Samsung và AMD đã chính thức công bố thỏa thuận hợp tác nhiều năm để hãng điện tử Hàn Quốc sử dụng kiến công nghệ vi xử lý đồ họa Radeon mới của AMD trên các SoC Exynos. Đây là một thỏa thuận rất đặc biệt đối với cả 2 bởi nó đánh dấu sự trở lại của AMD trên thị trường di động cũng như Samsung không còn phụ thuộc vào GPU Mali của ARM nữa. Vậy đằng sau thỏa thuận này, Samsung được phép sử dụng những công nghệ gì của AMD và thời điểm những SoC Exynos với Radeon inside ra mắt là khi nào?
Thỏa thuận giữa Samsung và AMD chỉ mới hoàn chỉnh, chưa thể nói gì nhiều lúc này nhưng chắc hẳn Samsung sẽ mất thời gian để khai thác công nghệ đồ họa của AMD, thiết kế nhân đồ họa, tích hợp vào SoC, tinh chỉnh hiệu năng và điện năng tiêu thụ trước khi thương mại hóa. Theo quy trình này thì ít nhất phải đến sau 2022 thì Radeon mới xuất hiện trên SoC của Samsung.
Vì vậy ở thời điểm sau 2022, Navi sẽ 4 - 5 năm tuổi thì lúc đó Samsung mới ra mắt Exynos tích hợp nhân đồ họa Radeon đầu tiên. Nhiều khả năng Samsung sẽ không khai thác các GPU theo lịch trình của AMD mà sẽ là một giải pháp đi trước những gì chúng ta thấy hiện tại của AMD, chẳng hạn như kiến trúc GPU dùng tiến trình 7nm được AMD tạm gọi là Next Gen .
Samsung chỉ có thể phát triển GPU dựa trên công nghệ của AMD cho smartphone và tablet:
Thỏa thuận giữa Samsung và AMD sẽ xoay quanh giải pháp GPU tích hợp trên SoC di động. Samsung sẽ chỉ được phép sử dụng các tài sản trí tuệ của AMD về công nghệ GPU vào các lĩnh vực mà AMD không tham gia, tức không cạnh tranh. Nói cách khách công nghệ GPU của AMD chỉ có thể dùng trên vi xử lý cho smartphone và tablet.
Đối với Samsung, việc có được công nghệ Radeon sẽ giúp hãng cải tiến mạnh mẽ sức mạnh GPU tích hợp trên SoC Exynos. Nhờ đó, Samsung LSI - nhánh sản xuất bán dẫn của Samsung sẽ có thể cạnh tranh tốt hơn với Qualcomm. Samsung sẽ có thứ để đối đầu với Qualcomm Adreno trên thị trường SoC di động. Thêm vào đó trước những loại SoC dành cho máy tính luôn kết nối (Always Connected PC - ACPC) như Qualcomm 8CX thì Samsung cũng có thể tham gia vào thị trường đang lên này với giải pháp GPU của Radeon.
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là Samsung đã được AMD nhượng quyền sử dụng những gì?
Theo công bố ban đầu thì Samsung sẽ được sử dụng "các sáng chế về vi xử lý đồ họa tùy biến dựa trên kiến trúc RDNA". Đây là công bố rất chung chung và trong khi chờ đợi thông tin được tiết lộ thêm thì có thể hình dung:
Thêm vào đó, có lý do để tin rằng thỏa thuận giữa Samsung và AMD không giống như thỏa thuận gia công bán tùy biến vi xử lý như truyền thống của AMD với các hãng khác. Công bằng mà nói thiết kế GPU của AMD không đạt hiệu quả tiết kiệm điện cao thành ra việc giao cho AMD thiết kế GPU cho SoC di động vốn yếu tố tiết kiệm điện được đặt lên hàng đầu là ý tưởng tồi.
Thế nhưng, AMD khả năng cao sẽ tham gia phát triển GPU cho di động cùng với Samsung. Samsung không nhiều kinh nghiệm, AMD có lẽ không muốn cứ thế trao công nghệ cho Samsung rồi để hãng này muốn làm gì thì làm như cách ARM đang nhượng quyền sử dụng Cortex và Mali.
Trung tâm R&D của Samsung nằm cách trụ sở chính của AMD chỉ 11 dặm!
Đây cũng là một yếu tố ủng hộ cho hoạt động hợp tác phát triển GPU cho di động giữa 2 bên. Trung tâm nghiên cứu SARC của Samsung đặt ở Austin, Texas lại chỉ cách trụ sở chính của AMD 17 cây số. Trong khi đó đội ngũ ACL chuyên nghiên cứu về GPU của AMD lại nằm ở San Jose, California. Dù vậy, việc 2 công ty có trụ sở gần nhau khiến hoạt động phát triển bán dẫn và trao đổi công nghệ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu những dự đoán trên là đúng thì Samsung và AMD sẽ được lợi gì?
Samsung sẽ có thể khai thác toàn diện những ưu điểm của kiến trúc GPU AMD hiện tại trong khi vẫn có thể tự do tương thích và thay đổi theo nhu cầu từ đó tạo ra một vi kiến trúc phù hợp cho SoC di động. Điều quan trọng hơn đối với Samsung là thoả thuận này sẽ giúp hãng ứng dụng vi kiến trúc với hiệu năng và tính năng được "đồng" tối ưu. Tức là dựa trên những phản hồi về cách Samsung tích hợp công nghệ Radeon vào SoC, hãng có thể quay lại thay đổi kiến trúc nhằm đạt được kết quả tốt hơn chẳng hạn như hiệu năng/điện năng. Trong khi đó với thoả thuận đã ký với ARM trước đây, Samsung không được phép thay đổi Mali.
AMD cũng được lợi lớn bởi thoả thuận này về cơ bản sẽ mở ra nguồn doanh thu mới từ thị trường di động mà công ty không cần phải tạo ra một bộ phận hoàn toàn mới. Ngoài ra, hãng không cần phải đầu tư nghiên cứu về cách ứng dụng vật lý hay phát triển một vi kiến trúc dành riêng cho di động.
Samsung và AMD được lợi gì sau khi ký kết thoả thuận, phải chăng sẽ đồng phát triển GPU di động?
Samsung từ lâu đã làm SoC riêng và dù rằng họ vẫn sử dụng kiến trúc của ARM, cụ thể là các nhân Cortex-A nhưng họ đã cố gắng tùy biến nó và đặt tên là Mongoose. Thế nhưng về mặt giải pháp đồ họa thì Samsung vẫn dùng GPU Mali của ARM giống như bao hãng làm SoC di động khác như MediaTek hay HiSilicon. Có thông tin cho rằng Samsung đã đầu tư thiết kế GPU riêng từ lâu và được cho là sẽ xuất hiện trên các SoC tiến trình 10nm và 7nm. Tuy nhiên mọi thứ vẫn chưa xảy ra, thế hệ Exynos 9820 mới nhất đã dùng tiến trình 7nm nhưng nhân đồ họa vẫn Mali.Theo: AnandTech
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
