Chernobyl thì anh em sẽ ném gạch thay vì đồng tình, vì nó chiếu được cả tháng trời rồi, từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 là chiếu tập cuối. Chỉ 1 ngày sau khi công chiếu đủ 5 tập phim, Chernobyl của đạo diễn người Mỹ Craig Mazin và studio Sister Pictures đã trở thành TV series được chấm điểm cao nhất trên IMDb, vượt qua cả những series rất chất lượng khác như Band of Brothers, Breaking Bad hay Game of Thrones. Bản thân series drama này không phải phim tài liệu, vì thế có rất nhiều chi tiết được biên kịch kiêm đạo diễn Craig Mazin thêm mắm thêm muối, hoặc bỏ bớt đi để tập trung vào cốt truyện chính.
Một phóng viên tờ The New York Times viết như thế này: "Điều đầu tiên phải hiểu về series Chernobyl của HBO, đó là rất nhiều chi tiết được nghĩ ra chứ không bám sát lịch sử. Nhưng quan trọng hơn là nó chẳng quan trọng." Bất chấp việc kịch bản được thêm mắm muối như vậy, nó vẫn được khen ngợi vì bám sát lịch sử, mô tả hoàn hảo bầu không khí ngột ngạt, đáng sợ khi con người chạy đua với thời gian để ngăn chặn thảm họa cho toàn châu lục. Quan trọng nhất là, series này làm rõ được một vấn đề mấu chốt, Chernobyl trở thành một thảm họa tồi tệ vì những lời dối trá và giấu diếm sự thật chứ không phải vì năng lượng hạt nhân là thứ đáng sợ.
Bản thân đạo diễn Craig Mazin cũng nói như thế này, Chernobyl không phải là series phim dùng để cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của năng lượng nguyên tử, mà bài học là dối trá, cao ngạo và cố ém nhẹm thông tin là thứ nguy hiểm nhất.
Thế nhưng, trong khi vẽ nên một câu chuyện mang tính tự sự, kể lại chính xác những gì đã xảy ra, Chernobyl vẫn khiến hàng triệu người hoảng loạn vì khả năng tàn phá cơ thể con người của phóng xạ sử dụng trong các thanh nhiên liệu ở các nhà máy điện hạt nhân. Thứ ám ảnh người xem nhất có lẽ chính là cơ thể biến dạng đến không thể nhận ra được của những người lính cứu hỏa, của những nhân viên nhà máy điện chưa tử vong luôn khi vụ nổ xảy ra. Một phóng viên của Vanity Fair viết rằng, "hai tuần sau khi xem xong, tôi vẫn không thể ngừng bị nó ám ảnh. Thứ ở lại trong đầu tôi đậm nét nhất chính là những người đáng thương bị phóng xạ tàn phá cơ thể, từng tế bào bị hủy hoại một cách đau đớn."
Có lẽ, nhân vật được phát triển hoàn thiện nhất toàn bộ series hoàn toàn không phải những con người, như gã quản lý Anatoly Dyatlov, khoa học gia Valery Legasov hay phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Boris Shcherbina. Thay vào đó, phóng xạ hạt nhân mới là thứ được Craig Mazin biên kịch để có sự phát triển hoàn thiện đến đáng sợ. Trong vòng 5 tập phim 1 tiếng đồng hồ, bản chất, khả năng của phóng xạ được lôi ra cân đong đo đếm bằng cả từ ngữ từ những khoa học gia lẫn hình ảnh những nạn nhân xấu số. Nó trở thành con quỷ vô hình ai cũng hoảng sợ. Mọi người vô tình quên rằng, chính sai lầm của con người đã dẫn tới thảm họa thương tâm này.
Vậy, trên phương diện khoa học, Chernobyl có những điểm nào chưa đúng?
Trong một cuộc phỏng vấn khi Chernobyl được công chiếu, đạo diễn Craig Mazin nói rằng, miniseries của ông sẽ bám sát thực tế nhất. "Tôi muốn mọi thứ bớt kịch tính hơn, và không muốn kể một câu chuyện bằng cảm xúc." Thực tế thì, ngay tập phim đầu tiên, Chernobyl đã bước qua lằn ranh này, đánh thẳng vào cảm xúc của người xem rồi. Cuối tập 2, ba nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã có một hành động anh hùng, tình nguyện bước vào căn hầm để xả hết nước nhiễm phóng xạ ứ đọng bên trong, sau khi Shcherbina thuyết phục họ. Kỳ thực, ba người đàn ông này là nhân sự của nhà máy điện đang trong ca trực khi người Ukraine bắt đầu chiến dịch ngăn chặn những thanh niên liệu nóng chảy gây ra vụ nổ nghiêm trọng nếu nhiên liệu hạt nhân đục thủng sàn và chạm vào nước. Họ đơn giản chỉ nhận được một cú điện thoại ra lệnh phải xuống dưới hầm và mở van thoát nước.
Một đoạn khác, chiếc trực thăng chở cát và Boron dập tắt đám cháy trong lò phản ứng bị rơi khi bay trực tiếp qua lò phản ứng. Đây cũng là chém gió. Đúng là có một vụ rơi trực thăng ở nhà máy Chernobyl, nhưng nó xảy ra 6 tháng sau khi vụ nổ xảy ra, và chiếc trực thăng đó rơi vì cánh quạt va phải dây xích của một cần cẩu gần đó, không có gì liên quan đến phóng xạ cả.
Nhưng trên hết, có lẽ thứ Chernobyl mô tả sai lầm nhất chính là cái cách mà nó tả lại tác động đối với con người của phóng xạ. Phóng xạ một khi đã thâm nhập cơ thể con người hoàn toàn không "lây lan" như virus, như bộ phim mô tả. Một khi quần áo của người lính cứu hóa ở Chernobyl được cởi bỏ, và họ được tắm rửa sạch sẽ nhiều lần, toàn bộ phóng xạ đều đã nằm lại bên trong cơ thể và gây hại cho chính cơ thể đó, chứ không thể lây truyền cho người bên cạnh như bệnh truyền nhiễm được.
Việc những nạn nhân của thảm họa Chernobyl được đặt nằm trên giường, xung quanh là lớp rèm nhựa không phải để bảo vệ người khác và các bác sỹ chăm sóc cho họ, mà để bảo vệ chính các bệnh nhân này. Hội chứng Nhiễm xạ Cấp tính (ARS) khiến tế bào dần bị phá hủy hoàn toàn, và vì thế hệ miễn dịch của họ gần như sẽ không còn hoạt động, vì thế phải có lớp rèm để bảo vệ họ trước những mầm bệnh truyền nhiễm khác.
Đứa con trong bụng cô vợ nhà Ignatenko mất vài tiếng sau khi chào đời. Đó là chuyện có thật, thế nhưng cô bé xấu số mất vì nhiễm phóng xạ trong bụng mẹ, chứ không phải "hấp thụ phóng xạ từ người bố lúc hai bố mẹ ngồi cạnh nhau". Lý do này nghe rất trẻ con, phản khoa học và khó tin, vậy mà cũng đưa vào phim để đánh vào cảm xúc người xem.
Thêm vào đó, những y sĩ cởi đồ bảo hộ của những lính cứu hỏa bị ARS nhập viện, ngay lập tức tay họ bị bỏng phóng xạ đỏ ửng, nhưng ngoài đời, phóng xạ không hoạt động như vậy, không giống một dạng chất độc chạm vào là cơ thể bị ảnh hưởng ngay lập tức.
Bản thân những cuộc nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra gần Chernobyl gần như không có những vấn đề bất thường đáng quan ngại do tác động của phóng xạ cả. Trong khi đó, phải kể tới việc bên cạnh những nạn nhân có mặt tại Chernobyl giây phút lò phản ứng số 4 phát nổ, có tới 20 nghìn ca ung thư tuyến giáp ở trẻ dưới 18 tuổi trong khoảng vài năm kể từ khi thảm họa xảy ra. Tuy nhiên Liên Hợp Quốc công bố vào năm 2017, chỉ có khoảng 5.000 ca ung thư tuyến giáp là hệ quả trực tiếp từ phóng xạ phát ra ở Chernobyl.
Ở cuối tập 5, có thông tin "tỷ lệ ung thư ở Ukraine và Belarus tăng vọt sau thảm họa Chernobyl". Điều này hoàn toàn không chính xác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cư dân 2 quốc gia này chỉ phải hứng chịu lượng phóng xạ "cao hơn một chút so với phóng xạ tự nhiên hàng ngày họ phải chịu", và ước tính chỉ có 0,6% tổng số ca tử vong do ung thư là do phóng xạ Chernobyl, còn lại đều là vì những lý do khác.
Thêm nữa, "Cây cầu Chết", nơi cư dân Prypyat đứng nhìn đám cháy ở nhà máy điện Chernobyl cũng không có thật, hoặc chẳng có bằng chứng nào chứng minh những người đứng ở đó rạng sáng ngày 26/04/1986 đều thiệt mạng hết cả. Chernobyl khiến anh em lầm tưởng, ai mắc ARS cũng sẽ tử vong, mà kỳ thực khoảng 80% những người bị phóng xạ tác động vào cơ thể dẫn đến việc bị ARS đều được cứu sống.
Câu hỏi đặt ra là, Chernobyl đạt điểm cao nhờ những chi tiết hư cấu?
Đúng là, bản thân Chernobyl mô tả những sự dối trá và cố gắng che đậy sự thật khi giải quyết thảm họa, thế nhưng bản thân nó ăn điểm trong mắt người xem chính vì những chi tiết hư cấu mà mình gõ ra trên đây, vậy liệu nó có còn chính xác về mặt tự sự hay không? Mình vẫn nghĩ nó là một series xuất sắc, nhưng về mặt chính xác của lịch sử thì, không hẳn.
Chernobyl thực sự mô tả sai năng lượng hạt nhân và phóng xạ ở mức cơ bản. Nhân vật Legasov trong phim nói rằng, phóng xạ "giống như một viên đạn", và so sánh lò phản ứng số 4 với 3 nghìn tỷ viên đạn trong bầu không khí, nguồn nước và thức ăn, và sẽ không ngừng gây hại trong vòng 50 nghìn năm. Tuy nhiên, phóng xạ hoàn toàn không vận hành như thế. Nếu phóng xạ cứ bay như những viên đạn, sẽ chẳng ai tiếp xúc với phóng xạ còn sống sót cả. Những kiến thức vật lý hạt nhân ở trường cấp 3 về neutron, hạt alpha, beta và bức xạ gamma bị vứt bỏ hết trong phim để cho… đơn giản và cùng lúc khiến phóng xạ trở nên đáng sợ.
Nhân vật Legasov cũng nói như thế này: "Lò phản ứng số 4 của Chernobyl giống như một quả bom nguyên tử, phát ra bức xạ hạt nhân hàng giờ liền, và sẽ không dừng lại cho tới khi cả châu lục chết hết." Chernobyl cấy vào đầu người xem nỗi sợ hãi về ngày tận thế, giống như tất cả những phim và game nói về vũ khí hạt nhân trong 60 năm qua mô tả. Nó, trong mắt mình, hơi phản khoa học.
Thực tế, Chernobyl là bằng chứng rõ ràng nhất cho hai việc. Một, nếu làm sai một cách quan liêu, hậu quả sẽ khôn lường. Nhưng cùng lúc, thảm họa ở lò phản ứng số 4 cũng chứng minh rằng năng lượng nguyên tử là một trong những cách an toàn nhất để sản xuất điện. Ngay cả thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử hạt nhân của nhân loại, bên cạnh thảm họa Fukushima, cũng chỉ có một lượng nhỏ phóng xạ thoát ra và gây hại những vùng lân cận, và thương vong rất thấp so với những thảm họa thủy điện hay nhiệt điện khác.
So sánh trực tiếp với thảm họa vỡ đập thủy điện Bản Kiều ở Trung Quốc năm 1975, 171 nghìn người thiệt mạng. Con số này ở Chernobyl là 31 đến 54 người bị mắc ARS, hệ quả trực tiếp khi tiếp xúc với phóng xạ ở lò phản ứng số 4. Những con số hàng chục, hàng trăm nghìn người chết vì ảnh hưởng của thảm họa Chernobyl đều từ những nguồn không chính xác, và đều không được WHO công nhận.
TÍnh đến giờ, những nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đều khiến lượng khí thải nhà kinh do hoạt động nhà máy nhiệt điện giảm đáng kể do thay thế được nhiệt điện, và theo thống kê, điện hạt nhân đã cứu sống khoảng 1,84 triệu mạng người khỏi những căn bệnh do khí thải nhiên liệu hóa thạch gây ra, số liệu do hai nhà khoa học James Hansen và Pushker Kharecha tại phòng nghiên cứu Goddard trực thuộc NASA công bố.
Thay vì giúp người xem hiểu được bản chất khoa học, vì sao một thứ nguy hiểm như nguyên liệu phóng xạ lại có thể tạo ra năng lượng phục vụ cuộc sống con người hàng ngày, cùng lúc giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường, thì bộ phim của người Anh và Mỹ lại đánh vào cảm xúc và sự sợ hãi của người xem theo cách không khoa học một chút nào.
Chernobyl: Những “hạt sạn” khoa học của series được nhiều anh em khen ngợi
Theo Forbes
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
