Header ads

Header ads
» » Tại sao Nhật và Hàn nổ ra chiến tranh thương mại? Nó ảnh hưởng sao tới Samsung?

Nhật Bản và Hàn Quốc bỗng dưng rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại gần như không có liên quan gì tới cuộc chiến mà tổng thống Trump khơi mào chống lại các tập đoàn Trung Quốc cả. Cuộc chiến này có khả năng gây ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp linh kiện và sản phẩm phụ trợ của Nhật Bản, ảnh hưởng tới Samsung Electronics, và chính bản thân chuỗi cung ứng smartphone và máy tính toàn cầu.

Đang tải Tinhte_Samsung1.jpg…

Xét cho cùng, cuộc chiến thương mại của năm 2019 là hệ quả của những hành động mà Nhật Bản gây ra thời Thế chiến thứ 2 đối với Hàn Quốc. Có một mảng tối trong lịch sử và mối quan hệ của hai quốc gia này, đến giờ vẫn chưa được hàn gắn. Mảng tối đó liên quan tới những người phụ nữ Hàn, trong những năm 30 và 40 của thế kỷ trước bị bắt mua vui cho những người lính phát xít Nhật. Xét theo phương diện thời gian, giờ đây những người phụ nữ cuối cùng của thời đại đó đều đã đang sống những tháng năm cuối đời, còn những người đàn ông Hàn Quốc cũng không khác gì, khi phải làm việc bắt buộc không khác gì nô lệ trong những nhà máy của Nhật thời chiến.

Đang tải Tinhte_Samsung5.jpg…

Cuối năm ngoái, tòa án tối cao Hàn Quốc ra lệnh bắt Mitsubishi phải trả một khoản tiền bồi thường khổng lồ cho những người Hàn phải làm việc bắt buộc trong quá trình Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc trong thế chiến thứ 2. Quyết định này giống hệt như quyết định của tòa án tối cao Hàn Quốc đối với hai hãng thép Nippon Steel và Sumitomo Steel vài tuần trước đó.

Trong khi hệ thống tư pháp Hàn Quốc cố gắng tìm kiếm sự bồi thường thỏa đáng cho người dân nước họ từ những công ty Nhật Bản, thì phía Nhật cũng không chịu ngồi yên. Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của ông phản pháo bằng cách áp dụng cấm vận thương mại đối với Hàn Quốc, cụ thể hơn là ngành công nghệ cao với lý do "an ninh quốc gia". Họ cho rằng, Seoul đã không làm gì để hàn gắn mối quan hệ giữa hai đất nước.

Tuần trước, các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc đã gặp nhau để cố gắng giải quyết căng thẳng, nhưng không đi đến được đồng thuận. Và cấm vận về mặt công nghệ Nhật Bản áp dụng đối với các đối tác Hàn Quốc vẫn được thực thi, gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng của nhiều sản phẩm điện tử. Hãy lấy ví dụ Samsung Electronics. Công ty Hàn Quốc này là nhà sản xuất chip DRAM lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị phần của thị trường có giá trị 100 tỷ USD, và họ cũng là nhà sản xuất chip NAND flash lớn nhất thế giới với 35% thị phần. Tập đoàn lớn thứ nhì, SK Hynix, cũng lại là của Hàn Quốc với khoảng 31% thị phần. Samsung và nhiều nhà sản xuất Hàn Quốc khác cũng đang dẫn đầu nhiều thị trường công nghệ khác, ví dụ như bán dẫn hay màn hình LCD.

Đang tải Tinhte_Samsung2.jpg…

Để làm được điều này, các tập đoàn Hàn Quốc cần tới sự trợ giúp của chuỗi cung ứng từ Nhật Bản rất nhiều. Phía Nhật sản xuất được những hợp chất quang học và nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn, thậm chí là chế tạo cả thiết bị lẫn linh kiện để phía Hàn Quốc sản xuất. Vì lý do đó, cấm vận thương mại mà Nhật Bản áp dụng đối với Hàn Quốc đang khiến cả Samsung lẫn SK Hynix bị đe dọa. Nó là hồi chuông cảnh tỉnh cho tổng thống Moon Jae In, rằng nền kinh tế đất nước ông phụ thuộc vào những nước láng giềng tới mức nào, và kêu gọi ông phải đi đến đồng thuận với người đồng cấp tại Nhật Bản, ông Shinzo Abe.

Đang tải Tinhte_Samsung4.jpg…

Đương nhiên giữa một cuộc chiến tranh thương mại, luôn luôn tồn tại những tác động tích cực mà không nhiều người nghĩ tới. Đầu tiên, giá DRAM đã tụt xuống mức kỷ lục, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Samsung Electronics, khiến họ có báo cáo tài chính tồi tệ nhất trong 4 năm trở lại đây. Giá cổ phiếu của Samsung từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 1/2019 đã giảm một phần ba. Nhờ có việc Nhật Bản cấm vận, nguồn cung DRAM bỗng nhiên giảm mạnh, và giá bắt đầu leo trở lại. Những người được lợi từ hiệu ứng này, không ai khác, chính là Samsung. Nhờ có Nhật Bản mà chỉ trong vài tuần, cổ phiếu của Samsung đã gần quay trở lại mức giá của tầm này năm ngoái.

Nói một cách khác, đòn đánh thương mại của Nhật Bản giống như một liều thuốc kích thích kinh tế cho chính Hàn Quốc.

Đang tải Tinhte_Samsung6.jpg…

Những tác động và hệ quả ngắn hạn này, xin được nhắc lại, chỉ là ngắn hạn mà thôi. Theo Nikkei Asian Review, "bất kỳ sự thay đổi nào trong chuỗi cung ứng chất quang học EUV, một sản phẩm dùng để lót bên ngoài, sử dụng trong quá trình in thạch bản để tạo ra chip xử lý bán dẫn, đều có thể khiến cho kế hoạch ra mắt chip xử lý 7nm của Samsung bị đình đốn." Dĩ nhiên Samsung đã trữ trước một lượng sản phẩm mà họ cần, nhưng rồi nếu Nhật Bản và Hàn Quốc không tìm được tiếng nói chung, Samsung sẽ phải chịu ảnh hưởng vì chuỗi cung ứng không hoạt động như họ mong muốn.

Từ đó, doanh số chip nhớ, panel màn hình và chip xử lý thế hệ mới của Samsung sẽ giảm mạnh. Những linh kiện này giảm doanh số cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất thiết bị, máy tính hay smartphone cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Đang tải Tinhte_Samsung3.jpg…

Vậy vụ việc này đem lại những bài học gì? Đầu tiên, anh em có thể nghĩ rằng những người đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc bị chà đạp thời thế chiến thứ 2 chẳng liên quan gì tới chuỗi cung ứng công nghệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản của năm 2019, nhưng trong mắt các chính trị gia, mọi thứ tưởng chừng không phải nguyên nhân – hệ quả cũng đều có thể được đem ra để trở thành lợi thế trên bàn đàm phán.

Thứ hai, chuỗi cung ứng toàn cầu đang trở nên mong manh dễ vỡ hơn bao giờ hết. Đúng thời điểm Huawei nhận ra rằng họ rơi vào vị thế khó khăn ra sao khi dựa dẫm quá mức vào công nghệ của Mỹ trong nhiều năm qua, thì những công ty Hàn Quốc cũng nhận ra điều tương tự khi phụ thuộc vào công nhệ và sản phẩm của Nhật Bản khi phát triển một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với họ.

Đang tải Tinhte_Samsung7.jpeg…

Thứ ba, giữa lúc cuộc đua phát triển thiết bị và công nghệ 5G đang diễn ra rất nóng, những động thái hiện tại của nhiều quốc gia lại đang khiến tốc độ ứng dụng 5G trên thế giới trở nên chậm lại. Phía Mỹ đặt Huawei vào tầm ngắm đúng vì công nghệ 5G của tập đoàn Trung Quốc này, nhưng Samsung trong khi đó cũng đang nghiên cứu phát triển thiết bị cơ sở hạ tầng 5G, và nó cũng đang bị cuộc chiến thương mại giữa Hàn và Nhật đe dọa. Khi công nghệ viễn thông không dây đang dần trở nên vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và giải trí trong những năm qua, việc có được thị phần lớn trên thị trường thiết bị 5G bỗng nhiên trở thành mục tiêu không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang cả tính chính trị đối với nhiều tập đoàn và quốc gia.

Theo TechCrunch
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn