Header ads

Header ads
» » Omega Speedmaster trở thành Moonwatch huyền thoại như thế nào?

Apollo 11 được tiến hành, tên lửa Saturn V đã đưa ba nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng. Trên con tàu thám hiểm không gian là ba nhà du hành quả cảm, Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Micheal Collins. Trên cổ tay của họ, là ba chiếc Omega Speedmaster Professional lên cót bằng tay.

Đang tải Tinhte_Speedmaster1.jpg…

Buzz Aldrin trên Lunar Module của Apollo 11, ảnh do chính Neil Armstrong chụp.

Ngày 20/07/1969, module đáp xuống mặt trăng đã đưa Neil Armstrong và Edwin 'Buzz' Aldrin xuống bề mặt Chị Hằng, trong khi Micheal Collins ở lại module điều khiển. Ngày 21/07/1969, 2h56 phút sáng giờ GMT, Armstrong đặt chân xuống mặt trăng và nói câu nói nổi tiếng mà năm nào anh em cũng nghe đi nghe lại, không cần gõ lại nữa. Không lâu sau đó, đến lượt Buzz Aldrin theo chân Armstrong.

Đúng thời điểm đó, chiếc Speedmaster Profesisonal trở thành "Moonwatch" huyền thoại.

Đang tải Tinhte_Speedmaster10.jpg…

Nhiều năm về trước, chính Omega cũng không biết mẫu đồng hồ nào, hay đúng hơn là chiếc Speedmaster có serial nào của họ được đem lên mặt trăng. May thay, Omega có một đội ngũ phục vụ cho bảo tàng và phòng lưu trữ làm việc rất hăng hái, và trong vài năm qua, họ đã nghiên cứu rất kỹ lượng về chủ đề Moonwatch.

Hãy bắt đầu với câu chuyện những phi hành gia vũ trụ lên mặt trăng, trước khi thực hiện nhiệm vụ, họ "rẽ" vào một tiệm đồng hồ tên là Corrigan's Jewelers ở Houston, Texas để mua mấy chiếc Speedmaster. Nó chỉ là chuyện phiếm. Bản thân Speedmaster Professional lên mặt trăng cùng phi hành đoàn Apollo 11 là kết quả của quá trình thử nghiệm và chọn lọc vô cùng kỹ càng của NASA trước đó. Speedmaster đã vượt qua vài ứng cử viên khác như Rolex, Breitling, Longines và Hamilton. Nhưng trước cả khi Speedmaster được NASA chọn làm chiếc đồng hồ tiêu chuẩn để theo chân các phi hành gia lên mặt trăng năm 1969, nó đã được chính các phi hành gia chọn lựa.

Đang tải Tinhte_Speedmaster11.jpg…

Vài năm trước khi nhiệm vụ Apollo 11 diễn ra, chính xác hơn là năm 1962, Walter Schirra và Gordon Cooper đã mua hai chiếc Speedmaster CK2998 để mang theo mình đi vào không gian trong nhiệm vụ có tên Mercury-Atlas 8. Nó là phiên bản thứ hai của Speedmaster, sau chiếc CK2915 "Broad Arrow" ra mắt năm 1957.

Sigma 7


Trên con tàu Sigma 7, thực hiện nhiệm vụ Mercury-Atlas 8 vào tháng 10/1962, nhà du hành vũ trụ Walter Schirra đeo chiếc Speedmaster CK2998. Ông là người duy nhất từng bay cả ba con tàu đi vào không gian đầu tiên người Mỹ tạo ra, Mercury, Gemini và Apollo. Về sau này, chiếc CK2998 được Omega gọi là "Chiếc đồng hồ đầu tiên đi vào không gian".

Đang tải Tinhte_Speedmaster6.jpg…

Trong bức hình dưới đây, trên cổ tay Schirra chính là chiếc CK2998 ngay sau khi ông trở về Trái đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ Mercury-Atlas 8, cầm điện thoại nói chuyện với tổng thống Mỹ trên tàu USS Kearsarge của hải quân Mỹ.

Đang tải Tinhte_Speedmaster4.jpg…

Một bức ảnh khác trong thư viện của NASA ghi lại cảnh huấn luyện mặc các trang bị an toàn cho phi hành gia trước nhiệm vụ Gemini 6 vào năm 1965. Chiếc Speedmaster trên cổ tay Schirra vẫn chính là chiếc đồng hồ 3 năm trước theo ông vào không gian:

Đang tải Tinhte_Speedmaster5.jpg…

Chọn đồng hồ cho nhiệm vụ Gemini và Apollo


Bản thân NASA cũng muốn chọn ra một chiếc đồng hồ bấm giờ để hỗ trợ cho những phi hành gia thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian. Họ nhờ tới một nhóm kỹ sư đánh giá khả năng hoạt động của thiết bị khi rời khỏi trái đất. Một trong số những kỹ sư được giao trọng trách chọn đồng hồ cho phi hành gia là James Ragan. Ngoài ra, cũng chính ông là người chọn camera để ghi lại những hình ảnh ngoài không gian. Và, cũng chính Ragan là người nhờ Paul Fischer tạo ra một cây bút viết nhờ một viên bi nhỏ xíu ở đầu ngòi, hoạt động nhờ áp lực đè lên ngòi bút. Anh em hẳn đã biết Fischer Space Pen. Nó là câu chuyện của một ngày khác :D

Đang tải Tinhte_Speedmaster7.jpg…

Giám đốc các nhiệm vụ của NASA, Deke Slayton viết một mẩu ghi chú nhỏ vào ngày 21/09/1964, qua đó liệt kê những yêu cầu của ông cho một chiếc đồng hồ bấn giờ. Jim Ragan sau đó gửi thông tin để ít nhất 6 hãng đồng hồ gửi sản phẩm của họ để NASA chọn lựa. Đúng 1 tháng sau, mặc dù gửi thông tin cho 10 hãng đồng hồ, chỉ có 4 hãng trả lời NASA: Rolex, Longines-Wittnauer, Hamilton và Omega. Hamilton thậm chí gửi một cái đồng hồ quả quýt chứ không phải đồng hồ đeo tay bấm giờ :D

Đang tải Tinhte_Speedmaster3.jpg…

Bên trong chiếc Rolex 6238 và Longines-Wittnauer 235T là bộ máy Valjoux 72 danh tiếng. Speedmaster của Omega thì sở hữu bộ máy 321 giờ đã thành huyền thoại, vốn là phiên bản nâng cấp của movement C27 CHRO của Lemania. Nó có mã số 105.003. Ba chiếc đồng hồ được đem ra cân đong đo đếm bằng 11 bài thử nghiệm ngặt nghèo.

105.003


Đang tải Tinhte_Speedmaster2.jpg…
105.012-66 và 105.003. Anh em hãy để ý chữ Professional và càng vát ở chiếc bên trái.

Đây được coi là phiên bản Speedmaster thứ 3 của Omega, không kể đến những phiên bản nâng cấp nhẹ như CK2998-3 chẳng hạn. 105.003 dùng kim baton thay vì alpha mũi tên như phiên bản trước đó, giúp dễ đọc giờ hơn. Sau đó, nó vượt qua tất cả những bài test của NASA. Omega thỉnh thoảng tung ra những phiên bản Speedmaster giới hạn, mặt sau có dòng chữ "Flight Qualified for all Manned Space Missions". Đó chính là tuyên bố chính thức của NASA với Speedmaster.

Vậy 11 bài thử nghiệm là gì?


NASA nghĩ ra một bài thử nghiệm đồng hồ với mục đích cố gắng phá hủy chiếc đồng hồ theo mọi cách có thể, mô phỏng môi trường khắc nghiệt bên ngoài vũ trụ:

- Test nhiệt độ cao: Chiếc đồng hồ phải hoạt động 48 tiếng trong môi trường 71 độ C, sau đó là 30 phút trong môi trường 93 độ C, dưới áp suất 5,5 psia (0,35 atm), độ ẩm dưới 15%.

- Test nhiệt độ thấp: 4 tiếng đồng hồ trong môi trường nhiệt độ âm 18 độ C.

- Nhiệt độ - Áp suất: Chiếc đồng hồ bị bỏ vào buồng mô phỏng áp suất 10^-6 atm, nhiệt độ 71 độ C, sau đó giảm xuống âm 18 độ C trong 45 phút, rồi tăng lên 71 độ C trong 45 phút nữa. Bài test này được thực hiện 15 lần liên tục.

- Độ ẩm: Đặt đồng hồ vào môi trường 100% oxy, áp suất 5,5 psia, nhiệt độ 71 độ C trong 48 tiếng. Bất kỳ sai lệch thời gian, dấu hiệu bị đốt cháy, tạo khí độc, tạo mùi hoặc vành cao su bị hỏng đều khiến chiếc đồng hồ bị loại.

- Va đập: Đồng hồ bị tác động 6 lần, gia tốc của lực tác động 40 G trong 11 mili giây. Một phi công thường được huấn luyện ở gia tốc 6G, còn các phi hành gia phải chịu được cỡ 10G trong quá trình huấn luyện, còn trong quá trình bay, tối đa các phi hành gia phải chịu lực gia tốc cỡ 8 G. Với người thường, 2 đến 3 G cũng đủ khiến chúng ta ngất đi. 1 G lấy đơn vị tính bằng gia tốc rơi tự do của vật thể trên trái đất, 9.81 m/s^2, cứ thế nhân lên.

- Tăng tốc: Thiết bị được cho vào máy gia tốc và tăng tốc từ 1 G đến 7.25 G trong 333 giây.

- Áp suất thấp: 90 phút bên trong môi trường chân không, áp suất 10^-6 atm, nhiệt độ 71 độ C và 30 phút ở nhiệt độ 93 độ C.

- Áp suất cao: Ít nhất 1 tiếng trong môi trường chân không, áp suất 1,6 atm.

- Chống rung: Ba lượt, mỗi lượt 30 phút, chiếc đồng hồ sẽ phải chịu chấn động rung từ 5 đến 2.000 cps, gia tốc trung bình ít nhất 8.8 G.

- Chống âm: 30 phút chịu âm thanh cường độ 130 dB, sóng âm dao động từ 40 đến 10.000 Hz.


Kết quả


Ngày 1/3/1965, bài thử nghiệm kết thúc. Speedmaster 105.003 vượt qua Rolex và Longines để trở thành đồng hồ trang bị cho phi hành gia ra ngoài không gian trong các nhiệm vụ của NASA. Cả hai chiếc Rolex và Longines đều ngừng hoạt động trong quá trình bài test diễn ra. Rolex 6238 dừng chạy khi đang thử nghiệm độ ẩm, và tiếp tục thất bại trong bài thử nghiệm nhiệt độ cao. Còn chiếc Longines 235T thì bung kính bảo vệ khi đang thử nghiệm nhiệt độ cao.

Cuối tháng 3/1965, hai phi hành gia Virgil Grissom và John Young mang Speedmaster 105.003 ra ngoài bầu khí quyển trái đất. Cũng trong năm 1965, Edward White đã đeo chiếc Speedmaster trong nhiệm vụ Gemini IV, lần đầu đi bộ ngoài không gian.

Moonwatch


Thế 105.003 đã phải là chiếc Moonwatch trên tay Armstrong và Aldrin chưa? Chưa. Trong quá trình 105.003 được sản xuất từ năm 1964 đến 1969, Omega giới thiệu hai phiên bản khác là 105.012 và 145.012. Trong quá trình này, Omega nâng cấp máy từ 321 lên 861, và điều đó đồng nghĩa với việc NASA phải thực hiện lại toàn bộ 11 bài test kể trên trước khi để nó cùng các nhà thám hiểm không gian ra ngoài vũ trụ.

Đang tải Tinhte_Speedmaster8.jpg…

Một nhầm lẫn của vài anh em fan đồng hồ là, sau khi NASA hoàn thành thử nghiệm Speedmaster, Omega in chữ Professional lên mặt đồng hồ của họ. Kỳ thực từ năm 1964, Speedmaster 105.012 đã có dòng chữ này rồi. Càng lắp dây của hai mẫu đồng hồ mới cũng khác so với 105.003. Vậy trên mặt trăng, Armstrong và Aldrin đã đeo chiếc nào? Trong rất nhiều năm, mọi người đều tin đó là chiếc 105.012 caliber 321 để đặt bước chân đầu tiên của loài người lên mặt trăng, phiên bản sản xuất vào năm 1965.

Nhưng chuyện chưa dừng ở đó. Nhiều nguồn thông tin kể lại rằng, khi chiếc đồng hồ Bulova trên Lunar Module ngừng hoạt động, Armstrong đã treo chiếc Speedmaster của ông lên tàu để xem thời gian. Còn chiếc Speedmaster của Aldrin thì thất lạc vào năm 1970 khi đang trên đường gửi tới bảo tàng Smithsonian, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Đang tải Tinhte_Speedmaster9.jpg…
Một chiếc 105.012-65 giống như của Armstrong và Aldrin,
tiếc thay nó không có vinh dự đặt chân lên mặt trăng.

Trong khi đó, Micheal Collins, người thứ 3 trong chuyến du hành của Apollo 11 thì đeo chiếc 145.012, nhưng không tính vì ông không đặt chân lên mặt trăng. Sau này phi hành gia Alan Shepard cũng đeo chiếc 145.012 trong nhiệm vụ Apollo 14, nhiệm vụ thứ ba cho con người đặt chân lên mặt trăng. Cuối cùng vào năm 1972, nhiệm vụ Apollo 17, Gene German là người cuối cùng dạo bước chị Hằng, và trên tay ông là chiếc 105.003 mà NASA đã đặt mua trước đó của Omega trong nhiều năm.

Cũng phải cộng điểm cho Omega. Họ rất chăm chỉ tung ra những phiên bản Speedmaster để kỷ niệm những chiến dịch khám phá vũ trụ, từ chiếc Speedmaster ra mắt năm 1975 kỷ niệm nhiệm vụ Apollo-Soyuz, sau đó cũng để kỷ niệm nhiệm vụ hợp tác của Nga và Mỹ, họ cho ra mắt một chiếc khác có mặt bằng đá thiên thạch. Một chiếc khác thì kỷ niệm ngày Omega nhận được giải thưởng cao quý của NASA, Silver Snoopy Awards vì góp sức đưa những phi hành gia của nhiệm vụ Apollo 13 trở về trái đất an toàn nhờ tính năng bấm giờ kích nổ nhiên liệu, sau khi tàu của họ gặp sự cố với buồng khí oxy. Bên cạnh đó là rất nhiều phiên bản khác, như First Watch Worn in Space hay First Watch On the Moon... Phải khẳng định là, chúng rất đẹp.

Đang tải Tinhte_Speedmaster19.jpg…

Đang tải Tinhte_Speedmaster18.jpg…

Đang tải Tinhte_Speedmaster20.jpeg…

Năm nay, Omega tung ra hai phiên bản Speedmaster để kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên con người chinh phục mặt trăng. Tên của chúng nó hơi dễ lẫn. Chiếc dưới đây là Speedmaster Apollo 11 50th Anniversary Limited Edition, làm bằng thép và khắc lại cảnh Armstrong trèo ra khỏi Lunar Module để đặt chân lên mặt trăng ở ô đếm phút góc 9 giờ, giống hệt như những hình ảnh đã trở thành biểu tượng:

Đang tải Tinhte_Speedmaster12.jpg…

Đang tải Tinhte_Speedmaster16.jpg…

Chiếc còn lại tên là Speedmaster Apollo 11 Anniversary Limited Edition (không có số 50th), được làm dựa theo chiếc Speedmaster vàng đầu tiên. Chất liệu vàng hợp kim tên là Moonshine khiến chiếc đồng hồ mới của năm 2019 có ánh hồng, chứ không vàng chóe như 50 năm trước:

Đang tải Tinhte_Speedmaster14.jpg…

Đáng lẽ hai chiếc đồng hồ vàng này được Omega tạo ra để tặng cho tổng thống Richard Nixon và phó tổng thống Spiro Agnew sau nhiệm vụ lịch sử, nhưng hiến pháp Mỹ không cho tổng thống nhận quà tặng từ một công ty nước ngoài (Thụy Sỹ), và cả hai chiếc Speedmaster duy nhất này lại quay về Omega và đã nằm nửa thế kỷ trong bảo tàng của họ ở điều kiện mới toanh:

Đang tải Tinhte_Speedmaster13.jpg… Đang tải Tinhte_Speedmaster15.jpg…

Bài viết lịch sử xin phép kết thúc, mời anh em khoe hình Moonwatch của chính mình, mình trước: :D

Đang tải Tinhte_Speedmaster17.jpg…

 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn