mọi người thưởng thức theo quãng ngắn, không cày cuốc mệt mỏi. Nhưng thay vào đó, những game miễn phí thu tiền bằng cách tạo ra những chướng ngại khó nhằn để kích thích người chơi bỏ tiền thật để vượt qua chúng.

Đang tải Tinhte_DS8.jpg…

Tiếc thay cho Nintendo, sự ra mắt của iPhone khiến thị trường máy chơi game handheld nói chung và DS nói riêng dần biến mất. Khi 3DS ra mắt, Nintendo bỗng trở thành kẻ đứng ở chiếu dưới, phải cạnh tranh lại những chiếc smartphone, những sản phẩm và game học hỏi theo chính thành công của DS vài năm về trước. Màn hình lớn hơn, khả năng hiển thị 3D không cần kính hay thậm chí những phiên bản 2DS và 2DS XL về sau cũng chẳng thể giúp Nintendo có được thành công như năm 2004.

Tham khảo Polygon
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn