ảnh phong cảnh, nên mình làm lại thành bài cho nhiều người cần thì tham khảo và bổ sung thêm cho nhau vậy. Những chia sẻ này chỉ là những cơ bản định hướng cho các bạn mới. Linh hoạt sử dụng các kỹ thuật điều khiển thiết bị, ánh sáng, phối cảnh để chụp khung hình như ý bạn muốn. Quan trọng là bạn muốn chụp lại cái gì để rồi sẽ biết chụp nó như thế nào.
Mình có viết text ra để ai đọc thì đọc, không có giờ thì xem mấy cái hình có chữ cũng được.
Chúng ta sẽ trao đổi về các điểm sau:
ÁNH SÁNG KHI CHỤP ẢNH PHONG CẢNH
Nguồn sáng thiên nhiên là chủ yếu trong ảnh phong cảnh. Chúng ta chọn thời điểm chụp (hừng đông, bình minh, chạng vạng...), chọn vị trí có hướng sáng hay và đo sáng đúng ý muốn là được.
Cơ chế đo sáng thông dụng khi chụp phong cảnh rộng là đo sáng ma trận (matrix / multizone metering) thường cho thông số đúng hơn. Nhưng một bức ảnh đúng sáng đôi khi không độc đáo. Hãy chụp thêm nhiều tấm với - EV khác nhau để chọn lựa tấm đúng ý nhất, và cũng rút tỉa thêm kinh nghiệm lần sau.
Tấm dưới này, mình chụp bằng Nikon D200 rất lâu rồi, với ống Tamron 17-50mm tại khẩu f/16 để có độ nét sâu và lưu giữ được ray của tia sáng qua lớp sương.
TRƯỜNG ẢNH - DOF
Chụp ảnh phong cảnh, khác với chụp tĩnh vật hay chân dung xoá phông nền. Thường một cảnh vật đẹp, người ta muốn ghi hình có độ nét dày/ sâu, tạo được càng nhiều khối hình càng hay. Thành ra, việc quyết định làm chủ độ sâu trường ảnh trong ảnh phong cảnh là cần biết. Việc thiết lập khẩu độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến DOF.
Về khẩu độ ống kính:
Tấm này, ngoài việc siết khẩu nhỏ (f/11 - f/22) sẽ có DOF dày, và nếu lá khẩu ống kính nhiều lá, sẽ tạo tia sáng tại một nguồn sáng như đèn đường hay mặt trời kích thích thị giác người xem thú vị.
Anh em xem các trường hợp "khoảng ảnh rõ nét" (DOF) tại các phạm vi khác nhau theo trục chiều sâu khi chụp một bức ảnh phong cảnh. Càng dày thì cảm giác ảnh có nhiều lớp, tạo khối và chiều sâu hơn.
Xem 2 tấm dưới đây, cùng 1 chỗ, mình chụp 2 tấm với 2 khẩu độ mở lớn nhỏ khác nhau. Tấm trên khép khẩu f/8, dưới mở f/2.8
TIÊU CỰ ỐNG KÍNH
Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.
Một ống kính tiêu cự 35mm trên máy ảnh full-frame là ống phổ thông nhất cho ảnh phong cảnh. Có rất nhiều tác giả chụp chỉ với ống 35mm suốt thời dùng phim đến số. Càng về sau sau, nhiều ống kính góc rộng hơn, thường rất đắt tiền, được dùng chụp phong cảnh là ống có tiêu cự 28mm, 24mm, 20mm hoặc rộng hơn giúp thu khung hình mênh mông hơn. Nhưng, luôn nhớ ống kính có góc thu hình càng rộng thì hiệu ứng bóp méo và nghiêng đổ các đường thẳng trong hình càng lộ rõ, nhất là tại vùng rìa và tại 4 góc khung ảnh. Các đường thằng càng gần mép hình thì càng cong phình ra, các đường thẳng không đi qua tâm bị uốn méo lệch khi chụp ở khoảng cách càng gần. Đó là lưu ý khi chọn tiêu cự ống kính để chụp phong cảnh.
Nikon D3 14mm - Nepal
Canon 6D 15mm - Lak Daklak
Nikon D200 - ISO1600 - Núi Đại Bình - Bảo Lộc
Pano đồi chè ở Lào Cai
CHỦ ĐỀ PHỤ TRONG ẢNH PHONG CẢNH
CHỦ ĐỀ PHỤ
Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng... tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Người ta gợi ý các cách:
Tiền cảnh biểu trưng sự gần gũi còn hậu cảnh diễn tả khoảng cách xa xôi không gian. Khi chọn nhấn mạnh tiền cảnh hay hậu cảnh là người chụp muốn diễn tả một ý đồ cụ thể.
Chụp ảnh phong cảnh thấy dễ nhưng mà khó! Phong cảnh tĩnh tại không di chuyển, nên người chụp có nhiều thời gian để cân nhắc góc chụp, bố cục canh khung, chỉnh chọt máy móc... và có thể chụp phong cảnh quanh năm cũng như ở bất kỳ nơi đâu. Vì vậy, ảnh phong cảnh rất nhiều, rất phong phú, từ sự khác biệt của ánh sáng thay đổi theo thời tiết, màu sắc theo mùa, cho tới sự phong phú bởi hiệu quả của ống kính tiêu cự khác nhau. Cho nên cũng vì ảnh phong cảnh đã quá phong phú, nên người chụp luôn có thách thức về kỹ thuật làm sao thể hiện bức ảnh có sự mới lạ so với người khác.
Chúc anh em vui vẻ và có nhiều ảnh đẹp đó đây trong các chuyến đi!
Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn - cho các bạn mới bắt đầu
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCAJ8Zn9hgWCefbt65CP0cSQ/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
