ống kính khác tốt hơn? Chúng ta không bàn ở đây làm gì nếu ai cũng có rủng rỉnh ngân sách thì cứ ống nào xịn nhất, tiện nhất thì tậu chơi cho sướng. Vấn đề của chúng ta khi mới bắt đầu không phải là ống kính đắt hay rẻ, chất lượng hay kém chất lượng, mà là tập chụp, luyện góc nhìn, linh hoạt thành thạo điều chỉnh mọi thứ liên quan đến cái máy ảnh và ống kính để chụp tốt, rồi sau đó chọn tiêu cự nào để mua sắm lại phụ thuộc vào chủ đề / thể loại. Chuyện này cũng bàn tới bàn lui từ rất nhiều lần rải rác đó đây. Nay gom lại thành bài cho các bạn thắc mắc.
Ống kính Prime là gì?
Ống kính một tiêu cự (prime lens), chúng ta vẫn nghe chúng có độ sắc nét hơn ống zoom, ảnh trong hơn zoom... và hầu hết những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều sở hữu ống kính một tiêu cự như 20mm, 24mm, 35mm, 50mm, 85mm, 135mm, 180mm, 200mm... Ống prime thường có khẩu độ lớn, còn tiêu cự cụ thể nào là chọn một hiệu ứng tương ứng riêng của tiêu cự đó phù hợp với nhu cầu chụp của mình. Như vậy, hiểu rõ ràng hiệu ứng từng tiêu cự là việc cần thiết trước khi sắm một ống kính.
Chọn Zoom hay Prime?
Không thể phủ định sự tiện dụng và linh hoạt của ống kính zoom. Tuy nhiên, cấu trúc thấu kính phức tạp với hệ thống zoom buộc phải trả giá bằng chất lượng hình ảnh. Bạn thử tưởng tượng ánh sáng phải xuyên qua nhiều nhóm thấu kính và các nhóm thấu kính phải di chuyển khi hệ thống zoom hoạt động, thì độ sắc nét là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng. Yếu tố thứ hai là với hệ thống thấu kính của ống zoom thay đổi độ mở của hệ thống lá khẩu phụ thuộc vào tiêu cự zoom, lượng sáng suy giảm ở khẩu độ nhỏ, gia tăng sai lệch màu. Để hạn chế những điểm yếu đó, hiện nay các nhà sản xuất đã làm những ống zoom một khẩu độ cho toàn dải tiêu cự rất tốt, khi đó giá thành tăng tỷ lệ thuận. Tóm lại zoom ít tiền thì không ngon, zoom chất lượng thì cực đắt.
Với ống kính một tiêu cự (lens prime), cấu trúc thấu kính đơn giản, nhỏ gọn, giảm thiểu tối đa độ méo ảnh, tăng cường chi tiết, độ mở khẩu lớn, lượng sáng trọn vẹn hơn giúp đạt được độ phân giải tối đa của khả năng cảm quang máy ảnh số. Đặc biệt , với độ mở lớn sẽ giúp tốc độ màn trập máy ảnh nhanh hơn. Ví dụ ống zoom 18-55mm có độ mở lớn ở góc rộng là f/4 và f/5.6 ở tiêu cự khoảng 50mm, nhưng ở ống prime 50mm f/1.4 cách f/45.6 là 4 stop, tức là sẽ tăng tốc độ màn trập máy ảnh nhanh hơn 4 bước (chẳng hạn 1/15s - 1/30s - 1/60s - 1/125s - 1/250s).
Chọn ống prime khi:
Đề nghị 1: ống kính 50mm (FF)
Mình vẫn trả lời cho các bạn mới bắt đầu chơi chụp ảnh trong việc mua sắm ống kính rằng cứ chơi ống Kit một thời gian vài tháng làm quen; sau khi quen thiết bị, thành thạo thao tác, hiểu các yếu tố quyết định một khung hình... thì nên sắm thêm hoặc đổi ống kính tiêu cự 35mm hoặc 50mm trên máy ảnh FullFrame (FF). Hầu hết các ống tiêu cự này đều có khẩu độ lớn f/1.4, f/1.8..., độ sắc nét tốt, ảnh trong, giá thành vừa phải... Nếu bạn thích chụp đa dạng chủ đề thì cứ chọn ống kính 50mm (trên máy Fullframe), nếu thích chụp nhiều hơn thể loại đường phố, tiếp cận gần đói tượng, không gian hẹp thì chụp ống rộng hơn với tiêu cự 35mm (FF) sẽ đề nghị và giải thích bên dưới. Vì sao nên chụp ống prime 50mm?
Tiêu cự 50mm (trên máy cảm biến FF) hoặc 35mm (trên máy cảm biến Crop 1.5x) được xem là trùng với góc nhìn tự nhiên của mắt người, rất dễ canh khung và lấy nét khi gắn trên máy ảnh. Với ống 1 tiêu cự chuẩn đó, người mới bắt đầu (thậm chí người chụp lâu năm) sẽ phải dịch chuyển tìm vị trí chụp thích hợp, chọn góc chụp phù hợp... là cách luyện tập góc nhìn có tư duy tốt nhất. Với một vài chủ đề chụp như đời thường, đường phố, thì tiêu cự 50mm sẽ giúp người chụp tiếp cận chủ thể vừa đủ để cảm nhận được "cái hồn" sống động của đời thường.
Khẩu độ ống kính tác động đến độ sâu trường ảnh (khoảng ảnh rõ nét). Thường thì ống 50mm có khẩu lớn. Khi dùng ống Kit thời gian đầu, khẩu độ thường lớn nhất là f/3.5 và đôi khi có những bức ảnh cần phông nền mờ nhẹ nhàng là điều quá khó với ống Kit. Ống tiêu cự 50mm thường có khẩu f/1.8 (hoặc 35mm f/1.8 DX) sẽ cho phép người dùng chụp chân dung tốt hơn, hoặc chụp trong hoàn cảnh ánh sáng yếu cần mở khẩu lớn.
Chủ đề ảnh đường phố đời thường cần sự linh hoạt trong việc tiếp cận đủ gần nhưng không làm biến dạng chủ thể. Tiêu cự 50mm chụp chân dung có tỷ lệ đối tượng gần thật nhất, không bị biến dạng. Nếu ống góc rộng hơn 35mm là hoàn hảo cho ảnh phong cảnh, tele 100mm trở lên hoàn hảo cho chân dung hay thể thao thì tiêu cự 50mm phù hợp nhất cho chủ đề ảnh đường phố nhưng cũng có thể chụp phong cảnh và cả chân dung. Nhiều người chỉ dùng một ống kính tiêu cự 50mm trên máy của họ.
Với khoản chi phí đầu tư không quá tốn kém, nó giúp người chụp luyện tập sự nhạy bén trong việc chọn góc chụp góc nhìn sáng tạo, nhỏ gọn nhẹ nhàng trên thân máy, chất lượng sắc nét... tiêu cự 50mm nên là ống kính thứ hai bạn nên sở hữu sau một thời gian sử dụng ống Kit theo máy.
Đề nghị 2: ống kính 35mm (FF)
Góc nhìn 35mm hoàn hảo. Một tiêu cự không quá rộng và không quá dài. Anh em chụp lâu năm và trải qua nhiều ống kính chắc chắn đã dùng qua các tiêu cự như 15mm, 20mm, 24mm, 28mm, 35mm và 50mm hay 85mm là những ống một tiêu cự kinh điển của nhiều hãng. Ai cũng muốn có điều kiện sở hữu được hết các tiêu cự đó. Nhưng, đến một thời điểm, một máy một ống, với mình lại chọn dùng nhiều nhất là tại tiêu cự 35mm.
Nên mua ống kính nào sau khi chán ống KIT với người bắt đầu học chụp ảnh?
Chọn ống zoom khi:
Thường thì 35mm đắt hơn ống 50mm, vì ống 50mm có thiết kế đơn giản hơn và thông dụng hơn. Các ống kính tiêu cự 35mm khẩu lớn có giá đắt, người dùng trả tiền cho chất lượng hệ thấu kính, những lớp thấu kính đặc biệt cho dòng tiêu cự khẩu lớn này, xứng đáng đối với ai sử dụng tiêu cự này nhiều hơn. Có bạn chia sẻ rằng sở hữu một ống chất lượng hơn 3 ống kém chất. Hầu hết các hãng ống kính đều làm tiêu cự 35mm f/1.4 và f/2
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
