Header ads

Header ads
» » 5G đóng vai trò như thế nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc?

Mỹ - Trung đang diễn ra, người ta không thấy nhắc nhiều tới 5G nhưng công nghệ này đóng vai trò quan trọng và tương lai của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều. 5G có ý nghĩa rất lớn với cả hai phía, Huawei nắm nhiều công nghệ tiên phong còn Tổng thống Trump thì muốn Mỹ dẫn đầu trong cuộc đua đó.

5G là gì? 5 đặc điểm bạn nên biết về nó

Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn kiểm soát công nghệ 5G và nó sẽ quyết định Mỹ có tiếp tục dẫn đầu cuộc đua công nghệ cao trong vài thập kỷ tới, hay liệu Trung Quốc có chuyển mình để thành một quốc gia mạnh về công nghệ tiên tiến. Trong cuộc chiến đó, Huawei được nhắc đích danh và là mục tiêu của Mỹ bởi Huawei là công ty đang có thế mạnh trên thị trường 5G.

Bất cứ một quốc gia nào đi đầu về phát triển và triển khai 5G đều có ưu thế về tăng trưởng kinh tế cũng như kiểm soát nhiều quyền lực hơn. Dẫn đầu về 5G đem lại hàng trăm tỉ USD doanh thu trong thập kỷ tới, trong đó bao gồm tạo ra nhiều việc làm trên các lĩnh vực công nghệ không dây. Với Mỹ, 5G sẽ giúp duy trì vị thế dẫn đầu về kinh tế, kỹ thuật mà họ đã có được từ giai đoạn 4G. Còn với Trung Quốc, nó là cơ hội để quốc gia này vượt qua Mỹ và châu Âu về kinh tế, địa chính trị.

Vậy bạn sẽ hỏi vị thế của Mỹ hiện tại trong lĩnh vực 5G? Thật khó để trả lời và còn tuỳ bạn hỏi ai nữa. Tổng thống Trump lúc thì nói Mỹ bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua 5G, lúc thì lại nói Mỹ đang thắng và sẽ kiểm soát cả 6G. Nhưng Hội đồng phụ trách đổi mới của Bộ Quốc phòng (DIB) thì nghĩ ngược lại: "Quốc gia sở hữu 5G sẽ có rất nhiều những tiến bộ và đặt ra chuẩn mực cho phần còn lại của thế giới. Tiếc là quốc gia đó có vẻ như không phải Mỹ".

Không phải những tuyên bố của cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng là không có cơ sở. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào những công ty như Huawei để phát triển 5G. Các công ty Trung Quốc cũng nắm giữ những bằng sáng chế quan trọng về công nghệ này. Chính phủ Trung Quốc còn kiểm soát thị trường dịch vụ không dây và thúc đẩy các công ty lớn bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom để cùng phát triển mạng 5G riêng, vốn sẽ thương mại hoá vào năm tới.

Đang tải 5G-is-here.jpg…
Trong khi đó, Mỹ không có các công ty nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển các thiết bị 5G. Hoặc những công ty từng một thời kiểm soát và cung cấp thiết bị viễn thông đã bị bán cho nước ngoài. Hiện tại thì thị trường thiết bị 5G đang được dẫn đầu bởi Huawei cũng như Nokia và Ericsson. Ngoài ra, các nhà mạng lớn hợp tác cũng là một thách thức khi họ buộc phải cân bằng giữa đầu tư và đổi mới 5G với cạnh tranh lẫn nhau.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Mỹ lại nằm ở việc chậm trễ triển khai phổ tần vô tuyến (wireless spectrum). Phổ tần mà Mỹ đang áp dụng cũng là loại khác chuẩn. Mỹ đang dùng chuẩn mmWave vốn có khả năng truyền tải một lượng data lớn rất nhanh, tuy nhiên tín hiệu chỉ di chuyển trong không gian hẹp và dễ bị nhiễu sóng do vật cản. Chi phí để xây dựng mạng như vậy cũng rất tốn kém.

Trái lại, Huawei được đánh giá là một trong những nhà sản xuất thiết bị 5G lớn nhất thế giới, công nghệ của họ cũng được coi là tiên tiến nhất. Tuy nhiên, Huawei luôn là mục tiêu mà Mỹ nhắm tới với lý do nguy hại an ninh quốc gia, họ cũng được cho là đánh cắp các sở hữu trí tuệ của Mỹ. Tất cả những cáo buộc đó dẫn tới một cuộc tấn công đồng thời vào Huawei từ phía Mỹ, trợ giúp là các công ty công nghệ. Hàng loạt cái tên lớn như Google, Qualcomm, Intel, ARM... đều ngừng hợp tác với Huawei.

Trong khi các nhà mạng Mỹ không dùng thiết bị của Huawei trên những mạng 4G và sắp tới là 5G của mình thì thiết bị của Huawei lại được dùng nhiều ở các nước châu Âu và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, một thời gian sau cuộc tấn công vào Huawei, Tổng thống Trump tuyên bố gỡ bỏ các lệnh cấm nhằm vào công ty này miễn sao không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Các nhà mạng Mỹ đánh giá việc Mỹ cấm Huawei không ảnh hưởng tới việc họ triển khai 5G. CEO Verizon nhận định họ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác tại châu Âu và có thể làm mà không cần Huawei. Tuy nhiên, các nhà mạng nhỏ lẻ, đặc biệt tại vùng nông thôn sẽ chịu ảnh hưởng vì họ đã dùng thiết bị của Huawei và ZTE với mạng 4G vì chi phí rẻ, nếu không tiếp tục dùng với 5G thì sẽ là một bất lợi. Các nghị sĩ Mỹ đưa ra một hướng giải quyết bằng việc hỗ trợ khoản tiền 700 triệu USD để giải quyết vấn đề nhưng đại diện từ các nhà mạng vùng nông thôn cho rằng chi phí thực tế cao hơn con số đó. Nó vào khoảng 800 tới 1 tỉ USD để thay thế toàn bộ thiết bị của Huawei hay ZTE.

Vậy, liệu có hiệu ứng nào từ việc cấm Huawei và chiến tranh thương mai lên 5G hay không? Nó có thể làm chậm quá trình phát triển tiêu chuẩn cuối cùng cho 5G và chia rẽ loại công nghệ sẽ sử dụng cho từng thị trường. Tiêu chuẩn cuối cùng cho 5G vẫn chưa được thống nhất và có thể mất hàng năm nữa, trong khi Huawei và các công ty phát triển 5G tham gia chủ yếu vào công đoạn này. Việc Mỹ dùng khác chuẩn với thế giới đã từng xảy ra, họ dùng chuẩn CDMA cho 2G và 3G trong khi Trung Quốc là TD-SCDMA và châu Âu là GSM.

Nguồn: CNET
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn