Header ads

Header ads
» » Kính viễn vọng không gian Kepler chính thức ngừng hoạt động sau gần 10 năm trên quỹ đạo

kính thiên văn Kepler đã chính thức ngừng hoạt động vì một lý do đơn giản - hết nhiên liệu. Trên thực tế, các kỹ sư đã sớm nhận thấy việc Kepler sắp cạn nhiên liệu từ đầu mùa hè năm nay. Lúc bấy giờ, họ chuyển con tàu vào chế độ an toàn (safe mode), một nỗ lực nhằm chép toàn bộ những dữ liệu mà con tàu thu được từ trước đến nay về lại Trái Đất trước khi quá muộn.

Theo dự tính ban đầu, Kepler được phóng lên quỹ đạo với lượng nhiên liệu Hydrazin (N2H4) đủ dùng cho 6 năm nhưng cho đến thời điểm dừng hoạt động, con tàu đã vận hành được 9 năm, 7 tháng, 23 ngày. Sau khi không còn nhiên liệu, NASA quyết định cho con tàu "nghỉ hưu" và hiện tại, các nhà khoa học cho biết có thể nó đang ở quỹ đạo xa Trái Đất. Dự kiến sắp tới, nhóm chuyên gia sẽ gửi lên một dòng lệnh nhằm tắt hệ thống điện cũng như toàn bộ các thiết bị khác, biến Kepler trở thành một vật thể bay im lặng quanh quỹ đạo.

Đang tải Kepler_graphic_tinhte.jpg…

Kepler được phóng lên không gian vào năm 2009 với sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Vào thời điểm đó, có rất ít ngoại hành tinh được phát hiện nhưng về cơ bản, Kepler được đánh giá là một bước ngoặt lớn về kỹ thuật khoa học. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chính là phát hiện ngoại hành tinh bằng cách tìm kiếm những thay đổi về ánh sáng của một ngôi sao khi một hành tinh đi ngang qua vùng nằm giữ ngôi sao đó và Trái Đất. Theo William Borucki, một chuyên gia từng tham gia chương trình Kepler, việc đó cũng giống như "bạn đang cố tìm một con bọ chét đang bò qua phía trước đèn xe hơi khi nó đang cách bạn hơn 160 cây số".

Trong những năm đầu hoạt động, Kepler thu được thành công vang dội. Nhưng đến năm 2012, một số thiết bị trên tàu vũ trụ bị trục trặc khiến cho nó hoạt động không ổn định. 1 năm sau, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí các nhà khoa học đã nghĩ số phận của Kepler kết thúc từ đó. Sau đó vào năm 2013, việc nghĩ ra giải pháp dụng áp lực của ánh sáng Mặt Trời để cân bằng con tàu đã giúp hồi sinh Kepler, giúp nó tiếp tục thực hiện một sứ mệnh khác mang tên K2.

Đang tải kepler_tinhte_01.jpg…

Tính đến thời điểm ngừng hoạt động, Kepler đã quan sát được 530.506 ngôi sao, phát hiện 2.662 hành tinh - một con số không hề nhỏ trong công cuộc khám phá vũ trụ của loài người. Được biết, gần như toàn bộ dữ liệu đã được gửi về Trái Đất một cách an toàn, nhưng vẫn còn một số đang trên đường đi.

Kepler không còn rõ ràng là mất mát lớn nhưng may thay, NASA vẫn còn có TESS hiện đang trên quỹ đạo và James Webb - kính thiên văn vũ trụ khổng lồ hứa hẹn sẽ thăm dò hơn 2100 mục tiêu, tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Dù vậy, sứ mệnh James Webb cho đến nay vẫn đang bị trì hoãn. TESS, James Webb hay bất kỳ chiếc kính viễn vọng không gian nào đều còn một chặng đường rất xa mới bắt kịp Kepler. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các hệ thống này mang đến cho chúng ta những hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn, cuối cùng là gia tăng sự hiểu biết của con người về những gì xa xăm ngoài kia vũ trụ.

Nguồn: The Verge
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn