Lịch sử phát triển Android
Tháng 10, năm 2003, Công ty Android được thành lập bởi Andy Rubin, Rich Miner, Nick Sears và Chris White. Sứ mệnh của công ty là tạo ra một hệ điều hành tiên tiến cho máy ảnh kỹ thuật số, biến chúng thành các thiết bị thông minh hơn và có khả năng nhận thức tốt hơn về vị trí cũng như sở thích của người sở hữu nó.Công ty nhanh chóng nhận ra rằng, đây thực sự là một thị trường cằn cỗi, đầy sỏi đá. Và vì thế, Android Inc đã chú ý tới thị trường điện thoại thông minh với nỗ lực cạnh tranh với các nền tảng lớn lúc đó là Symbian và Windows Mobile.
Tính tới thời điểm hiện tại, Android đã xuất hiện trên thị trường di động được hơn 6 năm và trải qua 13 bản cập nhật lớn. Mỗi bản cập nhật này đều mang lại những tính năng mới góp phần quan trọng trong sự phát triển và thống trị của nền tảng này.
1. Android 1.5 Cupcake

Điểm nhấn đáng chú ý nhất ra đời cùng Android 1.5 Cupcake được cho là bàn phím ảo. Có thể bạn sẽ bất ngờ về điều này, tuy nhiên trở lại thời điểm những năm 2008/2009, smartphone chủ yếu được ra đời với bàn phím QWERTY vật lý. Sự dịch chuyển từ yêu thích bàn phím cứng sang bàn phím ảo chỉ bắt đầu nhen nhóm khi iPhone đời đầu ra mắt vào năm 2007.
2. Android 1.6 Donut

Android 1.6 Donut vào thời điểm ra mắt không được đánh giá cao bởi người dùng vì những thay đổi nền tảng này mang lại không thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, Android 1.6 đánh dấu việc hệ điều hành này đã hỗ trợ nhiều độ phân giải màn hình khác nhau. Đặc điểm này thực sự quan trọng trong quá trình phát triển của Android.
3. Android 2.0 Eclair

Trái ngược với Android 1.6 Donut, Android 2.0 có nhiều tính năng mới đến mức chỉ được chọn ra một tính năng ấn tượng nhất là rất khó khăn, dẫu vậy chuyên trang Phonearena đánh giá tính năng nổi bật nhất thuộc về phần mềm camera. Theo đó, trước khi Android 2.0 xuất hiện, Android không hỗ trợ đèn flash LED. Các tính năng như cân bằng trắng, chế độ lấy nét, chế độ chụp cảnh, hiệu ứng màu cũng hoàn toàn không khả dụng.
4. Android 2.2 Froyo

Hai điểm nhấn xuất hiện trên Android 2.2 Froyo là hiệu năng xử lý tuyệt vời và hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Ở thời điểm nền tảng này ra mắt, Google khẳng định hiệu năng thiết bị vận hành trên nền tảng Android 2.2 có thể tăng lên gấp 2,5 lần.
Tính tới thời điểm hiện tại, Android đã xuất hiện trên thị trường di động được hơn 6 năm và trải qua 10 bản cập nhật lớn. Mỗi bản cập nhật này đều mang lại những tính năng mới góp phần quan trọng trong sự phát triển và thống trị của nền tảng này.
5. Android 2.3 Gingerbread

Android 2.3 Gingerbread được cho là một trong những phiên bản Android phổ biến nhất trong lịch sử hệ điều hành này. Thậm chí cho đến tận hôm nay, vẫn có tới 11% các thiết bị Android chạy phiên bản 2.3 Gingerbread.Android 2.3 Gingerbread mang đến cho thiết bị khả năng hỗ trợ nhiều loại cảm biến, bao gồm những cảm biến như cảm biến đa áp suất khí quyển (barometer) hay con quay hồi chuyển (gyroscope). Những cảm biến này ảnh hưởng rất nhiều đến tính năng và khả năng tương tác của người dùng với thiết bị Android về sau
6. Android 3.0 Honeycomb

Những đặc điểm đáng chú ý nhất trên từng phiên bản Android 6
Honeycomb là một trong những bản cập nhật Android ít được biết đến nhất, tuy nhiên không phải vì thế mà nền tảng này không có những đóng góp chung cho sự phát triển của Android. Nền tảng này đánh dấu sự quan tâm của Google đến trải nghiệm của người dùng các thiết bị máy tính bảng.
7. Android 4.0 Ice Cream Sandwich

Lần đầu tiên xuất hiện trong nền tảng Android 3.0 Honeycomb, giao diện "Holo" được Google cải thiện và trau chuốt thêm rất nhiều trong Android 4.0. Hiểu một cách đơn giản, giao diện người dùng Holo được Google đưa ra để giảm thiểu những khác biệt về thiết kế giữa phần mềm của các nhà sản xuất, nhà phát triển ứng dụng và phần mềm của Google.
Android 4.0 Ice Cream Sandwich để lại rất nhiều ảnh hưởng đến giao diện Android về sau.
8. Android 4.1 Jelly Bean

Android 4.1 Jelly Bean đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của Google Now, một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái của Google. Tận dụng sức mạnh từ cỗ máy tìm kiếm của mình, Google Now mang đến cho người dùng những thông tin hữu ích ở giao diện dạng thẻ tùy thuộc vào ngữ cảnh. "Người trợ lý ảo" này còn có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên được đánh giá cao.
9. Android 4.4 KitKat

Với KitKat, Google không chỉ mang tới cho người dùng một giao diện tương tác hiện đại hơn mà còn tập trung phát triển một hệ điều hành có thể vận hành trơn tru trên cả các thiết bị giá rẻ, cấu hình khiêm tốn. Google khẳng định các thiết bị với chỉ 512MB cũng có thể cài đặt và chạy được hệ điều hành này. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giảm sự phân mảnh nền tảng trong thế giới các thiết bị Android.
10. Android 5.0 Lollipop

Lollipop rõ ràng là hệ điều hành Android có phần nhìn bắt mắt nhất từ trước đến nay với ngôn ngữ thiết kế mới được Google đặt tên là Material Design. Trong hệ điều hành này, giao diện Android được làm mới theo triết lý thiết kế phẳng cùng với hệ màu tươi sáng, khác hẳn với các hệ điều hành tiền nhiệm.
11. Android 6.0 Marshmallow

Android Marshmallow đã được Google công bố vào tháng 9 năm 2015, cải thiện tuổi thọ pin và thêm các tính năng mới như Hỗ trợ tính năng Hiện hành trên Tap và hỗ trợ cảm biến vân tay.
12. Android 7.0 Nougat

Các tính năng của Android Nougat được đưa ra trước tiên và cho cộng đồng chọn tên, được chính thức công bố vào cuối tháng 6 năm 2016. Cùng với việc cải thiện hiệu suất và quản lý pin nhờ một tính năng gọi là Doze on-the-go, Nougat cũng mang lại nhiều tiện ích như màn hình đa nhiệm.
Phiên bản 7,1 đã sớm được tung ra trên các điện thoại thông minh Pixel và Pixel XL của Google. Nó hỗ trợ thêm cho trình tạo Pixel mới, Google Assistant, Night Light (chủ yếu là bộ lọc ánh sáng màu xanh), chế độ Daydream VR, các phím tắt được gọi là 'Moves' và nhiều tính năng khác.
13. Android 8.0 Oreo

Vào năm 2017, Google chính thức ra phiên bản mới là Android Oreo . Phiên bản cập nhật mới nhất này cung cấp nhiều tính năng mới tuyệt vời. Trong phiên bản này Google đã có nhiều cải tiến bổ sung cho chất lượng âm thanh và nhập văn bản, cũng như quản lý tài nguyên.