Nếu so sánh khoảng thời gian khi con người homo sapiens có mặt trên Trái đất với khoảng thời gian loài người bắt đầu sử dụng sữa như 1 loại thực phẩm thì việc sử dụng sữa ngắn xíu, tính áng ra là 300.000 năm con người tiến hóa và phát triển so với 10.000 năm con người bắt đầu sử dụng sữa mà thôi. Tuy vậy từ khi việc canh tác và nuôi trồng phát triển và nhất là khi thuần hóa được động vật hoang dã thành gia cầm, đặc biệt là bò, thì việc này dần trở thành quen thuộc với phần lớn các dân tộc trên thế giới. Thời gian đầu chắc là vì lý do sinh tồn, vì sữa vẫn có thể coi là 1 nguồn nước sạch, giúp tránh khỏi các căn bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống. Càng về sau con người lại càng ưa chuộng các sản phẩm từ sữa, tuy vậy không phải vì sữa dễ kiếm và dễ uống mà con người có thể ngay lập tức uống được.
Tất cả đều có quá trình và việc hiện tại loài người, nhất là trẻ nhỏ có thể hấp thụ sữa bò hay các gia cầm khác, rất có thể đều nhờ vào cái gọi là tiến hóa. Theo nghiên cứu thì trong sữa bò có chứa lactose, một loại đường chỉ có trong sữa chứ không có trong trái cây hay các loại đồ ngọt khác. Còn con người hiện đại thì phần lớn khi mới sinh ra đều có enzyme lactase để chuyển hóa lactose sang năng lượng. Để có được enzyme này thì đã phải trải qua hàng nghìn năm tiến hóa và thích ứng để con người có thể tự tổng hợp enzyme lactase để có thể uống sữa 1 cách thoải mái, ko lo đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy này nọ. Nhưng không phải tất cả đều có thể duy trì enzyme này cho đến lúc trưởng thành, vẫn có nhiều người càng lớn thì càng ít sản xuất ra lactase, đó cũng lý giải tại sao chúng ta thấy có người không thể uống sữa hay ăn đồ làm từ bơ sữa, bởi vì họ đã dần mất đi enzyme lactase trong cơ thể, mà không dung nạp được thì phải thải ra theo các cách không lấy gì làm hay ho cho lắm .

Người Ai Cập cổ đại đã biết vắt sữa bò rồi
Nhưng có 1 điều kì lạ là có những dân tộc hay vùng địa lý có truyền thống chăn thả như Mông Cổ lại vẫn có tỷ lệ không dung nạp lactose khá cao. Giáo sư Laure Ségurel tại Thư viện về loài người tại Paris cho rằng điều này xảy ra bởi vì người Mông Cổ có thói quen sử dụng các dạng sữa lên men chứ không phải là sữa tươi như nhiều vùng khác. Bởi khi lên men thì hàm lượng lactose trong sữa đã giảm đi khá nhiều, bởi vậy nên họ sẽ không quen với cách uống sữa tươi nữa. Đây cũng lý giải tại sao nhiều người không thể uống nhiều sữa tươi mà lại vẫn có thể ăn phô mai, bởi phô mai cũng là sữa được lên men. Cùng với phô mai thì tất cả các dạng lên men khác như sữa chua, bơ, kem... đều có thành phần lactose thấp, thậm chí còn có cả phô mai tên là Parmigiano dành cho người không dung nạp lactose nữa.

Một hầm phô mai Parmigiano
Học lịch sử vậy chắc cũng đủ rồi, giờ ta trở lại hiện tại để xem loài người đang và sẽ tiếp tục sử dụng sữa như 1 loại thực phẩm như thế nào. Dựa vào báo cáo năm 2018 của mạng lưới nghiên cứu sản phẩm từ sữa IFCN thì lượng sản xuất sữa trên toàn cầu vẫn tăng đều trong vòng 20 năm trở lại đây. Vào năm 2017 đã có 864 triệu tấn sữa được sản xuất trên toàn cầu, và dự đoán vào năm 2030 nhu cầu về sữa sẽ tăng 35%, đẩy sản lượng sữa sẽ lên mức 1 tỷ 168 triệu tấn. Cũng trong báo cáo này thì nhu cầu về sữa ở các nước phương Tây đã giảm dần, đúng hơn là đang chuyển từ sữa động vật sang các dạng sữa từ thực vật kiểu như sữa đậu nành hay hạnh nhân. Ngược lại nhu cầu về sữa, cả từ động lẫn thực vật, ở các nước đang phát triển, nhất là tại châu Á lại tăng ầm ầm.
Vậy nên anh em chắc không cần phải lo sẽ thiếu sữa, cái chính là chúng ta sử dụng loại sữa nào cho phù hợp với nhu cầu của bản thân mà thôi, hoặc nếu bị dị ứng thì thôi xin chia buồn vậy. Như mình thuộc diện có cũng được, không cũng chẳng sao, nên uống sữa từ động vật hay thực vật đều ổn cả, còn anh em thì có thích uống sữa không? Thử chia sẻ xem sao?