Header ads

Header ads
» »Unlabelled » Lại nói về MacBook Air 2018: Amber Lake CPU, RAM LPDDR3, ổ SSD Optane?

Apple hôm qua đã ra mắt MacBook Air mới - một lời khẳng định với fan táo rằng hãng không hề từ bỏ dòng máy tính 10 năm tuổi này. Phiên bản MacBook Air mới có nhiều thay đổi rất đáng chú ý về ngoại hình lẫn cấu hình, Apple cho biết nó mạnh hơn nhiều lần so với MacBook Air thế hệ trước. Apple vẫn vậy, không bao giờ công bố cấu hình chi tiết của máy nhưng với những thông số được đưa ra, mình dự đoán như sau:


Intel Core i5-8210Y: giải pháp giúp MacBook Air đạt pin cả ngày nhưng hiệu năng vẫn tốt

Về CPU, Apple MacBook Air 2018 dùng Core i5 thế hệ 8 với 2 nhân và xung từ 1,6 GHz đến 3,6 GHz. Sau khi tra cứu dòng Core i5 thế hệ 8 cho laptop của Intel thì chỉ có 1 phiên bản có mức xung và nhân trùng khớp là Core i5-8210Y, hôm rồi mình dự đoán là Core i5-8200Y nhưng nó vẫn có mức xung cao hơn là 1,9 - 3,9 GHz.

Đang tải Amber Lake-Y Die.jpg…
Core i5-8210Y là một con CPU dùng kiến trúc Amber Lake (Amber Lake-Y), tiến trình 14 nm . Với hậu tố Y tức siêu tiết kiệm điện năng (extreme low voltage) thì Core i5-8210Y có thể là phiên bản thay thế Core i5-7Y57 thuộc thế hệ Kaby Lake-Y. Các CPU dùng kiến trúc Amber Lake được phát hành cùng thời điểm với Coffee Lake và Whiskey Lake và cũng thuộc thế hệ 8.

Điểm đặc trưng của các vi xử lý Amber Lake-Y là nó sử dụng điện năng rất thấp, từ đó công suất thoát nhiệt tiêu chuẩn cũng chỉ 5 W TDP và có thể giảm xuống mức 3,5 W. Dù vậy, phiên bản Core i5-8210Y trên MacBook Air 2018 chỉ có một mức TDP là 7 W. Thêm vào đó Core i5-8210Y có 2 nhân 4 luồng với mức xung cơ bản 1,6 GHz, Turbo Boost đơn nhân đến 3,6 GHz, đi kèm bộ đệm Smart Cache 4 MB.

Đang tải CPU.jpg…
Nhìn qua những thông số này thì có thể nói Core i5-8210Y khá giống với phiên bản mà nó thay thế là Core i5-7Y57 nhưng xung cao hơn. Thế nhưng với 1 mức TDP thiết lập sẵn, không cTDP up hay down như các phiên bản còn lại trong dòng Amber Lake-Y thì điều có thể dự đoán là Apple đã thiết kế một hệ thống tản nhiệt đủ tốt cho MacBook Air mới nhằm đáp ứng mức TDP 7 W, từ đó giữ cho con CPU này đạt được hiệu năng tối đa mà nó được thiết kế và CPU cũng không bị kéo xung xuống mức thấp theo TDP 3,5 W.

Không chỉ hiệu năng tính toán, Core i5-8210Y còn có iGPU HD Graphics 617 với xung nhịp cao hơn 100 MHz (xung tối đa 1050 MHz) so với HD Graphics 615 trên Core i5-8200Y dù vẫn có 24 đơn vị thực thi (EU). Nó vẫn đủ mạnh để kéo cái màn hình Retina với độ phân giải gần 2K của MacBook Air nhưng sẽ thọt nếu xử lý đồ hoạ. Hiệu năng của iGPU này cũng tuỳ thuộc vào khả năng tản nhiệt của MacBook Air và thiết lập bộ nhớ DRAM, theo Apple là LPDDR3-2133 (2133 MT/s) và thiết lập kênh đôi sẽ khiến con iGPU này tận dụng tốt hơn bộ nhớ chia sẻ với độ rộng bus gấp đôi 64-bit x 2 và băng thông dĩ nhiên cũng gấp đôi (iGPU và CPU chia sẻ băng thông RAM). Core i5-8210Y cũng hỗ trợ giải mã các định dạng mới như H.265/HEVC Main10 với 10-bit màu cũng như Google VP9.

RAM LPDDR3-2133, tại sao lại vậy?

Đang tải RAM.jpg…
Cũng nói về bộ nhớ DRAM trên MacBook Air mới thì mình càng thấy sự lựa chọn của Apple với Core i5-8210Y có ý đồ rõ ràng bởi Core i5-8200Y không hỗ trợ bộ nhớ LPDDR3-2133, chỉ tối đa LPDDR3-1866. Mà khoan đã! Tại sao lại là LPDDR3 - một loại bộ nhớ rất phổ biến trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng thay vì DDR3L?

Đang tải Samsung LPDDR3.jpg…
Nói về LPDDR3 thì nó dễ bị nhầm với DDR3L, 2 loại bộ nhớ này rất khác nhau. Thứ nhất là việc nó là dạng bộ nhớ DRAM được hàn chết trên bo mạch chủ thay vì có dạng một thanh DIMM gắn qua khe SO-DIMM trên laptop. Thêm nữa là nó sử dụng giao thức và cơ chế register khác biệt so với DDR3 hay DDR3L, không tích hợp DLL. Và quan trọng hơn cả là nó ăn rất ít điện với điện áp chỉ 1,2 V khi hoạt động trong khi DDR3L là 1,35 V. Khi nghỉ LPDDR3 cũng ăn rất ít điện với khoảng 103 mW và khi tự làm tươi, nó chỉ ăn có 5 mW so với DDR3L là 16 mW. Lợi thế của LPDDR3 còn ở chỗ nó có thể trở lại trạng thái hoạt động (read) từ trạng thái nghỉ rất nhanh với chu kỳ xung ít hơn so với DDR3 hay DDR3L.

Với việc chọn loại DRAM LPDDR3-2133, khả năng là của Samsung thì với thiết lập kênh đôi, độ rộng bus nhớ 64-bit/kênh thì băng thông đạt tối đa 34,1 GB/s theo lý thuyết nhưng vi điều khiển bộ nhớ tích hợp trên Core i5-8210Y chỉ hỗ trợ băng thông tối đa 31,79 GB/s. Về dung lượng thì Core i5-8210Y hỗ trợ tối đa 16 GB thành ra Apple chỉ có thể cung cấp tuỳ chọn tối đa 16 GB RAM cho MacBook Air mới.

Đang tải LPDDR3-2133.jpg…
Tại sao Apple không chọn DDR4/DDR4L hay LPDDR4/LPDDR4X mới hơn? Điều này do hạn chế của Intel bởi các vi xử lý dòng Amber Lake-Y đều không hỗ trợ bộ nhớ DDR thế hệ thứ 4, chỉ DDR3L hoặc LPDDR3. Mình nghĩ Apple chọn LPDDR3 ở thế bắt buộc bởi LPDDR4 thì CPU Intel chưa hỗ trợ, trong khi DDR4 hay DDR4L thì vừa không đạt mức tiêu thụ điện năng thấp như dòng LPDDR (DDR4 cần điệp áp 1,4 V), vừa chiếm diện tích trên bo mạch chủ bởi chúng đều là các loại bộ nhớ dạng thanh SO-DIMM trong khi MacBook Air thường có bo mạch nhỏ, không gian phần lớn dành cho pin.

Chipset hỗ trợ Wake-On-Voice T2 = Hey Siri?

Đang tải PCH.jpg…
Con Core i5-8210Y này sẽ kết nối với chipset (PCH) qua giao tiếp on-package (OPI) 4 GT/s. Intel vẫn chưa tiết lộ chipset nào sẽ đi cùng với các CPU Amber Lake-Y nhưng về quy tắc thì PCH sẽ cung cấp các kết nối khác như USB 3.1, USB 2.0, SATA 3.0, Intel LAN PHY và PCIe 3.0. Dù vậy, Apple đã hỗ trợ 2 cổng Thunderbolt 3 trên MacBook Air 2018 và nó sẽ dùng vi điều khiển riêng thay vì hỗ trợ trực tiếp từ PCH. Điểm đáng chú ý nhất của con PCH mới này là nó tích hợp chip DSP 4 kênh âm thanh và Wake-On-Voice dành cho trợ lý ảo. Mình nghĩ là nó sẽ hỗ trợ cho chip bảo mật Apple T2 để thực hiện tính năng gọi Siri bằng "Hey Siri".

Tuy nhiên, chưa rõ chipset này có tích hợp Wi-Fi ac 2x2 160 MHz hay không. Chắc anh em còn nhớ trên các vi xử lý Gemini Lake thì Intel đã giới thiệu một giải pháp Wi-Fi tích hợp - thực ra là Intel đã đưa địa chỉ MAC vào chipset PCH nhưng vẫn cần mô-đun CRF gắn thêm để hoạt động. Với mô-đun CNVi thích hợp thì băng thông kết nối Wi-Fi lên đến 1733 Mbps, nhanh hơn mạng có dây luôn.

Thunderbolt 3 mới hỗ trợ DisplayPort 1.4: 5K trong tầm tay!

Đang tải Thunderbolt 3.jpg…
MacBook Air mới có 2 cổng Thunderbolt 3, hỗ trợ sạc, trình xuất DisplayPort, kết nối với phụ kiện Thunderbolt 3 với băng thông 40 Gbps và hỗ trợ luôn USB-C 3.1 Gen2 tốc độ 10 Gbps. Mình dự đoán Apple sử dụng 1 trong 3 con vi điều khiển Thunderbolt 3 mới của Intel thuộc dòng Titan Ridge là Intel JHL7540, JHL7440 và JHL7340. Tuy nhiên JHL7440 là vi điều khiển thiết kế cho màn hình hỗ trợ Thunderbolt 3, JHL7340 chỉ hỗ trợ thiết lập 1 cổng Thunderbolt 3 thì lựa chọn của Apple khả năng cao là con JHL7540.

Các vi điều khiển Thunderbolt 3 dòng Titan Ridge mới có cải tiến lớn với việc hỗ trợ trình xuất DislayPort 1.4 (trước là DisplayPort 1.2 trên dòng Alpine Ridge) trong khi vẫn khai thác 4 lane PCIe 3.0 cho băng thông 40 Gbps hay 5 GB/s, hỗ trợ USB 3.1 Gen2 10 Gbps và hỗ trợ sạc USB Power Delivery 3.0 với công suất tối đa 100 W với vi điều khiển PD 3.0.

Đang tải 5K display.jpg…
DisplayPort 1.4 hơn gì 1.2? Apple không nói rõ về phiên bản DisplayPort nhưng với việc công bố hỗ trợ trình xuất ra các màn hình phân giải trên 4K như 5K hay 8K thì chỉ 1.4 mới có thể đáp ứng nổi. DisplayPort 1.2 chỉ khai thác đơn luồng với băng thông 21,6 Gbps, chỉ đủ cho màn hình 4K@60Hz nhưng với DisplayPort 1.4, nó khai thác 2 luồng với băng thông tối đa 32,4 Gbps/luồng (Thunderbolt 3 cho băng thông đến 40 Gbps) thành ra nó không chỉ hỗ trợ màn hình độ phân giải cao hơn mà còn là tốc độ quét cao hơn, HDR các kiểu, chẳng hạn như 4K@120Hz, 5K@120Hz hay 8K@60Hz (với công nghệ nén Display Stream Compresion - DSC 1.2). DisplayPort 1.4 cũng mở đường cho những màn hình chơi game như 4K@144Hz nhờ băng thông lớn mà nó khai thác.

Nếu anh em trình xuất ra màn hình trực tiếp từ cổng Thunderbolt 3 trên MacBook Air mới thì cần lưu ý, con iGPU HD Graphics 617 tích hợp trên Core i5-8210Y chỉ hỗ trợ trình xuất DisplayPort 1.2 ở độ phân giải tối đa là UHD@60Hz (3840 x 2160 px) và lên được 4K@24Hz (4096 x 2304 px - được gọi là 4K "thật") với HDMI 1.4, đó là theo thông số được Intel công bố. Về phần Apple thì hãng nói hỗ trợ trình xuất ra màn hình 5K@60Hz (5120 x 2880 px) trực tiếp từ cổng Thunderbolt 3 trên máy. Thực ra thì việc iGPU như HD Graphics 617 kéo được màn hình 5K là hoàn toàn có thể bởi mình từng test màn hình 5K với Dell XPS 13 9360 chạy HD Graphics 615.

Đang tải GPU.jpg…
Với 1 cổng Thunderbolt 3, do hạn chế băng thông trên một cổng Thunderbolt 3 là 40 Gbps, DisplayPort 1.4 dùng 2 luồng với băng thông mỗi luồng tối đa 32,4 Gbps thành ra anh em chỉ có thể xuất ra một màn hình 5K@60Hz hay 2 màn hình 4K@60Hz qua adapter chuyển ra HDMI 1.4 hay DisplayPort 1.2. Nếu kết nối 2 màn hình 4K@120Hz hay 2 màn hình 5K@60Hz thì 1 cổng Thunderbolt 3 trên MacBook Air mới sẽ không đủ băng thông.

Đang tải 4468540_Macbook_Air_2018_tinhte-17.jpg…
Với 2 cổng Thunderbolt 3, bạn có thể kết nối 2 màn hình 4K@60Hz nhưng với những màn hình 4K có tốc độ quét cao hơn hay 2 màn hình 5K thì mình nghĩ khó bởi iGPU HD Graphics 617 không đủ sức. Vậy giải pháp để xuất ra nhiều màn hình 4K hơn hay màn hình có tốc độ quét cao hơn là dùng eGPU - dock card đồ hoạ gắn ngoài như Blackmagic Design. Với eGPU thì anh em có thể kéo màn hình có độ phân giải đến 8K hay chơi game với màn hình 4K@144Hz với những lợi thế về băng thông mà DisplayPort 1.4 cũng như Thunderbolt 3 mang lại.

SSD nhanh hơn 60%: phải chăng là Optane?

Đang tải SSD.jpg…
Với các mức dung lượng từ 128/256/512 GB đến 1,5 TB, kèm với hình ảnh demo của Apple tại sự kiện thì mình nghĩ Apple sử dụng giải pháp SSD hàn chết trên bo thay vì dùng form riêng như kiểu MacBook Pro 13" hay M.2 2280 như MacBook Pro 15". Anh em có thể để ý hiện tại không có cái ổ M.2 hay ổ SSD rời nào có dung lượng lỡ cỡ như 1,5 TB nên mình thiên về giải pháp chip hàn.
Đang tải SSD.jpg…
Thêm nữa là việc Apple nhấn mạnh rằng tốc độ cao hơn 60% kèm với nhiều thông tin bên lề về việc Apple khả năng sẽ dùng bộ nhớ Optane trên MacBook thế hệ mới thì mình đoán rằng: riêng phiên bản 1,5 TB của MacBook Air 2018, Apple sử dụng các chip Optane tương tự như ổ SSD Intel Optane 905p.

Đang tải Apple T2.png…
Kích thước của các chip nhớ này khá tương đồng với hình ảnh đồ hoạ mà Apple giới thiệu và con chip to hơn bên cạnh là Apple T2 - nó tích hợp luôn cả vi điều khiển SSD và vi điều khiển này cũng hỗ trợ loại bộ nhớ 3D Xpoint hay Optane theo tên thương mại của Intel. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Apple sử dụng các chip NAND của Samsung với thế hệ V-NAND 96 lớp mới nhất. Hiệu năng ra sao thì phải có máy mới đánh giá được :D.

Trên đây là những suy nghĩ của mình về cấu hình của MacBook Air 2018, còn giờ thì mời anh em chém gió :D
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn