trí thông minh nhân tạo chơi cờ vây lần lượt hạ gục những kiện tướng thế giới Fan Hui, Lee Sedol và gần đây nhất là Ke Jie, một trí thông minh nhân tạo khác do Google DeepMind phát triển mới đây đã hạ gục 2 gamer chuyên nghiệp Dario "TLO" Wünsch và Grzegorz "MaNa" Komincz trong trò chơi StarCraft II. Điều đáng nói là, trong 11 trận đấu được stream trực tiếp trên YouTube (anh em có thể xem lại tại đây), AI dành chiến thắng trong 10 trận liên tiếp, và trận đấu cuối cùng con người mới dành chiến thắng duy nhất trước trí thông minh nhân tạo.
Nói một cách công bằng thì, AI có nhiều ứng dụng thiết thực hơn trong cuộc sống, khoa học và nghiên cứu hơn là việc chơi game thắng con người. Thế nhưng để tạo ra một AI chơi game thắng con người cũng không phải chuyện dễ dàng gì. Không như cờ vây, StarCraft II là một game chiến thuật có chiều sâu khác hẳn trong cách chơi. Chỉ nội việc AI không thể có nhiều thời gian phân tích nước đi như chơi cờ, phải phản xạ và đưa ra lựa chọn chiến lược theo thời gian thực đã khiến việc tạo ra một AI chơi StarCraft II khó hơn hẳn so với cờ vây rồi. Cùng với đó, thay vì tính toán 1 nước đi duy nhất, AI chơi StarCraft phải để ý đến rất nhiều khía cạnh khác, từ tài nguyên, cách phát triển quân, và thậm chí là macro từng đơn vị quân trong những trận chiến.
Hồi tháng 12, những trận đấu giữa AI có tên AlphaStar và Dario "TLO" Wünsch đã được tổ chức tại văn phòng của DeepMind tại London, Anh đã chứng minh được rằng AI có thể chơi game thắng con người. Những bình luận viên StarCraft chuyên nghiệp sau khi xem replay của trận đấu đã cho rằng, AlphaStar có khả năng "siêu nhân", và có kỹ năng macro từng đơn vị quân chính xác đến kinh ngạc.
Ngay cả khi đối thủ con người có những đơn vị quân mạnh hơn, AI của DeepMind vẫn biết cách macro để hạ gục những đơn vị quân đó. Lấy ví dụ trong một trận đấu, AlphaStar tấn công nhà chính của MaNa với Stalker của phe Protoss, và những bình luận viện cho rằng, nếu để con người điều khiển những đơn vị quân này, chắc chắn sẽ không thể mượt mà như AI của DeepMind phát triển.
Trước đây OpenAI của Elon Musk đã có những trận đấu DOTA 2 với 5 gamer chuyên nghiệp. Mặc dù chiến thắng của trận đấu này dành cho con người, nhưng AI biết cách học và phản xạ rất nhanh và chính xác trong những trận đấu sau đó, thứ mà con người không thể làm được vì nguyên nhân tâm lý. Nói cách khác thì, chính sự "máu lạnh" của AI là thứ khiến cho nó hoạt động vô cùng hiệu quả, và cũng là thứ khiến chính những người tạo ra các hệ thống deep learning cảm thấy lo ngại.
Việc AI xử lý quá chính xác và mãn nhãn khiến anh em có thể nghi ngờ rằng, máy chơi thích click bao nhiêu cú một lần chả được, trong khi sức người có hạn, APM (action per minute) phụ thuộc vào cơ bắp chứ không thể bấm bàn phím và click chuột nhanh như robot. Tuy nhiên khả năng này bị loại bỏ vì các nhà phát triển AI ở DeepMind không cho phép AI có tốc độ thao tác nhanh hơn con người, nghĩa là APM bị giới hạn ở một con số cụ thể. Nhưng không phải vì thế mà AI có lợi thế khá bất công cho những game thủ chuyên nghiệp.
Lấy ví dụ 10 trận đấu đầu tiên, AI có thể quan sát toàn bộ map chứ không bị giới hạn góc nhìn phụ thuộc vào màn hình máy tính như con người. DeepMind cho rằng điều này không ảnh hưởng đến sự cân bằng của trận đấu, nhưng kỳ thực không phải. Hệ quả là, AI AlphaStar có thể điều quân ở ba vị trí khác nhau trên bản đồ cùng một lúc, thứ mà con người gần như không thể làm được. Đáng chú ý nhất là trận đấu MaNa hạ gục AI AlphaStar, AI này bị giới hạn góc nhìn theo màn hình giống hệt như con người, và cuối cùng bị gamer chuyên nghiệp đánh bại. Một vấn đề khác cần chỉ ra là, không như ba trận đấu cờ vây với 3 kiện tướng quốc tế, MaNa hay TLO không hẳn là những gamer top đầu thế giới như Scarlett, sOs hay Maru, mà nói chung là người Hàn Quốc đi, riêng hai môn League of Legends với StarCraft thì người Hàn khiến cả thế giới nể sợ.
Tạm thời đặt những tranh cãi về kỹ năng của con người và mức độ công bằng của AI trong các trận đấu qua một bên, đây vẫn là một kỳ tích của những kỹ sư deep learning. Dù mục đích chỉ là tìm ra cách phát triển những AI hiệu quả hơn, có kỹ năng tốt hơn, StarCraft II vẫn là một trong những thử thách lớn cho DeepMind, vì nó khác rất nhiều so với cờ vây. Chỉ chậm hơn một chút trong việc điều quân hoặc khai thác, trận đấu sẽ có thể kết thúc rất chóng vánh.
Về phần mình thì, mình vẫn chờ một team anh em Việt Nam tạo ra AI chơi Đế Chế để xem Chim Sẻ Đi Nắng solo Shang điều cung R xem cho đã mắt, nhưng chưa thấy đâu cả.
AI chơi StarCraft II AlphaStar đã chiến thắng gamer chuyên nghiệp
Tham khảo The Verge
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
