Header ads

Header ads
» » Những dòng máy bay phản lực nguy hiểm nhất thế giới vẫn còn hoạt động!


Tupolev Tu-154:


Thân hẹp, tầm ngắn - trung
Sản xuất bởi Tupolev, CHLB Nga
Khai thác từ năm 1972
Số lượng sản xuất 1026 chiếc
Ngừng sản xuất năm 2013
10 chiếc vẫn còn hoạt động (2018)
Tỉ lệ sống sót 30% trên tổng số vụ tai nạn và sự cố.

Đang tải Tu-154.jpg…
Tu-154 được xem là ngựa thồ của hàng không Xô Viết và giờ là Nga. Tu-154 hiện tại là dòng máy bay phản lực thân hẹp có thiết kế 3 động cơ hiếm hoi còn hoạt động chở khách. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên cách đây gần 50 năm và bắt đầu được khai thác vào năm 1972 bởi Aeroflot hiện là hãng hàng không quốc gia của CHLB Nga. Tu-154 được thiết kế bền bỉ để có thể hoạt động trong nhiều môi trường khắc nghiệt với chi phí bảo trì tối thiểu. Tu-154 có sức chứa tối đa 180 hành khách, vận tốc tối đa 975 km/h và tầm bay gần 5300 km.

Dòng máy bay này được sản xuất từ năm 1968 đến 2013 với số lượng đến 1026 chiếc với gần chục biến thể từ dân sự đến quân sự. Hiện tại Tu-154 vẫn đang được khai thác giới hạn, Aeroflot đã loại Tu-154 khỏi đội bay, giờ chỉ còn Air Koryo của Triều Tiên với 2 chiếc và Alrosa là hãng hàng không Nga cuối cùng dùng dòng máy bay này.

Đang tải Tu-154 Crash.jpg…
Tu-154 trong suốt thời gian hoạt động đã xảy ra 111 vụ tai nạn và sự cố trong đó 70 vụ hull-loss tức hỏng hoàn toàn máy bay, khổng thể sửa chữa và phải thải bỏ với số người thiệt mạng lên đến 3078 người. Trong đó vụ tai nạn mới nhất xảy ra cuối năm 2016, một chiếc Tu-154 của bộ quốc phòng Nga rơi ở Biển Đen sau khi cất cánh từ sân bay Sochi làm 92 người trong đó có 64 nhân viên thuộc dàn hợp xướng Alexandrov của Không quân Nga thiệt mạng. Ngoài ra, vụ tai nạn nổi tiếng nhất liên quan đến Tu-154 là chiếc máy bay chở tổng thống Ba Lan - Lech Kaczynski cùng phu nhân và các quan chức cao cấp của Ba Lan rơi khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Bắc Smolensk khiến toàn bộ 96 người trên khoang thiệt mạng (ảnh trên).

Ilyushin IL-62:

Thân hẹp, tầm dài
Sản xuất bởi Kazan Aircraft Production Association (KAPO), CHLB Nga
Khai thác từ năm 1967
Số lượng sản xuất 292 chiếc
Ngừng sản xuất năm 1995
6 chiếc vẫn còn hoạt động (2018)
Tỉ lệ sống sót 23.3% trên tổng số vụ tai nạn và sự cố.

Đang tải IL-62M.jpg…
IL-62 theo cá nhân mình vẫn là một trong những kiệt tác thiết kế máy bay của Ilyushin bởi vào những năm 60 của thế kỷ trước, thời kỳ nở rộ của máy bay phản lực tầm dài thì IL-62 dường như tách biệt khỏi đám đông với những Boeing 707, Douglas DC-8 không chỉ với thiết kế 4 động cơ phản lực đặt sau đuôi chữ T mà còn là kích cỡ rất lớn của nó, từng là chiếc máy bay phản lực thương mại lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Một chiếc máy bay có thiết kế 4 động cơ đặt sau tương tự IL-62 là Vickers VC10 của Anh nhưng không phổ biến bằng.

IL-62 từng được các hãng hàng không của 30 quốc gia khai thác, chủ yếu là các nước đồng minh của Liên Xô và một vài nước phương Tây dưới dạng thuê lại. Biến thể IL-62M cũng là dòng máy bay phản lực tầm dài có tuổi đời hoạt động lâu nhất thế giới với mỗi chiếc có tuổi trung bình là hơn 32 năm. Tính đến nay chỉ còn hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên là còn khai thác IL-62 làm máy bay chở khách (ảnh trên), phần lớn những chiếc IL-62 còn lại được chuyển đổi vai trò phục vụ trong quân đội tại một số nước như Gambia, Nga và Sudan.

Đang tải IL-62M Crash.jpg…
Dòng IL-62 có thời gian hoạt động tương đương Boeing 737 nhưng với số lượng máy bay được sản xuất và khai thác ít hơn rất nhiều thành ra số vụ tai nạn liên quan "chỉ" 26 vụ nhưng có đến 23 vụ hull-loss, làm chết tổng cộng 1086 người. Trong số những vụ tai nạn liên quan đến IL-62 thì đáng chú ý nhất là vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không Cubana de Aviacion năm 1980 khi cất cánh tại sân bay Havana-Jose Marti do thời tiết xấu khiến 126 người trên khoang và 24 người dưới đất thiệt mạng. Chỉ 1 hành khách 22 tuổi sống sót sau va chạm nhưng cũng qua đời 8 ngày sau đó do chấn thương quá nặng. Vụ tai nạn gần nhất là của hãng hàng không Aria Air của Iran vào năm 2009. Chiếc IL-62M (trong hình) đáp chệch đường băng do lỗi phi công làm 11/17 nhân viên phi hành đoàn và 5/156 hành khách thiệt mạng.

Boeing 737:

Thân hẹp, tầm ngắn - trung
Sản xuất bởi Boeing Commercial Airplanes, Mỹ
Khai thác từ năm 1967
Số lượng sản xuất 10.162 chiếc (tính đến tháng 6 năm 2018)
Vẫn còn sản xuất
7310 chiếc vẫn còn hoạt động (2018)
Tỉ lệ sống sót 34,6% trên tổng số vụ tai nạn và sự cố.

Đang tải 737 United.jpg…
Boeing 737 là dòng máy bay thân hẹp tầm ngắn - trung phổ biến nhất thế giới. Dòng máy bay này được đưa vào khai thác vào năm 1968 và đến nay đã trải qua nhiều thế hệ, nhiều đợt nâng cấp. Thế hệ mới nhất của Boeing 737 mà MAX, tiêu chuẩn là MAX 8, lớn nhất là MAX 10 với khả năng chở đến 230 hành khách, dùng động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn cũng như được nâng cấp với các công nghệ mới. Với sự phổ biến này thì 737 cũng là dòng máy bay có số vụ tai nạn nhiều nhất với tổng cộng 465 tai nạn và sự cố lớn nhỏ, trong đó có 211 vụ hull-loss.

Đang tải 737 MAX crash.jpg…
Tính cả vụ tai nạn mới nhất của chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines hôm qua thì kể từ khi được khai thác đến nay, Boeing 737 cũng là dòng máy bay có tỉ lệ tai nạn cao nhất, làm chết tổng cộng 4711 người và nếu tính luôn cả những sự cố khác như không tặc thì tổng số người thiệt mạng liên quan đến 737 lên đến 5386 người.

Thực tế phần lớn các vụ tai nạn liên quan đến 737 đời cũ như dòng 737-200 chiếm đến 218 vụ, 122 vụ hull-loss làm chết 2704 người. 737-200 thuộc thế hệ đầu tiên (Original), bắt đầu được khai thác từ năm 1967 bởi United Airlines và rất nhiều hãng hàng không trên thế giới vẫn còn khai thác dòng máy bay hơn 50 tuổi này, đa phần là các hãng hàng không châu Phi, các nước Trung Nam Mỹ và một số hãng hàng không nhỏ của Canada, Mỹ. Vụ tai nạn mới nhất liên quan đến 737-200 là chiếc 737-201 Advanced của hãng hàng không Cubana de Aviacion rơi do lỗi cất cánh của phi công làm 113 người thiệt mạng, máy bay bị phá huỷ hoàn toàn hồi tháng 5 năm 2018. Chiếc 737 trong vụ tai nạn này được sản xuất năm 1979.

Đang tải 737-800 crash.jpg…
Ngoài ra, dòng 737-800 cũng gặp rất nhiều sự cố và tai nạn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vụ va chạm trên không giữa một chiếc Embraer Legacy 600 và chiếc Boeing 737-8EH của hãng hàng không Gol Transportes Aereos tại Brazil tháng 9 năm 2006 (ảnh trên). Phần đầu cánh của chiếc Legacy 600 đã cắt vào cánh chính của chiếc 737-8EH khiến chiếc máy bay vỡ phần lớn cánh trái, mất kiểm soát và vỡ trên không làm 154 người thiệt mạng, riêng chiếc Legacy 600 vẫn hạ cánh an toàn. Thảm khốc và gần đây hơn là chiếc 737-8HG của hãng hàng không Air India Express đáp lỗi khi hạ cánh xuống sân bay Mangalore-Bajpe làm 158/166 người trên khoang thiệt mạng. Tuy nhiên, phần lớn những vụ tai làm chết nhiều người liên quan đến 737 là do lỗi của con người, có thể là phi công hay kiểm soát không lưu.

Boeing 727:

Thân hẹp, tầm ngắn - trung
Sản xuất bởi Boeing Commercial Airplanes, Mỹ
Khai thác từ năm 1964
Số lượng sản xuất 1832 chiếc
Ngừng sản xuất năm 1984
44 chiếc vẫn còn hoạt động (2018)
Tỉ lệ sống sót 16,1% trên tổng số vụ tai nạn và sự cố.

Đang tải 727.jpg…
727 cũng là một trong những dòng máy bay biểu tượng của Boeing và cũng là dòng máy bay duy nhất của hãng này được trang bị 3 động cơ đặt sau (trijet) tương tự như Tu-154. Thời đó thiết kế 3 động cơ được rất nhiều hãng khai thác với những cái tên cực kỳ kinh điển như Lockheed L-1011 TriStar, Hawker Siddley Trident của Anh hay dòng DC-10 mang trên mình lỗi "bung cửa cargo" nổi tiếng của McDonnell Douglas.

Dòng 727 được phát triển từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước với khả năng chở tối đa 189 hành khách trên các đường bay từ ngắn đến trung bình. 3 động cơ Pratt & Whitney JT8D - cùng loại được trang bị trên dòng 737-100/200 được gắn bên dưới cánh đuôi hình chữ T đặc trưng, 2 chiếc 2 bên và 1 chiếc đặt liền với thân. 727 từng rất phổ biến khi nó được các hãng hàng không tại nhiều châu lục khai thác, trong đó Air Vietnam - hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà khai thác năm 1965 và cả JAT Nam Tư - hãng hàng không quốc gia của Nam Tư cũ, giờ là Air Serbia khai thác.

Đang tải 727 crash.jpg…
Chiếc 727-200 của Canadian Airways gặp sự cố tại Congo, may mắn không có thương vong.
Dòng 727 giờ đây chỉ được sử dụng cho một số dịch vụ như vận chuyển hay máy bay cá nhân nhưng trong suốt thời gian hoạt động, đã có 349 vụ tai nạn và sự cố liên quan đến 727 trong đó có 119 vụ hull-loss. Vụ tai nạn có nhiều người chết gần đây nhất là chiếc 727-223 của hãng hàng không Union des Transports Africains de Guinee rơi khi cất cánh tại sân bay Cotonou, Benin hồi năm 2003 làm toàn bộ 163 người trên khoang thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ tai nạn này là do máy bay chở quá tải, phi công không thể đạt được vận tốc cất cánh khi đã lăn đến cuối đường băng, rốt cuộc chiếc 727 đâm vào cột ăng-ten, lao vào tường ngăn bê tông và phát nổ. Năm 2011, một chiếc 727-286 của Iran Air cũng đã rơi do thời thời tiết xấu, máy bay cũ kỹ khiến 78/105 người thiệt mạng

McDonnell Douglas DC-9/MD-80s:

Thân hẹp, tầm ngắn - trung
Sản xuất bởi McDonnell Douglas (giờ thuộc Boeing Commercial Airplanes), Mỹ
Khai thác từ năm 1980
Số lượng sản xuất 1191 chiếc
Ngừng sản xuất năm 1999
298 chiếc vẫn còn hoạt động (2018)
Tỉ lệ sống sót 25,5% trên tổng số vụ tai nạn và sự cố.

Đang tải MD-83.jpg…
McDonnell Douglas MD-80 hay dòng DC-9 nâng cấp cũng là một trong những dòng máy bay rất nổi tiếng của hãng này trước khi bị Boeing mua lại và phát triển thành Boeing 717. Dòng DC-9 ban đầu được Douglas Aircraft phát triển vào những năm 60 với thiết kế 2 động cơ rất đặc trưng cùng với đuôi chữ T. Sau này khi sáp nhập với McDonnell Aircraft năm 1967 thì đến 1970, DC-9 được nâng cấp và đổi tên thành MD-80 với nhiều biến thể, lớn nhất là MD-90. Dòng máy bay này rất được các hãng hàng không Mỹ ưa chuộng nhưng cũng là 1 trong những dòng máy bay nguy hiểm nhất thời bấy giờ với 279 vụ tai nạn và sự cố trong đó có đến 148 vụ hull-loss, làm chết hơn 3758 người.

Đang tải MD-82 Crash.jpg…
Vụ tai nạn nổi tiếng nhất của dòng máy bay này là vào năm 1987 ở Detroit, chiếc MD-82 của hãng Northwest Airlines rơi khi đang cất cánh làm 155 người trên khoang và 2 người dưới đất thiệt mạng (ảnh trên). Vụ tại nạn này do lỗi của phi công khi thiết lập cánh tà sau và phanh khí động sai vị trí khi cất cánh cũng như hệ thống cảnh báo không phát âm thanh. Một vụ khác cũng rất nổi tiếng là chiếc MD-82 của Swissair cháy ngay trên không do chập điện từ hệ thống giải trí trên khoang hạng nhất và thương gia. Cũng từ vụ việc này mà vật liệu cách ly mylar bị cấm sử dụng trên máy bay. 229 người thiệt mạng và đáng chú ý là bức hoạ Le Peintre của Pablo Picasso cũng đã bị thiêu rụi trên chiếc máy bay này.

Đang tải MD-83 Crash.jpg…
Dòng MD-80s cũng nổi tiếng về lỗi động cơ, gần đây vào năm 2012, chiếc MD-83 của Dana Air, Nigeria rơi khi đang cố gắng tiếp cận đường băng làm 153 người trên khoang và 6 người dưới đất thiệt mạng và mới nhất là vụ tai nạn của Air Algerie năm 2014 làm chết 116 người khi đang trên hành trình từ Burkina Faso đến Algeria (ảnh trên). Cả 2 vụ tai nạn này đều do lỗi động cơ. Hiện tại thì dòng DC-9/MD-80s vẫn còn được nhiều hãng hàng không khai thác, trong đó American Airlines còn đến 28 chiếc MD-83 trong đội bay và Delta Air Lines còn khai thác 80 chiếc.
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn