nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Thụy Sỹ đã cho rằng, trồng cây xanh, hành động của con người giúp tái tạo lại lá phổi của trái đất hóa ra vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để chống lại biến đổi khí hậu. Thậm chí những khám phá của các nhà khoa học còn chứng minh được, cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 trong quá trình quang hợp hiệu quả hơn nhiều so với những gì con người tính toán.
Cuộc nghiên cứu được tổ chức tại trường đại học khoa học công nghệ ETH-Zurich nói rằng, trái đất còn đủ diện tích 1 tỷ héc ta đất có thể trồng rừng mà không hề xâm lấn tới đất nông nghiệp hay đất ở của con người. Một khi 1 tỷ héc ta rừng này trưởng thành, chúng sẽ có khả năng hấp thụ 205 tỷ tấn khí CO2, "khoảng 2/3 lượng khí thải nhà kính mà con người đã tạo ra kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp thế kỷ XVIII đến nay".
"Cuộc nghiên cứu của chúng tôi rõ ràng chứng minh được việc tái tạo những cánh rừng là giải pháp tốt nhất để chống lại biến đổi khí hậu, và những bằng chứng tìm được khiến việc đầu tư trồng rừng trở nên vô cùng hợp lý," Tom Crowther, đồng tác giả cuộc nghiên cứu tuyên bố.
Số liệu này khiến một vài nhà khoa học lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ. Zeke Hausfather, một nhà phân tích của Carbon Brief lên tiếng đặt câu hỏi về con số "2/3 lượng khí nhà kính từ Cách mạng Công nghiệp", và cho rằng các nhà khoa học thực hiện công trình nghiên cứu này đã đánh giá thấp lượng khí thải mà con người tạo ra kể từ khi những động cơ hơi nước đốt than được phát minh. Carbon Brief đưa ra một số liệu khác, việc đốt những nhiên liệu hóa thạch nói riêng và con người nói chung đã tạo ra khoảng 625 tỷ tấn CO2 tính đến cuối năm 2018, nghĩa là con số 205 tỷ tấn kể trên là quá quá ít so với những gì con người đã tạo ra từ trước tới nay.
Các nhà nghiên cứu khác thì cho biết, nghiên cứu kể trên chỉ lấy con số ước lượng một héc ta rừng hấp thụ được bao nhiêu carbon rồi nhân lên như làm toán, và hoàn toàn bỏ qua những yếu tố khác liên quan, ví dụ như lượng carbon lưu lại trong những cánh rừng hoàn toàn khác với lượng carbon giảm đi từ khí quyển trái đất.
Thêm vào đó, về cơ bản nghiên cứu kể trên mô tả đơn giản, muốn bớt khí CO2, con người sẽ phải trồng cây ở mọi mảnh đất có thể. Lý thuyết lúc nào đọc cũng hay, nhất là trong thời điểm nhiều quốc gia đang tiến hành chặt hạ nhiều cánh rừng để làm đất ở và đất nông nghiệp. Muốn những cánh rừng mới có được hiệu ứng như mong muốn, đó là hấp thụ hàng trăm tỷ tấn khí nhà kính, sẽ mất nhiều thập kỷ, và đến lúc đó có thể không thể kịp để cứu lấy trái đất nữa.
Bản thân việc biến đổi khí hậu, hệ quả của tình trạng trái đất ấm lên cũng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển của những cánh rừng, cũng như làm giảm diện tích rừng mong muốn của con người. Một nghiên cứu khác của National Academies thực hiện năm ngoái kết luận rằng việc phục hồi rừng, giảm lượng khí nhà kính ở thời điểm hiện tại vẫn không thể đủ để ngăn việc khí hậu toàn trái đất tăng 2 độ C, thứ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ấy là chưa kể cố gắng phục hồi những cánh rừng cũng có thể gây nguy hại tới chuỗi cung cấp lương thực toàn cầu nữa.
Chung quy lại, để đối phó với biến đổi khí hậu, việc trồng rừng là không thể đủ, mà thay vào đó phải cắt giảm mạnh lượng khí carbon thải ra môi trường, sử dụng năng lượng sạch như sức gió, điện mặt trời.
Trồng nhiều cây xanh có phải là giải pháp tuyệt vời nhất để chống trái đất ấm lên?
Theo MIT Technology Review
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
