Header ads

Header ads
» » Đánh giá Black Mirror: Bandersnatch - Xem phim chọn lối đi cho nhân vật, chẳng khác gì chơi game

Black Mirror: Bandersnatch là một dạng phim tương tác mới lần đầu tiên có mặt trên Netflix. Về cơ bản, nó không khác chút gì so với những game trước đó mình từng chơi như Late Shift hay nổi tiếng hơn thì là Detroit: Become Human. Anh em sẽ không chỉ ngồi trước màn hình xem phim, thưởng thức cốt truyện mà còn được can thiệp cả vào cốt truyện nữa. Đến một khúc ngoặt, anh em sẽ được chọn hành động của nhân vật chính, và hệ quả tiếp diễn cũng như kết thúc phim sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của chính người xem.


Cách khai thác nội dung theo kiểu tương tác như thế này khiến cho tập phim Bandersnatch trở nên vô cùng hấp dẫn, và vài ngày qua kể từ lúc nó lên sóng, tập phim này đã trở thành chủ đề bàn luận rất nóng hổi trên mạng xã hội cũng như các diễn đàn. Tuy nhiên đối với những tay mơ, chưa xem phim kiểu này bao giờ thì thấy nó lạ, chứ với mình, các nhà làm phim hình như quên mất chọn con đường riêng cho Bandersnatch, dẫn đến thực tế là thưởng thức thì vui nhưng không thực sự ấn tượng như nhiều anh em chia sẻ.

Đang tải Tinhte_Bandersnatch1.jpg…

Phim lấy bối cảnh năm 1984, nơi anh chàng 19 tuổi Stefan Butler cố gắng làm ra một trò chơi, mỉa mai thay, có cơ chế lựa chọn hành động cho nhân vật y hệt như chính tập phim Bandersnatch. Sau khi được một hãng phần mềm lớn ở Anh thuê hoàn thành trò chơi trước Giáng Sinh, cậu chìm vào cuốn sách cùng tên của một tác giả phát điên vì "lựa chọn của mỗi con người". Khi Stefan dần trở nên lạc lối và mụ mị vì nội dung cuốn sách và deadline ngày một tới gần, Bandersnatch lộ rõ bản chất là một tập phim Black Mirror đích thực, khi nhân vật chính tự vấn bản thân về lựa chọn của mình (vốn bị người xem ép buộc).

Đang tải Tinhte_Bandersnatch2.jpg…

Black Mirror trước giờ luôn là một series hack não. Bandersnatch cũng không phải ngoại lệ. Một tập phim thưởng thức như một trò chơi, nơi chúng ta điều khiển một nhân vật đang thực hiện một trò chơi, để đến lúc giật mình nhận ra không biết ai đang điều khiển ai ở cuối tập phim, phụ thuộc vào những lựa chọn trước đó anh em đã đưa ra, từ nghe nhạc gì, ăn sáng bằng ngũ cốc nào, vân vân và mây mây…

Đến một lúc khoảng gần cuối tập phim, Stefan nhận ra những lựa chọn của anh chàng đều xuất phát từ "một ai đó khác" (vâng chính là anh em xem phim đấy không phải ai khác đâu), anh dần phát điên và người xem cũng giật mình nhận ra mình không chỉ đang thưởng thức một tác phẩm tương tác để biết lựa chọn của mình đi đến đâu, mà còn phát hiện ra rằng, chính bàn tay mình trên con chuột máy tính hoặc ngón tay lựa chọn phương án trên màn hình cảm ứng điện thoại đang dần hủy hoại nhân vật chính.

Đang tải Tinhte_Bandersnatch3.jpg…

Và đến đây, điểm yếu cố hữu của game phi tuyến tính lộ rõ, và cả Bandersnatch cũng không phải ngoại lệ. Nửa đầu phim, anh em có không ít lựa chọn, nhưng chúng đều chỉ đóng vai trò mở màn cho anh em làm quen với cách giải quyết tình huống của phim, chứ chẳng có chút ảnh hưởng gì đến cái kết của tập phim này cả. Thế nhưng đến nửa sau của phim, chỉ cần một cú click nhầm là phim có thể kết thúc một cách vô cùng bất ngờ, khiến anh em phải cẩn trọng trong từng lựa chọn, hoặc đơn giản hơn là bấm bừa tua nhanh để xem hết các kết quả.

Đang tải Tinhte_Bandersnatch4.jpg…

Từ câu chuyện làm game vất vả của thanh niên 19 tuổi, phim chỉ sau 20 phút bỗng chốc như khiến người xem hóa điên với những chủ đề đúng kiểu thuyết âm mưu, du hành xuyên thời gian, thế giới song song và cả tội ác nữa. Cái hay của tập phim này là nếu anh em đạt được đến cái đích theo điều kiện có sẵn, thì thay vì bắt anh em xem lại từ đầu để chọn hướng đi khác, phim cho phép anh em tua ngược lại và đi theo con đường hoàn toàn mới để khám phá hết các kết quả, vừa nhanh vừa không gây nản chí.

Đang tải Tinhte_Bandersnatch5.jpg…

Nhưng, mô tả dài dòng như vậy, câu hỏi là Bandersnatch có đáng thưởng thức hay không? Đối với mình, Bandersnatch vẫn là một trải nghiệm "mind-blowing" đúng nghĩa, nhưng nếu xét về giá trị của một tác phẩm giải trí tương tác, thì nó mới chỉ là phép thử để Netflix nhận định xem có nên tiếp tục khai thác phong cách phim như thế này hay không. Nếu nói về phim tương tác, mình mong anh em thử qua hai cái tên rất hay là Her Story và Late Shift, cũng có cách thưởng thức y hệt nhưng cuốn hút hơn nhiều, nếu là một fan của điện ảnh.

Một điểm trừ khác của Bandersnatch là, nó không hoạt động trên vài thiết bị như Chromecast và Apple TV, thế là anh em phải xem bằng PC, Mac hoặc điện thoại mới thưởng thức được toàn bộ tác phẩm.

Dù sao đi chăng nữa, Black Mirror cũng là một series gây nhiều tranh cãi về việc đâu là thật, đâu là ảo, cũng như giá trị con người trong thời đại kỹ thuật số, và Bandersnatch là một trong những tập phim mô tả hoàn hảo nhất phong cách làm phim hack não của toàn bộ series nổi tiếng này.

Mời anh em thưởng thức tập phim rất độc đáo này tại đây: https://www.netflix.com/watch/80988062

Black Mirror: Bandersnatch | Netflix Official Site

In 1984, a young programmer begins to question reality as he adapts a dark fantasy novel into a video game. A mind-bending tale with multiple endings.
netflix.com
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn